Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc quảng bình (Trang 34 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY NÔNG NGHIỆP CỦA NHTM

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp của

a. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng

* Định hướng phát triển, các chính sách tín dụng của ngân hàng Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động cho vay nói chung và cho vay nông nghiệp nói riêng. Do:

- Chính sách tín dụng là chủ trương đảm bảo hoạt động tín dụng đi vào khuôn khổ, chính sách tín dụng liên quan đến lĩnh vực cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, các loại h nh sản xuất, kinh doanh mà ngân hàng ƣu tiên cấp tín dụng, phương thức cấp tín dụng, chính sách đảm bảo tiền vay, lãi suất…Định hướng phát triển có thể là mở rộng hay thu hẹp hoạt động tín dụng nhằm đạt đƣợc mục tiêu đồng thời đảm bảo hoạt động ngân hàng đƣợc hiệu quả, an toàn.

- Một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ đảm bảo khả năng hoạt động an toàn của ngân hàng. Chính sách tín dụng đúng đắn nhƣng phải phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, với sự thay đổi của môi trường, và phù hợp với đặc điểm của mỗi ngân hàng, phải tăng trưởng tín dụng đi kèm với an toàn vốn và con người, đem khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đảm bảo được tính công bằng.

* Quy trình cho vay và năng lực quản trị tín dụng của ngân hàng Quy trình cho vay là một hệ thống các quy định, nguyên tắc trong quá trình cho vay, từ khâu thẩm định đến khi thu hồi đầy đủ vốn cả gốc và lãi.

Tuân thủ quy trình cho vay vừa giúp hạn chế sai sót, hạn chế rủi ro trong hoạt động vừa đảm bảo được hiệu quả, chất lượng, gắn tăng trưởng tín dụng đi liền với an toàn vốn vay và con người.

Năng lực quản trị tín dụng của ngân hàng là khả năng mở rộng quy mô tín dụng đi đôi với kiểm soát đƣợc rủi ro.

Làm tốt quy trình và nâng cao đƣợc năng lực quản trị tín dụng là tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

* Nguồn lực của ngân hàng

Liên quan đến các nguồn lực của ngân hàng: Nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng.

- Về nguồn lực tài chính: Đó chính là quy mô vốn điều lệ, quy mô vốn huy động và khả năng huy động vốn để cho vay và tính thanh khoản tốt của ngân hàng.

- Về nguồn nhân lực: Đó là trình độ, kỹ năng tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và thái độ làm việc của cán bộ tín dụng. Đây là nhân tố quan trọng, liên quan đến chất lƣợng phục vụ khách hàng. Nếu cán bộ tín dụng ngân hàng có đạo đức nghề nghiệp tốt, thái độ làm việc thân thiện, đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức và kỹ năng tác nghiệp tốt thì sẽ tạo đƣợc ấn tƣợng tốt với khách hàng, xây dựng một hình ảnh đẹp về ngân hàng trong mắt khách hàng.

- Về hệ thống cơ sở vật chất: Công nghệ của ngân hàng đƣợc trang bị đầy đủ, sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng phục vụ khách hàng, tạo uy tín, niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch. Đồng thời, hệ thống công nghệ phát triển, giúp ngân hàng tra cứu đƣợc thông tin khách hàng vay vốn, từ đó có thể giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro.

* Công tác tổ chức, quản lý nhân sự của ngân hàng

Tổ chức nhân sự của ngân hàng đƣợc sắp xếp, bố trí một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời việc bố trí nhân sự hợp lý sẽ khai thác có

hiệu quả năng lực sở trường của từng người, phát huy được khả năng sáng tạo và nhạy bén trong tác nghiệp của người lao động, từ đó mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng.

* Mạng lưới của ngân hàng

Mạng lưới của ngân hàng càng rộng càng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nông nghiệp nói riêng, giảm thiểu chi phí đi lại, thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ giao dịch với ngân hàng.

* Chính sách Marketing và khả năng tiếp cận thị trường của ngân hàng - Chính sách Marketing là công cụ hiệu quả nhất trong giai đoạn sự cạnh tranh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Hoạt động Marketing tốt sẽ làm tăng quy mô của hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động tín dụng đối với khách hàng vay vốn theo lĩnh vực nông nghiệp.

- Khả năng tiếp cận thị trường của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong phát triển thị phần. Nó phụ thuộc vào năng lực điều hành, định hướng chiến lƣợc và thực thi chiến lƣợc của ngân hàng. Nếu làm tốt những yếu tố đó, sẽ đảm bảo khả năng thích ứng hoạt động của ngân hàng với bất cứ biến động nào của môi trường, hoạt động cho vay cũng mở rộng thị phần và mang lại hiệu quả.

b. Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng

* Các nhân tố từ khách hàng đi vay Khách hàng cần cung cấp các giấy tờ sau:

- Giấy tờ chứng minh tính pháp lý của khách hàng: bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người vay và người thừa kế trả nợ, và một số giấy tờ khác (trong cho vay bán trực tiếp).

- Phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của người đi vay.

