CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.3. KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.3.1. Sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc Nhà nước
Sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc Nhà nước được thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, phải luôn đảm bảo tính tiết kiệm và có hiệu quả trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung, đầu tƣ XDCB nói riêng.
Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vì nguồn lực của NSNN bao giờ cũng có hạn, đặc biệt đối với tình trạng thường xuyên bị thiếu hụt ngân sách như ở nước ta hiện nay, do đó không thể chi tiêu một cách lãng phí.
Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, chống các hiện tƣợng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đầu tƣ XDCB thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo, các ngành của toàn xã hội,...
+ Do hạn chế của cơ chế quản lý chi đầu tƣ XDCB.
Cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán đầu tư XDCB tuy thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ chung nhất, mang tính nguyên tắc, không bao quát hết các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện chi đầu tƣ XDCB.
28
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, công tác chi đầu tƣ XDCB cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, làm cơ chế quản lý chi đầu tƣ XDCB nhiều khi không theo kịp với các biến động và phát triển của hoạt động chi đầu tƣ XDCB, cụ thể: hệ thống tiêu chuẩn định mức thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để thẩm định; đặc biệt là trong lĩnh vực chi đầu tƣ XDCB, một lĩnh vực phức tạp, tạo ra những kẽ hở của cơ chế quản lý; từ đó, không ít đơn vị và cá nhân đã lợi dụng, khai thác để tham ô, trục lợi, gây lãng phí tài sản và công quỹ của Nhà nước. Từ thực tế đó, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát chi nâng cao việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tƣợng tiêu cực, thất thoát, lãng phí; phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách hiện hành, tạo cơ chế quản lý và KSC đầu tƣ XDCB ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn.
+ Do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí đầu tƣ XDCB.
Vấn đề đặt ra là hiện nay cần có một cơ quan chức năng có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý và uy tín cao để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn các đơn vị chấp hành đúng các quy định, tránh sai sót dẫn đến lãng phí, thất thoát kinh phí đầu tƣ XDCB, bởi vì có một thực tế khá phổ biến là các đơn vị sử dụng kinh phí được NSNN cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí đƣợc cấp mà không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã được duyệt. Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán khống, sai chế độ quy định, không có trong dự toán chi NSNN đã đƣợc phê duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, thiếu các hồ sơ, chứng từ pháp lý có liên quan,...
+ Do tính đặc thù của các khoản chi đầu tƣ XDCB các khoản chi của NSNN đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp.
29
Tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi đầu tƣ XDCB là một ƣu thế vô cùng to lớn đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Trách nhiệm của họ là phải chứng minh đƣợc việc sử dụng của các khoản kinh phí bằng các kết quả công việc cụ thể đã được Nhà nước giao. Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trường hợp là thiếu chính xác và gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, cần có một cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đầu tư XDCB, bảo đảm tương xứng khoản tiền Nhà nước đã chi ra với kết quả công việc mà các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện.
Theo Luật định, KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý ngân sách. Luật NSNN đã quy định mọi khoản chi của NSNN chỉ đƣợc thực hiện khi có đủ điều kiện quy định, đồng thời theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức đƣợc NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán và sử dụng kinh phí.
+ KBNN là “trạm canh gác và kiểm soát cuối cùng” được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.
KBNN không chỉ có nhiệm vụ xuất nhập công quỹ mà còn có trách nhiệm quản lý quỹ NSNN. Với nhiệm vụ này, KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thanh toán. Đồng thời kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mục đích, chế độ của Nhà nước. Công việc kiểm tra đó được thực hiện thông qua việc xem xét hồ sơ, tài liệu chi. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy việc sử dụng kinh phí đƣợc NSNN cấp không đúng mục đích, không đúng chế độ, chính sách của Nhà nước, KBNN có quyền từ chối cấp phát thanh toán.
Nhƣ vậy, trong quá trình quản lý và điều hành NSNN, KBNN không thụ động thực hiện theo các lệnh của cơ quan tài chính, hoặc đơn vị sử dụng
30
ngân sách một cách đơn thuần. KBNN hoạt động có tính chất độc lập tương đối, theo cơ chế tác động trở lại đối với các cơ quan, đơn vị này. Thông qua đó, KBNN có thể đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình sử dụng công quỹ Nhà nước, đặc biệt trong chi đầu tư XDCB... Chính vì vậy, việc này không những hạn chế đƣợc tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực, mà còn đảm bảo việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiết kiệm, hiệu quả.