Công tác tổ chức hoạt động cho vay nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc quảng bình (Trang 64 - 71)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -

2.2.1. Công tác tổ chức hoạt động cho vay nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình

a. Tổ chức nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quyết định chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Trải qua hơn 31 năm hình thành và phát triển, Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình đã liên tục phát triển, số lƣợng cán bộ tăng lên qua các năm, năm 2016 có 160 cán bộ; năm 2017 có 170 cán bộ; năm 2018 có 174 cán bộ, chất lƣợng nguồn nhân lực cũng đang đƣợc chú trọng. Nguồn lao động đang dần đƣợc trẻ hóa, phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo trong công việc. Đến thời điểm 31/12/2018, Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình có 174 cán bộ. Được phân theo địa điểm làm việc: Hội Sở 42 người, chiếm 24%, 3 phòng giao dịch trực thuộc hội sở 32 người, chiếm 18%, 3 chi nhánh loại II 100 người, chiếm 58%. Nhìn chung, tình hình bố trí lao động giữa các phòng ban, bộ phận trong chi nhánh khá hợp lý, đồng đều về năng lực, kinh nghiệm và trình độ. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Trình độ lao động tại

chi nhánh khá cao, chiếm đến hơn 90% lao động tốt nghiệp đại học, sau đại học. Công tác đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp cho cán bộ luôn đƣợc chú trọng hàng đầu. Chính vì vậy, chất lƣợng nguồn nhân lực của chi nhánh ngày càng đƣợc nâng cao.

Hoạt động cho vay đối với khách hàng nói chung do Phòng tín dụng tại Hội Sở và các chi nhánh loại II, tổ tín dụng của phòng giao dịch đảm nhiệm.

Phòng tín dụng Hội sở được bố trí gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 8 nhân viên. Tổ tín dụng phòng giao dịch đƣợc bố trí gồm 1 Phó Giám Đốc phụ trách tín dụng kiêm nhiệm cho vay, 1 tổ trưởng tín dụng và 3 nhân viên. Do điều kiện mới thành lập, nguồn nhân lực còn thiếu, vì vậy, tại Phòng tín dụng chƣa tổ chức riêng biệt giữa phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng pháp nhân. Mỗi cán bộ phụ trách địa bàn một xã cho vay đối với khách hàng trên địa bàn đó. Riêng các địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng đóng trụ sở, không phân riêng cho cán bộ tín dụng cụ thể, nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tìm kiếm, khai thác khách hàng, đáp ứng đƣợc yêu cầu cạnh tranh.

Đối với các khoản vay vƣợt quyền phán quyết của phòng giao dịch, khoản vay trên 2 tỷ đồng, phòng giao dịch phải trình Hội Sở quản lý phê duyệt và tái thẩm định. Hoạt động cho vay nông nghiệp tại chi nhánh chƣa đƣợc tổ chức chuyên môn hóa, mỗi cán bộ tín dụng đều thực hiện toàn bộ các giai đoạn từ tìm kiếm khách hàng vay đến tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định, thiết lập hồ sơ và giám sát khoản vay.

Nguồn nhân lực tín dụng của chi nhánh đƣợc tuyển chọn những cán bộ tốt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng xử lý tình huống và nhạy bén trong công việc. Tuy nhiên, với khối lƣợng công việc ngày càng nhiều, số lƣợng nguồn nhân lực tín dụng tại chi nhánh đang bị thiếu hụt trầm trọng, ngoài cho vay, mỗi cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác nữa. Chính vì vậy, chi nhánh cần xây dựng chính sách tuyển dụng, đào

tạo phát triển đội ngũ nguồn nhân lực cả số lƣợng và chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thời đại mới.

b. Quy định cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình

Nguyên tắc cho vay

Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình cho vay đối với khách hàng theo nguyên tắc thỏa thuận giữa Agribank và khách hàng, phù hợp với quy định của NHNN, pháp luật có liên quan bao gồm pháp luật về bảo vệ môi trường và Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Khách hàng vay vốn Agribank cam kết chấp hành đúng quy chế cho vay và các thỏa thuận với Agribank; sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Agribank.

