Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 64 - 77)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2014-

2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018

a. Kết quả doanh số thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018

Trong lĩnh vực kinh doanh hoạt động TTQT, với thế mạnh về thương hiệu cùng với các chính sách khách hàng linh hoạt, trình độ chuyên môn và năng lực phục vụ của cán bộ thanh toán viên, Agribank CN Đà Nẵng luôn giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng có uy tín trong dịch vụ TTQT trên địa bàn. Tính đến nay, tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Agribank CN Đà Nẵng tăng trưởng từng ngày, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng pháp nhân và cá nhân trên địa bàn.

Năm 2014 kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được củng cố. Thị trường vàng, thị trường ngoại hối được kiểm soát, lạm phát ở mức thấp. Thương mại Việt Nam thời điểm này tăng trưởng xuất nhập khẩu cao, doanh số TTQT đạt 166,613 nghìn USD. Từ năm 2015 đến năm 2016, doanh số giảm so với năm 2014 từ 121,711 nghìn USD còn 104,770 nghìn USD. Nguyên nhân chính là do kinh tế thế giới vẫn trên đà suy thoái, giá dầu liên tục giảm, thị trường vàng biến động giảm, đặc biệt là chính sách phá giá của nền kinh tế Trung Quốc cùng với các hoạt động kiểm soát của NHNN đã ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ TTQT tại chi nhánh.

Bảng 2.4. Doanh số TTQT tại Agribank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014-21018 ĐVT: nghìn USD

Chỉ tiêu Phương thức chuyển tiền

Phương thức nhờ thu

Phương thức tín

dụng chứng từ Tổng Năm

2014

Số tiền 22,715 2,512 141,386 166,613

TT (%) 13.63 1.51 84.86 100

Năm 2015

Số tiền 41,708 559 79,444 121,711

TT (%) 34.27 0.46 65.27 100

Năm 2016

Số tiền 30,883 628 73,259 104,770

TT (%) 29.48 0.60 69.92 100

Năm 2017

Số tiền 38,341 3,533 116,912 158,786

TT (%) 24.15 2.23 73.63 100

Năm 2018

Số tiền 50,610 773 112,393 163,776

TT (%) 30.90 0.47 68.63 100

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngoại hối – Agribank CN Đà Nẵng) Trong hai năm 2017-2018, chính trị và kinh tế thế giới có nhiều biến động, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn ở mức cao, nền tảng kinh tế vĩ mô dần được cải thiện. Trong bối cảnh đó, dịch vụ TTQT trong năm cũng vì thế mà có sự tăng trưởng mạnh so với 2 năm trước. Năm 2017 doanh số TTQT của cả 3 phương thức đều tăng mạnh, tổng doanh số TTQT đạt 158,786 nghìn USD và đạt đến 163,776 nghìn USD năm 2018.

Nhìn chung, doanh số TTQT trong giai đoạn 5 năm 2014-2018 có sự biến động mạnh qua từng năm, tuy nhiên doạnh số đạt được đã đóng góp một phần lớn trong tổng thu dịch vụ của toàn chi nhánh.

Hình 2.2. Tỷ trọng thanh toán quốc tế tại Agribank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 21018

Phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền được xem là là phương thức đóng góp tỷ trọng cao thứ hai trong các phương thức TTQT của chi nhánh.

Bảng 2.5. Doanh số chuyển tiền tại Agribank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014- 2018