Phương án sản xuất kinh doanh là một bản mô tả chi tiết dự kiến quá trình sản xuất, kinh doanh, (chăn nuôi, trồng trọt, thu mua nông sản, chế biến hải sản...) định hướng thực hiện công việc sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định của người đi vay. Nhìn vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngân hàng có thể thấy đƣợc kiến thức, kinh nghiệm của người vay vốn, là cơ sở để NHTM đánh giá việc sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt… của người đi vay có khả thi hay không, từ đó có quyết định phù hợp.

- Thu nhập của người vay:

Mức thu nhập của người đi vay sẽ là một trong những cơ sở phát sinh nhu cầu vay. Về phía ngân hàng, thu nhập của khách hàng vay vốn là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên thu nhập có thể thay đổi. Những rủi ro nhƣ sức khỏe, sinh mạng, rủi ro dịch bệnh, thiên tai lũ lụt, hạn hán mất mùa, giá cả thị trường không ổn định … có thể khiến cho thu nhập của người đi vay thay đổi theo.

- Tài sản đảm bảo:

TSĐB được xem là nguồn trả nợ dự phòng trong trường hợp nguồn thu nhập của khách hàng không tốt. Do đó, nó mang tính chất giảm thiểu rủi ro và làm tăng tính an toàn của khoản vay. Vì vậy, việc đánh giá đúng giá trị TSĐB là vấn đề rất quan trọng.

- Yếu tố đạo đức:

Đây là nhân tố quan trọng bởi khả năng trả nợ của khách hàng còn phụ thuộc vào thái độ và thiện chí trả nợ của khách hàng. Đôi khi có những khách hàng có thu nhập, nhƣng khả năng thu hồi nợ thấp vì họ có tính chây ỳ nợ, có thái độ không hợp tác. Ngƣợc lại, có những khách hàng có thái độ hợp tác, có thiện chí trả nợ nhƣng không có nguồn thu nhập để trả nợ.

* Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động của ngân hàng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên tất cả các phương diện. Nếu ngân hàng không có khả năng cạnh tranh thì thị phần càng ngày càng thu hẹp dần, khách hàng cũng nhƣ mục tiêu lợi nhuận… đều bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Nếu trên cùng một địa bàn hoạt động, nếu một ngân hàng phải đối đầu vối đối thủ cạnh tranh mạnh, có tiềm lực tài chính, có công nghệ hiện đại, có sản phẩm đa dạng và chất lƣợng thì việc mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn và thách thức.

* Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một hệ thống các quy định về mặt pháp lý tạo nên một khuôn khổ cho quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, rõ ràng, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhƣ: khách hàng lừa đảo để vay vốn, cán bộ ngân hàng lợi dụng chức vụ để làm sai quy trình, nghiệp vụ, chiếm đoạt tài sản… ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và thương hiệu của ngân hàng.

* Môi trường kinh tế, văn hóa xã hội

- Môi trường kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế không ổn định giá cả đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng nhƣng giá thành sản phẩm thấp kết quả ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay nông nghiệp của ngân hàng.

- Môi trường văn hóa xã hội thể hiện ở phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, tâm lý người dân giữa các vùng và văn hóa cộng đồng. Các yếu tố này ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp.

- Trình độ hiểu biết của các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế,

chính trị, xã hội có ý nghĩa tích cực đối với việc mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng. Bởi vì trình độ dân trí sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế của đất nước và ảnh hưởng đến cơ chế chính sách của ngân hàng đối với tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng…

Hiện nay tình trạng dân trí ở nước ta chưa cao, đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thì trình độ dân trí còn thấp. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động mở rộng tín dụng của ngân hàng, nhất là ngân hàng nông nghiệp.

* Môi trường công nghệ, thông tin

Công nghệ, thông tin là một trong các điều kiện để bảo đảm cho hoạt động của các ngân hàng hiện đại. Chính vì vậy, một trong các khâu đột phá đƣợc xác định trong những năm tới đối với hoạt động của các ngân hàng là tập trung xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại: Hoạt động của hệ thống ngân hàng cần đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại ở hầu hết các mặt nghiệp vụ ngân hàng. Hệ thống hạch toán kế toán, thông tin thống kê dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ để đảm bảo ngân hàng thực hiện có hiệu quả việc hoạch định và thực thi chính sách thanh toán, các hoạt động điều hành, quản lý hoạt động thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động ngân hàng của nền kinh tế và các hoạt động chức năng khác của ngân hàng. Hệ thống công nghệ, thông tin, kỹ thuật công nghệ liên kết giữa các các ngân hàng với nhau và trong nội bộ nhằm tạo điều kiện cho từng ngân hàng phát triển các dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng sự cạnh tranh, đáp ứng kịp thời các dịch vụ ngân hàng đem lại tiện ích cho người dân trong xã hội, tăng vòng quay dòng vốn, hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị các ngân hàng. Vì vậy, công nghệ, thông tin đƣợc xem là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Việc nắm bắt triển khai và ứng dụng công

nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình là điều không thể thiếu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc quảng bình (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)