Đối tượng và mục đích cho vay

Hoạt động cho vay nông nghiệp đƣợc mở rộng đa dạng các đối tƣợng liên quan nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của phương án sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi, sự luân chuyển của vật tƣ hàng hoá và khả năng trả nợ của người vay. Vốn vay chủ yếu để cải tạo đất; mặt nước nuôi trồng; chi phí trồng cây công nghiệp nhƣ cao su, cà phê, chè, hồ tiêu...; cây ăn quả như chuối, cam, bưởi ...; chi phí mua trâu bò, gia súc, gia cầm…Ngoài ra, đối tượng vay vốn cũng bao gồm cả xây dựng nhà xưởng, chuồng trại, kho bãi, đầu tƣ máy móc thiết bị, công cụ sản xuất hiện đại. Trong đó, ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là ngành có truyền thống và thế mạnh ở địa bàn, vốn tập trung vào các đối tƣợng nhƣ mở rộng đào ao nuôi tôm sú, tôm hùm, nuôi cá mú, ba ba, đánh bắt thủy sản,...nâng cao khả năng thâm canh, chuyển hướng sang nuôi công nghiệp.

Thời hạn cho vay

Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào thời gian sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng, thời gian luân chuyển vốn, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của chi nhánh. Cho vay ngắn hạn tối đa 12 tháng, cho vay trung hạn trên 12 tháng đến 60 tháng và cho vay dài hạn trên 60 tháng.

Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay đƣợc xác định trên cơ sở khung lãi suất cơ bản của NHNN và theo hướng dẫn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Tùy theo nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng về lãi suất cho vay, đảm bảo đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lợi nhuận. Lãi suất Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình đang áp dụng là lãi suất thả nổi, có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy thuộc vào yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và sự phát triến của thị trường vốn.

Mức cho vay

Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình quyết định mức cho vay căn cứ vào các yếu tố sau:

- Khả năng tài chính của khách hàng;

- Phương án sử dụng vốn vay;

- Giá trị tài sản đảm bảo (đối với các khoản vay phải đảm bảo bằng tài sản);

- Các giới hạn cấp tín dụng và khả năng nguồn vốn của Agribank.

Đối với các khoản vay không đảm bảo bằng tài sản, mức cho vay đƣợc tính bằng tổng nhu cầu cả dự án trừ đi phần vốn tự có, tối đa bằng giá trị vật tư, chi phí phải thuê, mua trên thị trường.

Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay tối đa khách hàng vay vốn theo lĩnh vực nông nghiệp. Đối với cho vay ngắn hạn: do Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình quyết định; đối với cho vay trung hạn: mức cho vay tối đa 80% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng; đối với cho vay dài hạn: mức cho vay tối đa 70% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng

c. Quy trình cho vay nông nghiệp

Quy trình cho vay nông nghiệp đƣợc thực hiện theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tƣ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, theo TT 39/2016/TT- NHNN, Luật dân sự năm 2015 và Quyết định 839/QĐ-NHNo-HSX của ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam về cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Quy trình cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình bao gồm nhiều giai đoạn, cụ thể nhƣ sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Trong bước này, cán bộ tín dụng tại chi nhánh tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến khách hàng nhƣ các thông tin về hồ sơ pháp lý cụ thể là Sổ hộ khẩu; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép, chứng chỉ hành nghề; giấy chứng minh nhân dân; Giấy ủy quyền của tất cả các thành viên trong gia đình trong trường hợp khách hàng vay vốn sử dụng vào mục đích chung của gia đình có bảo đảm bằng tài sản có đăng ký quyền sở hữu, tài sản khác là nguồn thu nhập chính của gia đình;

Thông tin về hồ sơ kinh tế nhƣ báo cáo thu nhập trong thời gian vay vốn;

Thông tin về hồ sơ vay vốn như phương án sử dụng vốn phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ,

hóa đơn… Trên cơ sở các thông tin có liên quan, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng vốn.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay

Bước này, đầu tiên, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng bằng việc tra cứu thông tin CIC; đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người vay và người liên quan;

đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn; phân tích đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng; đồng thời cũng thẩm định hình thức đảm bảo tiền vay và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay;

chấm điểm xếp hạng khách hàng tại thời điểm thẩm định theo quy định về chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng hiện hành của Agribank;

Thẩm định tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh để đề xuất người có thẩm quyền phê duyệt/quyết định áp dụng cho vay theo lãi suất thỏa thuận phù hợp với quy định của Agribank tại thời điểm cho vay. Sau đó, cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo thẩm định, đề xuất việc cho vay hay không cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay, mức lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả và các nội dung khác có liên quan.

