CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
Trong năm 2018, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, Chính Phủ, ngân hàng nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, khéo léo và nhất quán; các chính sách kinh tế vĩ mô đƣợc kết hợp chặt chẽ góp phần hoàn thành toàn diện các mục tiêu, ổn định thị trường tiền tệ và nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế. GDP đạt mức cao nhất trong 11 năm, lạm phát đƣợc kiểm soát chặt chẽ, lãi suất duy trì ở mức thấp, tỷ giá và thị trường vàng ổn định, giúp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Tăng trưởng tín dụng cao (khoảng 14%), ƣu tiên tập trung vào các ngành sản xuất, chế biến chế tạo, nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, khách hàng sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp là đối tƣợng tiềm năng cho các tổ chức tín dụng khai thác.
- Bám sát định hướng của Chính Phủ, chỉ đạo của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam, Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình đã và đang triển khai nhiều chương trình tín dụng, mở rộng quy mô dư nợ như cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo NĐ 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQ-CP, cho vay xây dựng nông thôn mới, cho vay hỗ trợ nhà ở theo QĐ 442/QĐ-HĐTV-HSX, cho vay phát triển thủy sản theo NĐ
67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ 16, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đưa ra nhiệm vụ: “Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tƣ kinh doanh, chú trọng thu hút các dự án lớn, công nghệ cao làm động lực phát triển cho các khu vực, nhất là khu vực tƣ nhân”, ngoài ra còn phải “nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tài chính, tín dụng: nâng cao chất lƣợng hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng và khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp; thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp; đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã với nhiều hình thức hợp tác đa dạng”. Đây là điều kiện khuyến khích để các cá nhân, các tổ chức vay vốn sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt có nhiều cơ hội phát triển tại tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân trong tỉnh tăng lên rất lớn, tạo cơ hội phát triển cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung.
Thực hiện có hiệu qủa Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác liên kết giữa các hộ dân với tổ hợp tác xã và doanh nghiệp.
Chú trọng tổ chức sản xuất theo quy trình, đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm.
Phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; xây dựng vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, cây rau màu có lợi thế trong khâu sản xuất hàng hóa.
Hỗ trợ ngƣ dân đóng tàu có công suất lớn để đánh bắt xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Cho vay tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn các hộ gia đình đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, kể từ khi Quốc Hội ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, là chìa khóa để tháo gỡ những vướng mắc về xử lý nợ xấu, tạo một hành lang pháp lý vững chắc hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý các khoản nợ xấu, góp phần tạo một thị trường tín dụng lành mạnh và an toàn.
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong thời gian tới.
Trong năm 2018, chi nhánh đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, nhƣng năm 2019 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là nguy cơ chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, tình hình thiên tai, bảo lụt, hạn hán…Do đó, chi nhánh cần có những nhìn nhận thận trọng và tiếp tục phấn đấu hơn nữa để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh cuối năm 2019 và những năm tiếp theo.
- Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong các năm tiếp theo.
+ Mục tiêu định hướng: Tiếp tục tăng trưởng tín dụng (tăng tối thiểu 14% so với năm 2018) đồng thời kiểm soát nợ xấu dưới 1%.
+Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016-2018 đạt trên 29%, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng 70% tổng dƣ nợ, mức dƣ nợ bình quân khách hàng cá nhân nông nghiệp đạt trên 200 triệu đồng, tăng dần qua các năm. Trong cho vay nông nghiệp, phải lấy hiệu quả kinh tế của dự án làm
căn cứ đầu tƣ, đầu tƣ có chọn lọc, ƣu tiên đầu tƣ cho các dự án có hiệu quả của hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa. Đẩy mạnh hơn việc đầu tƣ vốn cho nông nghiêp nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010, NĐ 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tập trung đầu tƣ tín dụng hộ nông nghiệp nông thôn, giải quyết cho vay đến 200 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (chương trình xây dựng nông thôn mới). Triển khai hình thức cho vay thấu chi có hoặc không có đảm bảo bằng tài sản đối với các khoản vay sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ từ 300 triệu đồng trở xuống. Liên kết với các cấp hội nhƣ Hội phụ nữ, Hội nông dân ở các xã, thị trấn và ký kết Hợp đồng dịch vụ thành lập các tổ vay vốn ở các xã, phát triển hoạt động cho vay qua tổ.
+ Tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong năm 2019. Năm 2018, nợ nhóm 2 ở mức cao, 4,24% trên tổng dư nợ. Để kiểm soát nợ xấu dưới 1% theo kế hoạch đã đề ra, trong các năm tiếp theo định hướng của chi nhánh là tập trung xử lý nợ xấu, nợ nhóm 2, nợ tiềm ẩn, tập trung thu nợ ngoại bảng (nợ tồn động, nợ XLRR) nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu (nội, ngoại bảng) về mức thấp nhất có thể.
+ Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực quản lý điều hành, củng cố và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ nâng cao chất lƣợng cán bộ; Phát huy lợi thế mạng lưới hiện có và đội ngũ CBCNV toàn chi nhánh, tạo sức mạnh tổng hợp trong các mặt hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Tăng cường công tác kiểm tra, luân chuyển cán bộ nhằm phát huy tính sáng tạo của cán bộ đồng thời hạn chế vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
+ Tập trung mọi nguồn nhân lực cho công tác huy động vốn, trong đó chú trọng phát triển nguồn vốn giá rẻ, nguồn tiền gửi thanh toán trên tài khoản khách hàng. Đảm bảo nguồn vốn huy động tăng tối thiểu 15% so với năm
2018. Kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kế hoạch và phù hợp với mức tăng trưởng nguồn vốn theo đúng các quy định về điều hành kế hoạch.
Tăng cường bán chéo sản phẩm: đưa các sản phẩm mới dựa trên công nghệ hiện đại, tiện ích cao đến với khách hàng. Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, tăng số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ E-Mobile Banking. Gắn việc cho vay khép kín từ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, trên cơ sở đó mở rộng bán chéo sản phẩm, góp phần tăng tỷ lệ thu dịch vụ. Xác định thu dịch vụ là nguồn thu không thể thiếu và tìm mọi biện pháp nâng cao dần tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu của chi nhánh.
Phát triển công tác Marketing, tƣ vấn dịch vụ ngân hàng hỗ trợ tốt cho các bộ phận chuyên môn khác nhƣ huy động, cho vay, nâng cao hình ảnh của chi nhánh nói riêng cũng nhƣ Agribank Việt Nam nói chung.