CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam
a. Doanh số thanh toán quốc tế
Là chỉ tiêu để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh từ dịch vụ TTQT, qua đó thể hiện được sự ảnh hưởng của hoạt động TTQT đến toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua sự gia tăng hay sụt giảm của doanh số TTQT.
Chỉ tiêu này được đánh giá như sau:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑇𝑇𝑄𝑇 𝑛ă𝑚 𝑛à𝑦 − 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑇𝑇𝑄𝑇 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑇𝑇𝑄𝑇 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐
b. Thị phần thanh toán quốc tế
Là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động hiện tại của ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn. Theo đó, tại một thời kỳ nhất định, tỷ lệ phần trăm giữa số lượng khách hàng của đơn vị trên tổng số lượng khách hàng của các ngân hàng có cung cấp dịch vụ TTQT trên cùng địa bàn sẽ thể hiện được lợi thế cạnh tranh đang thuộc về đơn vị hay đối thủ cạnh tranh.
Chỉ tiêu này được đánh giá như sau:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑇𝑇𝑄𝑇 𝑐ủ𝑎 đơ𝑛 𝑣ị
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑇𝑇𝑄𝑇 𝑐ủ𝑎 𝑐á𝑐 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐ấ𝑝 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ 𝑇𝑇𝑄𝑇 𝑡𝑟ê𝑛 đị𝑎 𝑏à𝑛 c. Cơ cấu dịch vụ thanh toán quốc tế
Là chỉ tiêu thể hiện phương thức TTQT được khách hàng tin dùng, đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất trong tổng số các phương thức thanh toán mà ngân hàng hiện đang cung cấp.
Chỉ tiêu này được đánh giá như sau:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑇𝑇𝑄𝑇 𝑐ủ𝑎 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑝ℎươ𝑛𝑔 𝑡ℎứ𝑐 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑇𝑇𝑄𝑇
d. Phí thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế
Về bản chất, phí dịch vụ thanh toán chính là giá của sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung ứng. Thu phí dịch vụ nào, ở mức bao nhiêu là quyền tự quyết của các ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và phải niêm yết công khai, minh bạch. Biểu phí của ngân hàng mình trên website, quầy giao dịch... Phí thu từ dịch vụ TTQT qua các năm sẽ góp phần phản ánh việc ngân hàng có đạt được mục tiêu gia tăng thu nhập đã được đề ra trong chiến lược phát triển ban đầu hay không.
e. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro tốt trong TTQT được đánh giá thông qua số lượng giao dịch thành công, không bị bất kỳ một sự trở ngại hay chậm trể nào trong các khâu nghiệp vụ của quá trình thanh toán như kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán chậm so với hợp động, mắc lỗi bộ chứng từ hay uy tín bị giảm sút.
Đối với hoạt động TTQT, hầu như các rủi ro đều thuộc vào loại rủi ro tác nghiệp từ khâu quy trình thanh toán, kiểm tra chứng từ cho đến các nghiệp vụ tác nghiệp có liên quan.
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam
a. Nhân tố bên ngoài ngân hàng
Sự phát triển của hoạt động ngoại thương
Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của các NHTM. Hoạt động ngoại thương phát triển hỗ trợ các các hoạt động kinh doanh XNK giúp gia tăng nhu cầu về thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ giữa các
quốc gia Chính vì vậy, trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, sự phát triển của hoạt động ngoại thương sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước sẽ góp phẩn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của mỗi ngân hàng.
Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi nước đề ra nhằm mục đích điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế. Một số chính sách có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của NHTM như:
chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách tỷ giá, chính sách thuế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu,…
Chính sách kinh tế đối ngoại: Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm hoạt động ngoại thương, đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế và nhiều hoạt động kinh tế khác, trong đó ngoại thương là hoạt động trọng tâm. Chính sách kinh tế đối ngoại có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương. Chính vì vậy, chính sách kinh tế đối ngoại là cơ sở, là nền tảng có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh TTQT.