ĐVT: nghìn USD Chỉ tiêu

Năm Chuyển tiền đi Chuyển tiền

đến Tổng

Năm 2014 9,922 12,793 22,715

Năm 2015 24,372 17,336 41,708

Năm 2016 17,715 13,168 30,883

Năm 2017 22,624 13,270 38,341

Năm 2018 35,419 15,191 50,610

Tăng trưởng 2015/2014

Số tiền 14,450 4,543 18,993

TT (%) 2.46 1.36 1.84

Tăng trưởng Số tiền -6,657 -4,168 -10,825

22,715

41,708

30,883 38,341

50,610

2,512 559 628 3,533 773

141,386

79,444

73,259

116,912 120,424

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

ĐVT: nghìn USD

Phương thức chuyển tiền Phương thức nhờ thu Phương thức tín dụng chứng từ

Chỉ tiêu

Năm Chuyển tiền đi Chuyển tiền

đến Tổng

2016/2015 TT (%) 0.27 0.24 0.26

Tăng trưởng 2017/2016

Số tiền 4,909 102 7,458

TT (%) 1.28 1.01 1.24

Tăng trưởng 2018/2017

Số tiền 12,795 1,921 12,269

TT (%) 1.57 1.15 1.32

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngoại hối – Agribank CN Đà Nẵng) Trong ba năm từ 2014-2016, doanh số chuyển tiền có sự biến động nhẹ và tăng không đều qua các năm. Năm 2014, doanh số chuyển tiền đạt 22,715 nghìn USD và tăng 1.84% trong năm 2015 với mức doanh số đạt 41,708 nghìn USD. Tuy nhiên, nguyên nhân là do chi nhánh đã chủ động tìm khách hàng có nhu cầu về thanh toán ra nước ngoài thông qua các trung tâm tư vấn du học, giới thiệu và cung cấp dịch vụ chuyển ngoại tệ cho cá nhân. Đồng thời chi nhánh cũng đẩy mạnh mở rộng tiếp thị và quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trên địa bàn với mức lãi suất cho vay ưu đãi.

Bước sang năm 2017 và năm 2018, doanh số chuyển tiền có sự tăng trưởng một cách rõ rệt. Điển hình, năm 2017 tổng doanh số chuyển tiền đạt 38,341 nghìn USD. Tiếp đến là năm 2018 với tổng doanh số chuyển tiền đạt ở mức rất cao với 50,610 nghìn USD, tăng 1.32% so với năm trước. Để đạt được sự tăng trưởng này, chi nhánh đã nỗ lực trong việc tiếp cận khách hàng mới cũng như cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm giữ chân khách hàng cũ.

Phương thức nhờ thu

Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng đóng vai trò là trung gian chứ không thực hiện cam kết hay bảo lãnh thanh toán. Việc thực hiện thanh toán

hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào thiện chí cũng như uy tín của hai bên người mua và người bán nên rủi ro của khách hàng khi sử dụng phương thức này tương đối cao sao với phương thức TDCT. Chính vì vậy, doanh số TTQT thu được từ phương thức này vẫn còn khác thấp qua các năm.

Bảng 2.6. Doanh số nhờ thu tại Agribank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018

ĐVT: nghìn USD Chỉ tiêu

Năm

Nhờ thu xuất khẩu

Nhờ thu nhập

khẩu Tổng

Năm 2014 1,854 658 2,512

Năm 2015 377 182 559

Năm 2016 - 628 628

Năm 2017 - 3,533 3,533

Năm 2018 - 773 773

Tăng trưởng 2015/2014

Số tiền -1,477 -476 -1,953

TT(%) 0.79 0.72 0.78

Tăng trưởng 2016/2015

Số tiền -377 446 69

TT (%) - 3.45 1.12

Tăng trưởng 2017/2016

Số tiền - 2,905 2,905

TT (%) - 5.63 5.63

Tăng trưởng 2018/2017

Số tiền - -2,760 -2,760

TT (%) - 0.22 0.22

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngoại hối – Agribank CN Đà Nẵng) Từ bảng số liệu có thể thấy doanh số nhờ thu biến động mạnh qua từng năm.

Năm 2014, tổng doanh số nhờ thu đạt 20,512 nghìn USD, trong đó nhờ thu xuất khẩu đạt mức doanh số cao hơn nhiều so với nhập khẩu. Nguyên nhân là do trong thực tế, phương thức nhờ thu chứng từ được sử dụng tương đối hạn chế trong TTQT. Nhà xuất khẩu thường chỉ sử dụng đến phương thức

này trong một số trường hợp như nhà nhập khẩu đáng tin cậy, nhà nhập khẩu cùng hệ thống công ty hay nhà nhập khẩu là đại lý, những hợp đồng nhỏ,…

Bước sang năm 2015, doanh số từ phương thức nhờ thu đạt ở mức thấp và không đáng kể. Giai đoạn 3 năm 2016-2018 được xem là thời kỳ tương đối khó khăn đối với chi nhánh khi doanh số mà phương thức nhờ thu đem lại là khá thấp. Hầu như trong 3 năm này, doanh số nhờ thu chủ yếu thu được là từ nhập khẩu. Năm 2016, doanh số nhờ thu nhập khẩu là 628 nghìn USD, năm 2017 là 3,533 nghìn USD và năm 2018 là 773 nghìn USD.

Đối với nhờ thu nhập khẩu, chi nhánh cung cấp các sản phẩm như nhận bộ chứng từ nhờ thu, thông báo bộ chứng từ nhờ thu, quản lý, thanh toán bộ chứng từ nhờ thu,... Đối với nhờ thu xuất khẩu, sau khi hàng hóa được nhà xuất khẩu gửi đi nước ngoài, ngân hàng sẽ gửi bộ chứng từ đi nước ngoài và nhờ ngân hàng nước ngoài thu hộ, đồng thời theo dõi, tra soát và chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng khi được thanh toán.

Phương thức tín dụng chứng từ

Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là phương thức chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số TTQT thu được từ các phương thức mà chi nhánh đang cung cấp đến khách hàng xuất nhập khẩu. Chính vì độ an toàn cao trong thanh toán, phương thức TDCT luôn được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chọn khi thực hiện thanh toán hàng hóa giá trị lớn cho các đối tác nước ngoài. Hiện nay, các dịch vụ đang được Agribank CN Đà Nẵng triển khai đến khách hàng bao gồm L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu. Đối với L/C nhập khẩu, các dịch vụ đang được chi nhánh triển khai gồm: phát hành L/C, sửa đổi/gia hạn L/C, hủy L/C theo yêu cầu, thanh toán L/C, chấp nhận L/C trả chậm, ký hận vận đơn, phát hành bảo lãnh nhận hàng. Đối với L/C xuất khẩu, thông báo L/C, sửa đổi L/C, hủy L/C theo yêu cầu, thanh toán L/C, kiểm tra bộ chứng từ, sửa đổi/điều chỉnh thư đòi tiền theo yêu cầu của khách hàng, tư vấn lập bộ chứng từ theo thư tín dụng cho khách hàng hay chuyển nhượng L/C xuất khẩu là các dịch vụ đang được Agribank CN Đà Nẵng cung cấp cho khách hàng.

Năm 2014, doanh số tín dụng chứng từ đạt ở mức cao với 141,386 nghìn, trong đó doanh số từ L/C xuất khẩu đạt 22,663 nghìn USD, L/C nhập khẩu đạt 118,723 nghìn USD. Đến năm 2015 là năm Agribank Việt Nam tiếp tục tập trung đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Vì vậy, việc phê duyệt tăng dư nợ cho khách hàng của TSC rất hạn chế. Hậu quả là tín dụng xuất nhập khẩu tại Agribank Đà Nẵng không những không tăng mà còn bị sụt giảm lớn. Tín dụng XNK giảm dẫn đến doanh số tín dụng chứng từ cũng sụt giảm, kết quả doanh số tín dụng chứng từ chỉ đạt ở mức 79,444 nghìn USD, giảm 43,81%

so với năm trước. Năm 2016, doanh số tín dụng chứng từ chỉ đạt ở mức tương đối với tổng doanh số đạt 73,259 nghìn USD, giảm 7.78% so với năm 2015.

Bảng 2.7. Doanh số tín dụng chứng từ Agribank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018

ĐVT: nghìn USD Chỉ tiêu

Năm L/C xuất khẩu L/C nhập khẩu Tổng

Năm 2014 22,663 118,723 141,386

Năm 2015 16,313 63,131 79,444

Năm 2016 20,243 53,016 73,259

Năm 2017 35,288 81,626 116,914

Năm 2018 34,154 78,239 112,393

Tăng trưởng 2015/2014

Số tiền -6,350 -55,592 -61,942

TT (%) -28.02% -46.82% -43.81%

Tăng trưởng 2016/2015

Số tiền 3,930 -10,115 -6,185

TT (%) 24% -16.02% -7.78%

Tăng trưởng 2017/2016

Số tiền 15,045 28,610 43,655

TT (%) 74% 53% 59%

Tăng trưởng 2018/2017

Số tiền -1134 -3387 -4521

TT (%) -3.21% -4.15% -3.87%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngoại hối – Agribank CN Đà Nẵng)

Năm 2017, 2018 là hai năm có chuyển biến nhận thức tích cực về sản phẩm chuyên đề kinh doanh ngoại hối. Năm 2017, tổng doanh số tín dụng chứng từ đạt ở mức khá cao 116,914 nghìn USD tăng 59.69% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2018, doanh số có sự sụt giảm nhẹ chỉ còn ở mức 112,393 nghìn USD, trong đó doanh số L/C xuất khẩu giảm còn 34,154 nghìn USD, doanh số L/C nhập khẩu còn 78,239 nghìn USD. Nguyên nhân chính là do Công ty CP Thép DaNa Ý là đơn vị đóng góp rất lớn, chiếm tỷ trọng hơn 45% trong doanh số TTQT qua các năm dừng toàn bộ hoạt động theo yêu cầu của UBND TP Đà Nẵng, đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ đó tác động đến cả quan hệ giao dịch tài trợ tín dụng chi nhánh Đà Nẵng. Doanh số tín dụng chứng từ cũng vì thế mà giảm sút một phần.

