Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm

Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế xã hội, trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị trí chủ đạo. Quá trình thực hiện các hoạt động quốc tế giúp hình thành và phát triển hoạt động TTQT, trong đó ngân hàng đóng vai trò là cầu nối trung gian của các bên.

GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013) đề cập đến khái niệm:“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”.

b. Đặc điểm

Thanh toán gắn liền với đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán

Hoạt động TTQT liên quan mật thiết đến năm yếu tố đó là đồng tiền, phương tiện, phương thức, địa điểm và thời gian thanh toán.

Đồng tiền: Trong giao dịch TTQT, các bên tham gia thông thường ở các nước khác nhau. Vì vậy, hoạt động TTQT liên quan đến hai loại đồng tiền khác nhau của các chủ thể kinh tế. Các bên tham gia TTQT phải thống nhất lựa chọn một đồng tiền đảm bảo giá trị các giao dịch ngoại thương. Thông thường đồng tiền nói chung trong TTQT được phân biệt thành hai loại đồng

tiền là đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. Đồng tiền được lựa chọn làm đồng tiền tính toán thường là đồng tiền ổn định hạy còn gọi là đồng tiền mạnh. Và đồng tiền thanh toán là đồng tiền mà hai bên chấp nhận sử dụng để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình. Trong các quan hệ kinh tế, đồng tiền thanh toán được lựa chọn phải phổ biến và phù hợp với tập quán TTQT.

Phương tiện: Các phương tiện được sử dụng trong TTQT là hối phiếu, séc, tiền mặt,… Nhưng phổ biến nhất vẫn là hối phiếu, được xem là mệnh lệnh trả tiền vô điền kiện do một người đòi tiền người khác yêu cầu người này trả ngay hoặc trả vào một ngày cụ thể trong tương lai để trả một số tiền nhất định cho người được chỉ định trên tờ hối phiếu hoặc theo lệnh của người này hoặc cho người cầm hối phiếu.

Phương thức: Ngày nay, trong hoạt động thương mại quốc tế các bên tham gia có thể lựa chọn một trong các phương thức thanh toán như: phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu hay phương thức tín dụng chứng từ để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Đối với mỗi phương thức thanh toán sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau cho từng quyền lợi giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, việc lựa chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp là tùy vào quan hệ của các bên tham gia và phải được ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương giữa hai bên.

Địa điểm thanh toán: Việc lựa chọn địa điểm thanh toán là tùy thuộc vào yêu cầu công việc và mối quan hệ giữa các bên tham gia. Nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu có thể thỏa thuận để đưa ra một địa điểm thanh toán bất kỳ, tuy nhiên thông thường địa điểm thường được chọn là nước xuất khẩu vì như thế dễ dàng tạo thuận lợi cho bên xuất khẩu trong việc thu hồi vốn cũng như trang trải các chi phí xuất khẩu,…

Thời gian thanh toán: Nhà xuất nhập khẩu có thể lựa chọn thanh toán trả trước, trả ngay, trả sau hoặc hỗn hợp sao cho phù hợp với hoạt động

mua bán giữa hai bên. Đối với điều khoản về thời gian thanh toán thường phải gắn với một mốc thời gian cụ thể như ngày ký phát hoặc chấp nhận hối phiếu, ngày ký hậu vận đơn hay cũng có thể là một mốc thời gian bất kỳ mà các bên tham gia trong hợp đồng ngoại thương thống nhất chọn làm cơ sở để tiến hành thanh toán.

Thanh toán quốc tế phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại, đầu tư, tài chính nước ngoài

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán được coi là một trong những khâu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa ra khỏi biên giới. Trong thực tế, nếu hoạt động TTQT được thực hiện tốt thì hàng hóa cũng như dịch vụ trao đổi giữa các bên tham gia mới được đảm bảo, nhờ đó góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Chính vì vậy, TTQT đã trở thành một nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia trong tình hình phát triển thương mại quốc tế như ngày nay. Ngoài ra, TTQT còn hỗ trợ cho các hoạt động thanh toán chuyển tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam hay ngược lại các khoản đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam ra thị trường tài chính thế giới.

Thanh toán quốc tế gặp nhiều rủi ro hơn so với thanh toán trong nước Không giống như hoạt động thanh toán trong nước, TTQT thường đối mặt với nhiều rủi ro mà nguyên nhân là do sự bất ổn chính trị của một quốc gia, sự biến động của tiền tệ, do sự khác biệt về luật pháp, vị trí địa lý của các bên tham gia cách nhau dẫn đến hạn chế trong việc tìm hiểu đối tác kinh doanh, đánh giá khả năng thanh toán cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của bên đối tác,… Bên cạnh đó, các chủ thể tham gia trong hoạt động mua bán xuất nhập khẩu còn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Do vậy, các nhà kinh doanh xuất

nhập khẩu và ngân hàng bị động trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết và có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)