Bước 3. Quyết định cho vay, ký kết Hợp đồng tín dụng

Người quản lý khoản vay lập báo cáo thẩm định, Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng tín dụng trình người kiểm soát khoản vay và Người quyết định cho vay. Nếu đồng ý cho vay, người quyết định cho vay ghi ý kiến đồng ý cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, Hợp đồng tín dụng, nếu không đồng ý cho vay, nêu lý do không cho vay.

Bước 4.Giải ngân

Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phương án dử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, kiểm tra mục đích vay vốn, vốn đối ứng

đã tham gia, việc thực hiện các điều kiện đã cam kết, đảm bảo tiền vay, người quản lý khoản vay lập báo cáo đề xuất giải ngân, cùng khách hàng lập giấy nhận nợ trình người kiểm soát và người có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp theo, người quản lý khoản vay tiến hành bàn giao hồ sơ giải ngân, bàn giao tài sản đảm bảo cho giao dịch viên tiến hành giải ngân và đưa vào lưu trữ.

Bước 5. Giám sát, thu hồi và thanh lý hợp đồng

Người quản lý khoản vay có trách nhiệm giám sát, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng bằng việc kiểm tra sử dụng vốn, kiểm tra doanh số hoạt động trên tài khoản thanh toán của khách hàng…đồng thời có trách nhiệm thông báo, đôn đốc thu nợ cho vay.

Việc thu nợ của khách hàng đƣợc thực hiện bởi bộ phận giao dịch viên.

Trước ngày đến hạn trả nợ, người quản lý khoản vay có trách nhiệm thông báo cho khách hàng số tiền phải thanh toán và ngày phải thanh toán.

Trường hợp đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng tiến hành chuyển nợ quá hạn đối với khoản nợ đến hạn không thu hồi đƣợc, đồng thời áp dụng các biện pháp để xử lý nợ có vấn đề.

Trong trường hợp đáo hạn mà khách hàng chưa trả được do nguyên nhân khách quan, nếu có nhu cầu và hội đủ điều kiện, người quản lý khoản vay xem xét, trình Giám Đốc phê duyệt để gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng.

Nhìn chung, công tác tổ chức hoạt động cho vay tại chi nhánh khá chặt chẽ, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là, hiện nay hệ thống giao dịch chỉ quản lý các thông tin cơ bản của khách hàng nhƣ: Các thông tin nhận dạng, địa chỉ, điện thoại... Các thông tin kinh tế, thông tin khác có liên quan đến khách hàng như thông tin người có liên quan… chƣa đƣợc theo dõi trên hệ thống. Tại chi nhánh chƣa hình thành

kho dữ liệu về khách hàng cũng nhƣ các thông tin kinh tế vùng để tham khảo chung. Mỗi cán bộ làm công tác cho vay quản lý dữ liệu khách hàng theo cách riêng dẫn đến khi hoán đổi địa bàn hoặc hoán đổi khách hàng giữa các cán bộ làm công tác cho vay những người mới tiếp nhận phải mất nhiều thời gian để tập hợp lại thông tin. Bên cạnh đó, với đặc điểm khách hàng vay vốn theo lĩnh vực nông nghiệp tại địa bàn nông thôn việc nắm bắt thông tin cá nhân của hộ nông dân khó đầy đủ và chính xác, xác định tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn.

Hai là, do số lƣợng khách hàng nhiều, địa bàn rộng, địa hình đi lại khó khăn, công tác kiểm tra sau cho vay còn hạn chế. Rất nhiều trường hợp khi khách hàng chậm trả nợ thì cán bộ tín dụng mới đi kiểm tra và đôn đốc trả nợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc quảng bình (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)