b. Thực trạng thị phần thanh toán quốc của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018

Bảng 2.8. Thị phần thanh toán quốc tế của Agribank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018

ĐVT: nghìn USD

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Doanh số TTQT

Agribank Đà Nẵng 166,613 121,711 104,770 158,786 163,776

Thị phần (%) 7.62 6.48 7.3 6.82 9.4

Tốc độ tăng trưởng

thị phần (%) - -14.96 12.65 6.5 37.83

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngoại hối – Agribank CN Đà Nẵng) Nhìn chung, doanh số TTQT tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng tăng trưởng mạnh qua các năm, tuy nhiên thị phần TTQT trong giai đoạn này có sự biến động tương đối nhẹ. Năm 2014, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn có những bước chuyển biến tích cực, thị phần TTQT của Agribank chi nhánh Đà Nẵng thời điểm này đạt 7.62%.

Từ năm 2015 đến năm 2017, thị phần TTQT của chi nhánh tăng giảm liên tục nhưng vẫn đảm bảo ở mức chấp nhận so với kế hoạch mà chi nhánh đã đề ra. Tính đến năm 2017, doanh số TTQT có sự tăng trưởng mạnh đạt ở mức 158,786 nghìn USD, tuy nhiên thị phần TTQT trong năm này có sự sụt giảm nhẹ còn ở mức 6.82% do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước.

Đến năm 2018, cùng với sự tăng trưởng mạnh doanh số TTQT với tổng doanh số cả năm đạt ở mức 171,807 nghìn USD, Agribank cũng đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường TTQT với thị phần chiếm 9.4%, cao nhất trong giai đoạn 5 năm từ 2014-2018. Đạt được kết quả này là nhờ vào sự gia tăng quan hệ ngân hàng đại lý với những ngân hàng uy tín ở nước ngoài. Nhờ đó góp phần nâng cao uy tín về TTQT của ngân hàng đối với khách hàng trên thị trường hiện nay.

Như vậy, có thể thấy với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM trong và ngoài nước trong hệ thống ngân hàng hiện nay, với lợi thế là một trong những ngân hàng lớn, uy tín trên địa bàn, thị phần TTQT của Agribank chi nhánh Đà Nẵng còn ở mức tương đối so với ngân hàng khác.

Thực tế, trong toàn hệ thống các NHTM ở Việt Nam nói chung cũng như thành phố Đà Nẵng nói riêng, Vietcombank là ngân hàng chiếm thị phần cao nhất và tăng trưởng mạnh qua các năm bởi thương hiệu lâu năm cũng như thế mạnh về xuất nhập khẩu trong tâm trí của hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn trên địa bàn. Chính vì vậy, Agribank chi nhánh Đà Nẵng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đưa ra các chính sách sản phẩm, tiếp thị hay các chính sách hỗ trợ trong tín dụng xuất nhập khẩu để có thể đuổi kịp với các ngân hàng dẫn dầu trong lĩnh vực TTQT hiện nay trên địa bàn.

c. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Từ bảng số liệu có thể thấy, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT

đem lại một khoản thu đáng kể cho ngân hàng. Doanh thu từ hoạt động TTQT tương đối ổn định trong giai đoạn 2014-2018.

Doanh thu từ hoạt động chuyển tiền năm 2014 đạt 28,142 USD chiếm 12.2% tổng thu từ dịch vụ TTQT, trong đó doanh thu chuyển tiền đến có phần cao hơn doanh thu chuyển tiền đi, đạt ở mức 15,680 USD. Bắt đầu từ năm 2015, doanh thu từ hoạt động chuyển tiền có sự biến thiên nhưng không nhiều. Đặc biệt doanh thu từ hoạt động chuyển tiền đến và chuyển tiền đi lại thay đổi vị trí cho nhau. Liên tiếp 4 năm sau từ năm 2015 đến năm 2018, doanh thu từ hoạt động chuyển tiền đi cao hơn nhiều so với chuyển tiền đến.

