CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018
a. Tình hình huy động vốn
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều hoạt động và phát triển dựa vào nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế. Theo số liệu thu thập được từ Báo cáo kết quả cuối năm trong giai đoạn 2014-2018, có thể thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 05 năm liên tục tăng. Mở đầu cho giai đoạn 05 năm từ 2014-2018, tổng nguồn vốn huy động đạt 8,185 tỷ đồng, năm 2015 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 17.16% (đạt 9.590 tỷ đồng), liên tục các năm tiếp theo, tổng nguồn vốn huy động đạt ở mức 12,797 tỷ đồng (năm 2016), 17,265 tỷ đồng (năm 2017) và đạt mức 20,099 tỷ đồng (năm 2018).
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh, tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng mạnh trong 5 năm. Trong 5 năm vừa qua, chi nhánh đã có những nỗ lực trong đa dạng hóa các loại tiền gửi với các mức lãi suất thích hợp, phù hợp nhu cầu gửi tiền của người dân, đưa ra các chính sách ưu đãi đối với những khách hàng có lượng tiền gửi lớn và thường xuyên, cùng với đó là việc nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh nguồn tiền gửi dân cư, tiền gửi từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Từ năm 2014, chi nhánh đã có những bước đổi mới trong chính sách tiếp thị và tạo các mối quan hệ kinh doanh với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, nhờ vậy tỷ trọng tiền gửi tổ chức kinh tế cũng tăng đều qua các năm.
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Agribank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu
Năm
Tổng nguồn
vốn huy dộng Tiền gửi dân cư Tiền gửi tổ chức kinh tế
Năm 2014 8,185 6,139 2,046
Năm 2015 9,590 7,233 2,357
Năm 2016 12,797 11,387 1,410
Năm 2017 17,265 15,021 2,244
Năm 2018 20,099 17,020 2,442
Tăng trưởng 2015/2014
Số tiền 1,405 1,094 311
TT (%) 17.16 17.82 15.20
Tăng trưởng 2016/2015
Số tiền 3,207 4,154 -947
TT (%) 33.44 57.43 -40.17
-40.18 Tăng trưởng
2017/2016
Số tiền 4,468 3,634 834
TT (%) 34.91 31.91 59.14
Tăng trưởng 2018/2017
Số tiền 2,834 1,999 198
TT (%) 16.41 13.31 8.8
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh Đà Nẵng) Nhìn chung, công tác huy động vốn của chi nhánh được thực hiện khá tốt trong giai đoạn từ năm 2014-2018. Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế liên tục tăng qua các năm, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức hai con số, điều này cho thấy sự tín nhiệm của cá nhân và tổ chức đối với chi nhánh ngày càng lớn, nhờ đó có thể giúp chi nhánh chủ động trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm, tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng.
b. Tình hình hoạt động cho vay
Cho vay được coi là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay sẽ bù đắp các khoản chi phí của chi nhánh. Thực tế cho thấy cho vay là hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, tuy nhiên hoạt động này lại chứa rất nhiều rủi ro tiềm ẩn và cần được kiểm tra kiểm soát thường xuyên.
Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Agribank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu
Năm Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu
Năm 2014 5,345 136 2.55%
Năm 2015 5,827 61 1.05%
Năm 2016 8,213 68 0.83%
Năm 2017 10,908 50 0.46%
Năm 2018 15,698 54 0.35%
Tăng trưởng 2015/2014
Số tiền 482 -75 -1.50%
TT (%) 9.02 55.15 58.82
Tăng trưởng 2016/2015
Số tiền 2,386 7 -0.22%
TT (%) 40.95 11.48 -20.95
Tăng trưởng 2017/2016
Số tiền 2,695 -18 -0.37%
TT (%) 32.81 -26.47 -55.42
Tăng trưởng 2018/2017
Số tiền 4,790 4 -0.11%
TT (%) 43.91 8 -23.91
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh Đà Nẵng) Trải qua giai đoạn 5 năm từ 2014 – 2018, có thể thấy dư nợ tăng đều qua 5 năm từ 5,345 tỷ đồng (năm 2014) đến 15,698 tỷ đồng (năm 2018), trong khi đó, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu được giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 ở mức khá cao 2.55%, sau đó giảm dần qua các năm và đến năm 2018,
tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đạt con số khá thấp 0.35%. Điều này cho thấy chi nhánh Đà Nẵng đã thực hiện các chính sách đúng đắn trong việc tăng trưởng dư nợ nhưng vẫn thực hiện tốt công tác đánh giá và kiểm tra kiểm soát chất lượng tín dụng, giúp tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh trong 5 năm qua.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Giai đoạn 2014-2018 được xem là những năm hoạt động kinh doanh khá tốt của chi nhánh với các chỉ tiêu thu nhập và lợi nhuận tăng mạnh qua 5 năm.
Từ năm 2014 tới năm 2018, thu nhập đạt ở mức 1,035,240 triệu đồng lên đến 2,407,552 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã có những chính sách phát triển
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Năm 2014 1,035,240 936,640 98,600
Năm 2015 1,040,250 931,790 108,460
Năm 2016 1,364,082 1,108,198 255,884
Năm 2017 1,713,371 1,338,050 390,123
Năm 2018 2,407,552 1,819,068 588,484
Tăng trưởng 2015/2014
Số tiền 5,010 -4,850 9,860
TT (%) 0.48 -0.52 10.00
Tăng trưởng 2016/2015
Số tiền 323,832 176,408 147,424
TT (%) 31.13 18.93 135.92
Tăng trưởng 2017/2016
Số tiền 349,289 229,852 134,239
TT (%) 25.60 20.74 52.46
Tăng trưởng 2018/2017
Số tiền 694,181 481,018 588,484
TT (%) 40.52 35.95 50.85
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh Đà Nẵng)
mới, đồng thời các nước đã liên tục cải thiện và áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả. Nhờ vậy nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có những bước phát triển mới, góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại cũng như hoạt động ngân hàng trong nước phát triển. Đặc biệt trong năm 2018, lợi nhuận tăng trưởng ở mức cao nhất trong giai đoạn 5 năm ở mức 588,484 triệu đồng. Nguyên nhân là do tổng dư nợ tăng cao, đồng thời nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giảm một cách rõ rệt. Ngoài ra, mức lãi suất huy động vốn giảm so với các năm trước đã góp phần quan trọng trong việc tăng tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh đã có những nỗ lực trong việc đưa ra các chính sách sản phẩm dịch vụ mới thu hút khách hàng, gia tăng lượng khách hàng mới cũng như đem lại một nguồn thu dịch vụ lớn cho chi nhánh.