CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI
2.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI
2.4.2. Hạn chế, nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ đã nêu ở trên thì công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, khó khăn cần được khắc phục, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác kiểm soát chi trong thời gian đến, giảm lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước, cụ thể:
- Năng lực, trách nhiệm của CBCC làm công tác kiểm soát chi chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu công việc trong tình hình mới; cụ thể: tại thời điểm
91
nhƣ hiện nay việc áp dụng hệ thống ISO vẫn còn khá mới, nhận thức của đội ngũ CBCC KBNN Quảng Ngãi còn chƣa đầy đủ, tuy đội ngũ CBCC làm công tác kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi luôn đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng; Song, lƣợng công chức trực tiếp thực hiện nghiệp vụ trong công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB vẫn chƣa đƣợc bố trí phù hợp; bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng giải quyết công việc vẫn không đồng đều, thiếu tính chuyên nghiệp, lớp công chức cũ có nhiều kinh nghiệm nhƣng kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, việc tiếp cận, áp dụng các quy định, quy trình kiểm soát chi mới vào nhiệm vụ chi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hầu nhƣ gặp rất nhiều khó khăn; việc điều động CBCC trong công việc, công tác điều hành luôn diễn ra thường xuyên, liên tục, một mặt sẽ tạo kỹ năng nghề nghiệp cho CBCC KBNN Quảng Ngãi là “làm một việc, biết nhiều việc”, nhƣng đồng thời sẽ tạo sự vướng mắc trong quá trình tiếp cận và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; đội ngũ công chức làm công tác kiểm soát chi ở một số Kho bạc Nhà nước cấp huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ kiểm soát chi khi vốn đầu tư phân cấp về Kho bạc Nhà nước cấp huyện ngày một tăng;
lƣợng khách hàng đến giao dịch cùng với lƣợng chứng từ hàng ngày ngày một nhiều đã tạo ra nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,… nên sai sót trong quá trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB là rất dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, một số công chức làm công tác kiểm soát chi thiếu tận tình, chu đáo, kỹ năng giao tiếp trong việc hướng dẫn các quy trình thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, đôi khi tỏ ra quan liêu để khách hàng phải đi lại nhiều lần với cùng một bộ chứng từ; trong quá trình xử lý công việc khi có phát sinh các khó khăn, vướng mắc lại chậm báo cáo cho lãnh đạo đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời; có nơi, một bộ phận công
92
chức còn thiếu tính chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu các quy định mới về đầu tƣ xây dựng cơ bản,…
- Năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tƣ, QLDA còn hạn chế, thậm chí có nhiều dự án, chủ đầu tƣ còn thiếu tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực dẫn đến việc chấp hành các quy trình, thủ tục về chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, thủ tục thanh toán chƣa đúng quy định pháp luật,… làm cho số lƣợng hồ sơ bị từ chối thanh toán trong chi đầu tƣ xây dựng cơ bản còn khá cao.
- KBNN Quảng Ngãi đã áp dụng tốt các quy trình, thủ tục kiểm soát chi, đảm bảo các nguyên tắc kiểm soát chi trong hoạt động kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN nhằm rút ngắn thời gian thủ tục hành chính; song, trong thời gian qua, tình trạng số lƣợng hồ sơ giải quyết không đúng quy định vẫn còn tồn đọng nhiều, có lúc tăng đáng kể, làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các dự án đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Việc phân cấp kiểm soát dự án theo nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách tuy vẫn thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất theo đơn vị hành chính, địa bàn hoạt động; song, việc phân cấp này chƣa phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy tại KBNN cấp huyện (giá trị vốn thực hiện dự án đầu tƣ XDCB ở cấp huyện, cấp xã nhỏ; tuy nhiên, số lƣợng dự án cấp huyện, xã lại rất lớn; trong khi đó, số lƣợng CBCC làm công tác KSC chƣa đáp ứng đủ về số lƣợng, chất lƣợng, hồ sơ KSC giống nhƣ dự án đầu tƣ XDCB cấp tỉnh,...)
- Việc thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trong Kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản: Tại KBNN Quảng Ngãi đã áp dụng nguyên tắc “một cửa” nhƣng vẫn chƣa đúng với bản chất thật sự của nguyên tắc này, bởi theo nguyên tắc này thì phải đảm bảo khách hàng chỉ liên hệ với một bộ phận chuyên trách từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả cuối cùng nhƣng không phải là đối tƣợng CBCC thực hiện trực tiếp nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Quảng Ngãi. Việc áp dụng cơ chế này trong
93
công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi đang tồn tại nhưng chưa tách bạch giữa người giao dịch và người xử lý công việc, khách hàng đến chỉ liên hệ với cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, chƣa công khai, minh bạch và phát huy dân chủ, giám sát của người dân, khách hàng với hoạt động của KBNN.
- Việc bố trí cán bộ KSC đầu tƣ XDCB vẫn chƣa hợp lý; chƣa thống nhất, rõ ràng trong xử lý công việc cụ thể, năng lực chuyên môn của CBCC kiểm soát thanh toán không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, từ đó hiệu quả của công tác kiểm soát thanh toán sẽ không đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra.
- Nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng, giảm thời hạn kiểm soát thanh toán từ 07 ngày làm việc xuống còn tối đa 03 ngày làm việc đã và đang đƣợc áp dụng đối với KSC đầu tƣ XDCB tại KBNN Quảng Ngãi nhƣng vẫn chƣa có các quy định rõ ràng đối với từng bộ hồ sơ đƣợc thanh toán cho từng hình thức xử lý thanh toán của bộ hồ sơ đó, nhằm tạo sự thống nhất cao đối với KBNN và CĐT.
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
- Những khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án đầu tƣ, xác định trách nhiệm của chủ đầu tƣ và quá trình thanh toán vốn đầu tƣ tại KBNN cấp tỉnh; quy định về phân cấp KSC còn bất cập, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, một phần lớn nguyên nhân là do các quy định về quản lý vốn đầu tƣ XDCB hiện nay vẫn còn sự chồng chéo, nhiều quy định còn chung chung, chƣa cụ thể, rõ ràng và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (Luật Đầu tƣ công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách Nhà nước,…) cùng với các hướng dẫn của nhiều Bộ, Ngành Trung ƣơng.
94
- Một trong các nguyên nhân làm tăng chi phí vốn đầu tƣ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ thấp, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn NSNN đó là việc có một số dự án đầu tư XDCB chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, không phù hợp với quy hoạch ban đầu; thậm chí, có những dự án đầu tƣ sau khi có quyết định đầu tƣ lại bị đình, hoãn, giãn, chậm, thậm chí kéo dài tiến độ thi công do tác động, ảnh hưởng của khâu lập, thẩm định, phê duyệt hay công tác giải phóng mặt bằng không kịp thời, không đúng quy định,…
- Việc bố trí kế hoạch vốn cho các dự án trong năm diễn ra rất chậm, nợ đọng kéo dài; việc phân bổ nguồn vốn NSNN cho các dự án đầu tƣ vẫn còn phân tán, dàn trải, tình trạng vốn chờ dự án vẫn còn nhiều, trong khi nhiều dự án có khối lƣợng thực hiện hoặc đã triển khai thi công nhƣng lại không đƣợc bố trí đủ vốn để thanh toán, thậm chí còn chƣa trả nợ vốn cho xong công trình này thì đã bố trí vốn cho công trình khác, thanh ra công trình nào cũng kéo dài tiến độ thực hiện qua nhiều năm ngân sách, gây khó khăn tại KBNN khi không tất toán được công trình và lưu trữ hồ sơ tràn lan, dễ thất lạc; thời gian thanh toán lại thường được dồn vào cuối năm nên càng gây khó khăn cho Kho bạc trong việc kiểm soát thanh toán.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Từ phía KBNN Quảng Ngãi:
+ Việc áp dụng cơ chế một cửa chƣa tuân thủ đúng quy trình, chƣa chú trọng đến công tác công khai, phổ biến quy trình KSC; quy định về CKC còn mới nên việc thực hiện quy trình này còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới thời gian kiểm soát chi.
+ Đội ngũ công chức làm công tác KSC không đồng đều về trình độ chuyên môn, năng lực công tác trong nội bộ Phòng KSC và giữa phòng KSC với KBNN các huyện, KBNN tỉnh; một số công chức làm công tác KSC còn thiếu kiến thức, kỹ năng về tin học, hệ thống thông tin, thiếu tính chủ động
95
cập nhật các quy định về quy trình KSC (các quy định về quy trình KSC đầu tƣ XDCB từ NSNN, nội dung KSC nằm ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau); công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ công chức làm công tác KSC vẫn chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức KSC chƣa cao.
+ Công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ KSC đầu tƣ XDCB đối với KBNN các huyện, tỉnh chƣa đƣợc kịp thời, sâu sát; công tác phối hợp giữa KBNN Quảng Ngãi với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trong việc tham mưu thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, cơ chế KSC các dự án vẫn còn hạn chế.
- Từ phía chủ đầu tư, BQLDA:
+ Trình độ năng lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện của một số CĐT, BQLDA còn yếu, kém dẫn đến việc gây ra các sai phạm, không thực hiện hoặc chậm, kéo dài tiến độ của một số dự án đầu tƣ; có dự án tăng vốn so với ban đầu khi được phê duyệt nên gây thất thoát về VĐT của Nhà nước (hiện nay, chƣa có quy định cụ thể nào về trách nhiệm đối với các CĐT, BQLDA khi thiếu năng lực, trách nhiệm để xảy ra sai phạm, gây thất thoát NSNN).
+ Tính chủ động phối hợp của chủ đầu tƣ, BQLDA đối với KBNN cấp tỉnh vẫn còn rất hạn chế, chƣa hiệu quả; còn sự chủ quan trong việc thanh toán cho nhà thầu vƣợt so với quyết toán dự án đƣợc phê duyệt và thu hồi vốn ngân sách; thực hiện các thủ tục, hồ sơ về dự án, thanh toán vốn nhiều khi chưa đảm bảo đúng quy định pháp luật, thiếu tính khoa học,… làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát hồ sơ bị chậm, kém hiệu quả.
96
CHƯƠNG 3