Có được kết quả này là do sự nỗ lực của chi nhánh trong việc tiếp cận và tạo quan hệ với các doanh nghiệp mới trên địa bàn nhằm gia tăng doanh thu cũng như chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn so với các NHTM khác.

Doanh thu từ phương thức nhờ thu chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu từ dịch vụ TTQT tại chi nhánh. Năm 2014, thu nhập từ dịch vụ nhờ thu đạt 5,189 USD chiếm tỷ trọng 2.26% trong tổng doanh thu TTQT.

Năm 2015, thu nhập từ nhờ thu giảm còn 2,206 USD chiếm 2.36% tổng thu nhập. Từ năm 2016 đến năm 2018, thu nhập từ dịch vụ nhờ thu hầu như đạt được là từ nhờ thu nhập khẩu với mức doanh thu lần lượt là 1,561 USD (năm 2016), 5,609 USD (năm 2017) và 4,375 USD (năm 2018), chiếm chưa đến 5% trong tổng doanh thu từ dịch vụ TTQT của ngân hàng.

Trong ba phương thức TTQT, thu nhập từ phương thức TDCT đóng một vai trò quan trọng khi là nguồn thu chủ yếu của TTQT đối với chi nhánh. Từ bảng số liệu có thể thấy, thu nhập từ phương thức TDCT chiếm trên 60% thu nhập từ TTQT toàn chi nhánh qua các năm. Nguyên nhân chính là do đây là phương thức thanh toán đem lại độ an toàn cao nhất cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu và hầu hết những hợp đồng có giá trị cao đều được các doanh nghiệp trên địa bàn ưu tiên lựa chọn phương thức này khi thanh toán.

Bảng 2.9. Thu nhập từ dịch vụ TTQT tại Agribank CN Đà Nẵng 2014-2018

ĐVT: USD

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. PT chuyển tiền 28,142 12.2 37,304 39.84 31,133 24.46 33,052 22.72 43,638 27.48 Chuyển tiền đi 12,462 5.42 19,020 20.31 17,089 13.43 22,808 15.68 27,014 17.01 Chuyển tiền đến 15,680 6.82 18,284 19.53 14,044 11.03 10,244 7.04 16,624 10.47 2. PT nhờ thu 5,189 2.26 2,206 2.36 1,561 1.23 5,609 3.86 4,375 2.76 Nhờ thu XK 4,685 2.04 1,249 1.33

Nhờ thu NK 504 0.22 957 1.02 1,561 1.23 5,609 3.86 4,375 2.76

3. PT tín dụng chứng từ 196,697 85.5 54,127 57.81 94,596 74.32 106,804 73.42 110,778 69.76 L/C xuất khẩu 12,800 5.56 8,487 9.06 11,027 8.66 3,486 2.40 2,945 1.85 L/C nhập khẩu 183,897 79.9 45,640 48.74 83,569 65.65 103,318 71.03 107,833 67.91

Tổng 230,028 100 93,637 100 127,290 100 145,465 100 158,791 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngoại hối – Agribank CN Đà Nẵng)

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện thu nhập từ dịch vụ TTQT của Agribank CN Đà Nẵng Mức phí giao dịch ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn ngân hàng và phương thức thanh toán. Thông thường các ngân hàng bao giờ cũng quy định mức phí tỷ lệ thuận với rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải và trách nhiệm của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, khách hàng luôn có xu hướng lựa chọn phương thức thanh toán có phí tổn thấp nhất. Vì vậy, việc đưa ra các mức phí sao cho đem lại lợi ích cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận luôn là điều mà ngân hàng quan tâm. Trong ba phương thức thanh toán thì phương thức chuyển tiền có mức phí thấp nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng được phương thức thanh toán này, khách hàng luôn phải cân nhắc giữa mức phí giao dịch với rủi ro mà mình có thể gặp phải.

Nhìn chung, mức phí TTQT tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng có mức giá hấp dẫn và có sức cạnh tranh so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Tuy nhiên, để có thể thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ, Agribank chi nhánh Đà Nẵng vẫn cần phải khảo sát, nghiên cứu thị trường để có thể đưa ra chính sách giá sao cho phù hợp và đem lại lợi ích nhất cho khách hàng.

28142 37304 31133 33052 43638

5189 2206 1561

5609 4375

196697 54127

94596 106804

110778

0 50000 100000 150000 200000 250000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thu nhập từ dịch vụ TTQT

Phương thức chuyển tiền Phương thức nhờ thu Phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)