CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
3.2.8. Một số khuyến nghị khác
a. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương
Bất cứ một TCTD nào muốn hoạt động kinh doanh của minh thuận tiện và đạt kết quả cao, cần thiết phải có sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
Thông qua việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, chi nhánh có thể biết đƣợc thông tin cụ thể về đặc điểm khách hàng cũng nhƣ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Hơn nữa, việc quảng bá sản phẩm cũng nhƣ tuyên truyền các chính sách của ngân hàng cũng rất cần đến đài truyền thanh của xã. Không chỉ tận dụng lợi thế của chính quyền địa phương trong việc quảng bá hình ảnh và tìm kiếm khách hàng, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng rất cần sự xác nhận của chính quyền địa phương trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục vay vốn, trong việc xử lý tài sản đảm bảo... Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến ban lãnh đạo, các tổ chức cấp Hội của địa phương để nhằm tận dụng lợi thế từ sự ủng hộ của họ trong quá trình mở rộng hoạt động của chi nhánh.
b. Đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, hình thức cho vay qua các tổ chức hội ở địa phương mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động của chi nhánh. Các tổ chức hội tại địa phương là nơi xác nhận và đánh giá nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách công khai, chuẩn xác, kịp thời nhất. Việc cho vay qua các tổ vay vốn là một biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, đồng thời rất phù hợp với địa bàn xã cách xa trụ sở giao dịch, số lƣợng khách hàng đông... Đẩy mạnh hình thức cho vay qua tổ đem lại lợi ích cho cả hai phía: ngân hàng và khách hàng.
Đối với Ngân hàng, thông qua các tổ, đồng vốn của ngân hàng đƣợc kiểm tra, đôn đốc, giám sát một cách thường xuyên và hiệu quả. Qua đó ngân hàng vừa mở rộng được quy mô tăng trưởng vừa đảm bảo chất lượng tín dụng. Kết quả thực hiện cho vay qua tổ thời gian qua đã cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của tổ vay vốn hàng năm rất thấp, hơn nữa lại giảm áp lực công việc cho cán bộ tín dụng, đồng thời giúp ngân hàng có thể cạnh tranh đƣợc với các QTDND trên địa bàn xã.
Đối với khách hàng: khách hàng có thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng mà không mất nhiều chi phí giao dịch, đi lại.
Vì vậy, để hình thức cho vay qua tổ phát huy hết hiệu quả, chi nhánh cần thực hiện tốt một số công việc nhƣ sau:
+ Chi nhánh phối hợp tốt với các tổ chức hội ở địa phương đặc biệt là Hội nông dân và Hội phụ nữ. Đây là các tổ chức chính trị hiểu rõ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho tổ trưởng kiến thức cơ bản về quản lý, nghiệp vụ tín dụng…ngoài ra cần kết hợp với địa phương tổ chức các cuộc họp để tuyên truyền các chính sách của ngân hàng, để khách hàng hiểu rõ hơn về nguyên tắc và cách thức làm việc với ngân hàng.
+ Chi trả hoa hồng cho tổ trưởng và ban quản lý Hội các cấp theo kết quả công việc để gắn kết trách nhiệm giữa tổ vay vốn và ngân hàng. Đối với các tổ vay vốn hoạt động hiệu quả, có thể áp dụng các biện pháp khen thưởng đột xuất...nhằm động viên tinh thần, khuyến khích họ làm việc tốt hơn.
c. Tăng cường bán chéo sản phẩm, dịch vụ
Trong thời gian qua, chi nhánh đã rất chú trọng đến việc bán chéo các sản phẩm, dịch vụ nhƣ dịch vụ thẻ, Emobile banking, dịch vụ chuyển tiền, nhắc nợ vay…Việc bán chéo sản phẩm không chỉ làm tăng nguồn thu cho
ngân hàng mà quan trọng hơn là tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng. Một số sản phẩm, dịch vụ chi nhánh đã phát triển tốt nhƣ mở tài khoản thẻ, nhắc nợ…Một số sản phẩm số lƣợng khách hàng vay vốn sử dụng chƣa nhiều, nhƣ dịch vụ E mobile banking, bảo an tín dụng, chuyển tiền...
Số lƣợng khách hàng cá nhân sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt theo lĩnh vực nông nghiệp` chiếm phần lớn số lƣợng khách hàng vay vốn tại chi nhánh, tuy nhiên, doanh số chuyển tiền của họ tại đơn vị không nhiều.
Lý do là vì đối tác của họ mở tài khoản ở nhiều NHTM khác nhau, họ chọn chuyển tiền ở các ngân hàng cùng hệ thống, nhằm tiết kiệm chi phí. Hiện nay, Agribank chƣa có cơ chế thu phí dịch vụ thỏa thuận theo từng đối tƣợng khách hàng, vì vậy, rất hạn chế trong việc các khách hàng cá nhân vay vốn sử dụng tài khoản để thanh toán nợ. Phần lớn khách hàng sau khi đƣợc giải ngân vốn vay và rút tiền mặt liền sau đó. Để phù hợp với chủ trương không dùng tiền mặt của Chính phủ, chi nhánh nên có chính sách giảm phí chuyển tiền đối với các khách hàng vay vốn có doanh số chuyển tiền nhiều trong năm nhằm khuyến khích khách hàng vay vốn sử dụng tài khoản để thanh toán công nợ với đối tác.
Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng nhất là cán bộ tín dụng và giao dịch viên cần phải hiểu đầy đủ các đặc điểm, tính năng, tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ của Agribank để có thể giới thiệu đến khách hàng. Để phát triển sản phẩm bảo an tín dụng, cán bộ tín dụng cần tƣ vấn cho khách hàng hiểu rõ được lợi ích của sản phẩm bảo an tín dụng trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro ngoài ý muốn. Đây là sản phẩm mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh nên xem đây là sản phẩm bắt buộc đối với khách hàng vay vốn, phấn đấu tăng tỷ lệ khách hàng vay vốn sử dụng bảo an tín dụng đạt 80% tổng số khách hàng vay của chi nhánh.
Ngoài thu lãi, thu dịch vụ từ việc bán chéo sản phẩm cũng là một nguồn
thu quan trọng trong kết quả tài chính của đơn vị, đây là nguồn thu không rủi ro vì vậy chi nhánh nên chú trọng phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ để thu hút khách hàng sử dụng trong thời gian tới.