Chính sách ngoại hối: là những quy định pháp lý, thể lệ của ngân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc đá quý và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ trong quan hệ thanh toán, tín dụng với bước ngoài.
Chính sách ngoại hối của nhà nước có tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh TTQT của mỗi ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM được tham gia hoạt động TTQT phải tuân thủ nghiêm các chính sách ngoại hối do NHNN ban hành
Chính sách thuế và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu: Chính sách này có tác dụng khuyến khích hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp. Việc gia tăng hay giảm mức thuế cùng với chính sách nới lỏng
hay thắt chặt quản lý hàng hóa XNK khẩu sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Do vậy, một chính sách thuế và quản lý hàng hóa XNK hợp lý sẽ có góp phần mở rộng hay thu hẹp hoạt động xuất nhập khẩu của một nước và đây cũng là tiền đề để các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT.
Môi trường pháp lý
Để hoạt động trong môi trường kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi các ngân hàng cần phải nắm rõ, nâng cao kiến thức về thông lệ quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Các văn bản pháp luật liên quan đến TTQT được ban hành nhằm hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động được thực hiện thống nhất và diễn ra thuận lợi giữa các chủ thể giữa các quốc gia. Ngoài ra, hoạt động TTQT có tính chất phức tạp hơn so với thanh toán trong nước, nó không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong nước mà còn chịu tác động và đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác có liên quan. Do vậy, các văn bản pháp luật được ban hành phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ gây tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM cũng như các chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm được thiết lập bởi quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối và sự biến động liên tục của tỷ giá sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của các NHTM. Tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ tăng hoặc giảm sẽ giúp đẩy mạnh hoặc hạn chế xuất nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của các NHTM.
b. Nhân tố bên trong ngân hàng
Chiến lược kinh doanh của NHTM
Trong TTQT luôn có vai trò tham gia cung ứng dịch vụ của các NHTM bằng các phương thức TTQT khác nhau. Mỗi NHTM đều có cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh TTQT riêng, phụ thuộc vào từng chiến lược kinh
doanh của mỗi ngân hàng nhằm đạt được ưu thế và hiệu quả về các dịch vụ mà họ cung cấp, sử dụng một cách tốt nhất nguồn vốn trong kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh doanh TTQT được thực hiện tốt tại mỗi ngân hàng.
Việc tổ chức điều hành thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Mỗi ngân hàng đều chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến chiến lược phát triển các hoạt động kinh doanh TTQT của mình. Để các hoạt động kinh doanh này được diễn ra thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng cần phải đề ra những quy trình thực hiện nghiệp vụ rõ ràng, cụ thể sao cho có thể tạo được sự hài lòng của khách hàng bởi sự nhanh chóng, thuận tiện mà mỗi nhân viên ngân hàng đem lại.
Mạng lưới thanh toán quốc tế
Việc ngân hàng tổ chức cách thức phân bố các chi nhánh, điểm giao dịch thực hiện các hoạt động kinh doanh TTQT sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút khách hàng. Việc thiết lập các quan hệ ngân hàng đại lý với các nước trên thế giới càng sâu rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng trong việc tiến hành thanh toán.
Các nguồn lực bên trong ngân hàng
Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, đặc biệt đối với dịch vụ TTQT lại càng đòi hỏi cao về các yếu tố như trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, tính đúng thời gian và sự cẩn thận, chi tiết. Những yếu tố này sẽ góp phần tạo nên chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT mà ngân hàng đem lại, nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Ngoài ra, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ tạo thuận lợi cho các NHTM trong việc cắt giảm chi phí hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, đặc biệt giúp đơn giản hóa các quy trình thủ tục trong thanh toán với các ngân hàng nước ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ TTQT.
- Thứ nhất, luận văn nêu ra lý thuyết cơ sở về hoạt động TTQT thông qua các khái niệm, đặc điểm, vai trò và các phương thức TTQT.
- Thứ hai, luận văn đã đưa ra mục tiêu và nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT. Ngoài ra luận văn còn nêu lên được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của NHTM để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT.
Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ TTQT ở chương 2.
CHƯƠNG 2