CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.2. Bối cảnh và mục tiêu kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT được các NHTM đưa vào hoạt động trong kinh doanh ngân hàng từ rất sớm. Bắt nguồn từ nhu cầu thanh toán giữa người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau, hoạt động này được
các ngân hàng nghiên cứu khai thác thị trường và phát triển mạnh mẽ qua từng năm. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đẩy góp phần thúc đẩy các NHTM cần phải hoàn thiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT hiện tại. Do để, để có thể nắm rõ được tình hình kinh tế và có những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này buộc các ngân hàng phải xem xét và phân tích bối cảnh hiện tại.
a. Bối cảnh
Trong những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT đang được chú trọng đẩy mạnh và phát triển. Thực tế cho thấy rằng, nhu cầu về mua bán, giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia đều không ngừng gia tăng và phát triển. Đời sống con người ngày càng cải thiện đã thúc đẩy mạnh mẽ các nhu cầu về tiêu dùng hàng ngoại. Bên cạnh đó việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại giúp cho quá trình sản xuất của các quốc gia ngày càng hiệu quả, nâng suất lao đông tăng nhanh. Do đó đã tạo ra một làn sóng về xuất nhập khẩu mạnh mẽ ở các nước trên toàn thế giới. Cùng với nhu cầu ngày càng bùng nổ, các hiệp định thương mại được ký kết giữa các nước ngày càng được mở rộng, cho phép các nền kinh tế có thể tiếp cận và tạo các mối quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Điển hình như trong giai đoạn 2015-2018, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) phần lớn sẽ bước vào giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan góp phần gia tăng kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng như máy móc thiết bị, các mặt hàng chế biến gia cầm hay các mặt hàng thép,… do thuế suất đối với một vài thị trường giảm xuống. Năm 2018, được coi là một năm khá thành công khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bính Dương và Hiệp định Mỹ - Mexico – Canada lần lượt được ký kết góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế, thương mại của các nước tham gia cũng như các khu
vực và nền kinh tế toàn cầu.
Chính những điều này đã đòi hỏi các ngân hàng trên toàn thế giới tập trung nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách, cơ cấu tổ chức cùng với triển khai các hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT sao cho phù hợp với thị trường ngày nay.
b. Mục tiêu
Trước bối cảnh hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT đang bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, các NHTM đều cần phải xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp và đặt ra mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn hoạt động để kịp thời thích ứng với môi trường hiện tại.
Thu hút khách hàng, mở rộng thị phần
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế đặc biệt, là một trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tín dụng. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ kinh tế quốc tế, các NHTM phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trong nước mà còn thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế khác. Dựa trên nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, NHTM có thể đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng.
Nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế Ngoài mục tiêu gia tăng thị phần và thu nhập cho ngân hàng, dịch vụ TTQT còn giúp cho hoạt động của ngân hàng có thể vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, hợp tác và gắn liền với các ngân hàng trên thế giới, đồng thời nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể phát triển quan hệ đại lý và huy động, khai thác được nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng một cách tốt nhất.
Tăng tính thanh khoản và giảm rủi ro trong kinh doanh
Dịch vụ TTQT tạo điều kiện tiếp cận và mở rộng nguồn huy động vốn, thông qua số dư tiền gửi của khách hàng trong quá trình thực hiện các phương thức TTQT như: ký quỹ mở L/C trong phương thức tín dụng chứng từ, bảo lãnh,… nhờ đó có thể làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Dựa vào đó, ngân hàng có thể quản lý việc sử dụng vốn vay, giám sát được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Hiện nay, kinh doanh đa năng luôn là một biện pháp hiệu quả để ngân hàng có thể phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doạnh. Vì vậy, việc đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ có thể giúp ngân hàng phân tán các rủi thường gặp như rủi ro tín dung, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro hối đoái hay rủi ro về mặt công nghệ thông tin,… Lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ TTQT sẽ phần nào hỗ trợ và bù đắp cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi có những rủi ro xảy ra.
Tạo điều kiện phát triển các hoạt động khác của ngân hàng
Thông qua việc sử dụng dịch vụ TTQT, ngân hàng có thể thực hiện bán chéo sản phẩm đến với các đối tượng khách hàng. Ngân hàng có thể tư vấn thêm các gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp và đáp ứng được nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu trong tương lai của khách hàng. Nhờ có thông qua dịch vụ TTQT sẽ góp phần tạo điều kiện phát triển cho các hoạt động khác của ngân hàng, góp phần mở rộng và gia tăng thị phần so với các đối thủ trong khu vực.
Tăng thu nhập cho ngân hàng
Với mục tiêu cung cấp dịch vụ TTQT nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo quyền lợi và tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong giao dịch ngoại thương sẽ góp phần tạo ra thu nhập đáng kể từ thu phí dịch vụ (phí chuyển tiền, phí thanh toán, phí tư vấn,…), tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ,… Ngoài ra, các dịch vụ liên quan đến huy động nguồn vốn, mở rộng dịch vụ tín dụng cũng nhờ vậy mà tăng lên một cách đáng kể.