CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI
3.1.1. Mục tiêu
Theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 thì mục tiêu tổng quát phát triển KBNN là xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử; cụ thể:
+ Gắn kết quản lý quỹ với quy trình quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán ngân sách nhà nước.
+ Đổi mới công tác quản lý KSC đầu tƣ xây dựng cơ bản qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi đầu tƣ XDCB qua KBNN phù hợp thông lệ quốc tế để vận hành Hệ
97
thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi đầu tư XDCB từ NSNN; tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình KSC điện tử thông qua chương trình Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước.
+ Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ KBNN nhằm quản lý ngân quỹ KBNN an toàn và hiệu quả; thực hiện mô hình thanh toán tập trung theo hướng KBNN mở tài khoản thanh toán tập trung.
+ Thực hiện mô hình Kho bạc chuyên quản lý ngân quỹ, quản lý nợ Chính phủ với chức năng cơ bản là xây dựng các kế hoạch huy động vốn ngắn hạn và trung hạn, tổ chức huy động vốn trên thị trường.
+ Về công tác kế toán Nhà nước: Xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công bảo đảm tính công khai, minh bạch.
+ Về hệ thống thanh toán: Hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng ứng dụng CNTT hiện đại theo hướng tự động hóa trong quản lý KSC vốn đầu tư; tham gia hệ thống thanh toán điện tử song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử với các ngân hàng.
+ Về kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình, phù hợp với sự phát triển của CNTT và hiện đại hóa hoạt động KBNN.
+ Về công nghệ thông tin: Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa CNTT của KBNN; đảm bảo quản lý chặt chẽ, khoa học, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, phục vụ tốt cho chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo trong lĩnh vực đầu tƣ và xây dựng.
Nhờ ứng dụng CNTT mà mô hình tổ chức đƣợc cải tiến gọn nhẹ hơn, bộ máy nhân sự đƣợc tinh giản, dễ dàng thực hiện chuyên môn hóa, phân
98
công, phân nhiệm rõ ràng trong cơ quan, và cũng nhờ ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thanh toán vốn đầu tƣ nhƣ: quản lý hồ sơ, phần mềm ứng dụng về quản lý dữ liệu của từng công trình, dự án, tình hình thanh toán, tổng hợp thông tin, báo cáo, thanh toán điện tử,... mà chất lƣợng công tác KSC vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ngày càng đƣợc nâng cao.
+ Về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: Kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp.
+ Về hợp tác quốc tế: Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động KBNN nhƣ chuẩn mực kế toán công, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trong điều kiện liên kết các nền tài chính trong khu vực.
3.1.2. Định hướng tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN tại KBNN Quảng Ngãi
+ Xây dựng thể chế, chính sách, các văn bản chế độ quy định về quy trình quản lý, kiểm soát thanh toán VĐT XDCB phải tiếp tục đƣợc nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tính nhất quán, phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành Tabmis nhƣ: kiểm soát CKC, thanh toán theo lô,...
+ Cải cách công tác KSC đầu tư XDCB theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát,... thực hiện kiểm soát chi đầu tƣ XDCB một cửa và xây dựng chuẩn ISO 9001-2000 để áp dụng trong hoạt động này.
+ Cán bộ làm công tác KSC phải đƣợc tiêu chuẩn hóa, có trình độ chuyên môn giỏi, có kiến thức quản lý kinh tế, nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB và là người có tính liêm khiết, trung thực, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự.
99
+ Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu KSC trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin, đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý nhanh chóng, chính xác, mang tính thời đại, không bị lạc hậu.
+ Đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tƣợng, đúng nội dung của dự án đã đƣợc phê duyệt, góp phần chống lãng phí, thất thoát trong công tác quản lý, chi đầu tƣ XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ.