CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -
2.2.2. Kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Quảng Bình
a. Quy mô cho vay nông nghiệp
Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình nằm ở phía bắc của tỉnh Quảng Bình, là địa bàn có tiềm năng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Khu vực Cảng Gianh đóng tại địa bàn xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, nơi tập trung các tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản xa bờ nhiều, hoạt động thu mua, chế biế hải sản trên địa bàn ngày càng tiềm năng vì vậy mà có nhiều lợi thế phát triển. Khu vực thị xã Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch là nơi tập trung đông dân cƣ, là nơi thuận thiện cho việc giao thương, buôn bán của người dân, kinh tế ở đây phát triển đa dạng với nhiều ngành nghề. Bên cạnh đó là cơ hội để Agribank phát triển hoạt động tín dụng. Nền kinh tế của địa phương trong những năm
gần đây cũng có nhiều thay đổi, sản xuất nông nghiệp tập trung vào chăn nuôi dê, bò, nuôi tôm sú, cua, ốc, cây công nghiệp, cây ăn quả, theo hướng khép kín từ trồng trọt, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu…Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung vào các lĩnh vực phát triển các làng nghề truyền thống (làm bánh tráng, làm nón lá…).
Tuy có nhiều lợi thế, nhƣng hoạt động cho vay nông nghiệp của chi nhánh đã và đang gặp không ít khó khăn. Do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển năm 2016, bảo lụt liên tiếp xảy ra các năm qua…cộng thêm cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng trở nên gay gắt, trong đó đáng chú ý nhất là các Ngân hàng Công Thương, Quỹ Tín Dụng, ngân hàng BIDV Bắc Quảng Bình, gần đây còn có ngân hàng LienVietPost Bank làm cho quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh có phần bị thu hẹp lại.
Phát huy lợi thế và khắc phục khó khăn, trong những năm qua, Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình luôn bám sát định hướng phát triển của tỉnh, tuân thủ quy trình cấp tín dụng của ngành, vì vậy mà hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, đặc biệt hỗ trợ tích cực cho các ngành nông, lâm, thủy sản…Năm 2018, Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, đơn giản hóa quy trình cho vay, cải tiến mô hình, phương thức cho vay…Ngoài ra, trong năm qua đơn vị đã triển khai an toàn 1 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng để tạo thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Vì vậy, dƣ nợ cho vay nông nghiệp của chi nhánh trong các năm qua có bước tăng trưởng khá.
Dƣ nợ cho vay nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2018 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4. Dư nợ cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình giai đoạn 2016-2018
ĐVT: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 So sánh 2017/2016
So sánh 2018/2017 Dƣ nợ Tỷ
trọng Dƣ nợ Tỷ
trọng Dƣ nợ Tỷ trọng
Tăng,
giảm Tỷ lệ Tăng, giảm Tỷ lệ Tổng dƣ
nợ 3.778 100 4.892 100 6.329 100 1.114 29,49 1.437 29,37 Dƣ nợ
cho vay nông nghiệp
3.019 79,9 3.983 81,41 5.159 81,51 964 31,93 1.176 29,53
Số Lƣợng khách hàng
16.213 17.041 18.024 828 983
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐTD Agribank CN BQB giai đoạn 2016-2018 Dƣ nợ cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dƣ nợ. Năm 2016 chiếm tỷ trọng 79,90%, năm 2017 chiếm 81,41%, năm 2018 chiếm 81,51% trên tổng dƣ nợ. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp tăng dần qua các năm về số tuyệt đối năm 2017, đạt 3.983 tỷ đồng, tăng 964 tỷ so với năm 2016; năm 2018 đạt 5.159 tỷ, tăng 1.176 tỷ so với năm 2017. Dƣ nợ cho vay nông nghiệp tăng qua các năm, tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 80%, qua bảng số liệu cho thấy chi nhánh luôn chú trọng phát triển dƣ nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2017, số lƣợng khách hàng cho vay nông nghiệp đạt 17.041 khách hàng, tăng 828 khách hàng so với năm 2016.
Lý do là trong năm 2017 chi nhánh nâng cấp từ chi nhánh loại II lên chi nhánh loại I, hạng I, đẩy mạnh về các hoạt động trong đó có hoạt động cho
vay nông nghiệp. Trong năm 2018, số lƣợng khách hàng cho vay nông nghiệp tăng thì thị phần tăng điều này cho thấy chi nhánh ngày càng mở rộng thị phần chú trọng đến khách hàng nhỏ, lẻ. Điều này phù hợp với định hướng phát triển của chi nhánh.
b. Cơ cấu cho vay nông nghiệp
Phân tích cơ cấu dƣ nợ cho vay nông nghiệp theo thời hạn, theo phương thức cho vay và theo nhóm ngành kinh tế.
Phân tích cơ cấu cho vay nông nghiệp theo thời hạn
Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 theo thời hạn
ĐVT: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 So sánh 2017/2016
So sánh 2018/2017 Dƣ
nợ
Tỷ
trọng Dƣ nợ Tỷ trọng
Dƣ nợ
Tỷ trọng
Tăng,
giảm Tỷ lệ Tăng,
giảm Tỷ lệ Ngắn
hạn 1.854 61,41 2.486 62,41 3.084 59,77 632
34,08 598 24,05 Trung
hạn 945 31,30 1.254 31,48 1.643 31,84 309
32,70 389 31,02 Dài
hạn 220 7,28 243 6,10 432 8,37 23 10,45 189 77,78 TỔNG
CỘNG 3.019 100 33.983 100 5.159 100 964 31,93 1.176 22,79
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐTD Agribank CN BQB giai đoạn 2016-2018 Nhìn vào bảng trên, ta thấy dƣ nợ cho vay nông nghiệp ngắn hạn, trung hạn qua các năm 2016, 2017, 2018 chiếm tỷ trọng gần tương đương nhau và chiếm tỷ lệ cao trên tổng dư nợ. Xu hướng của chi nhánh là chuyển dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn; tuy nhiên nhìn vào số
liệu trên ta thấy trong cho vay nông nghiệp, dƣ nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Do trong năm 2018, chi nhánh đã cho vay ngắn hạn một số khách hàng lớn vì vậy, dƣ nợ ngắn hạn tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng trưởng. Dư nợ trung hạn tăng dần qua các năm. Năm 2017 đạt 1.254 tỷ đồng, tăng 309 tỷ so với năm 2016, tỷ lệ tăng 32,70%. Năm 2018 đạt 1.643 tỷ, tăng 389 tỷ so với năm 2017, tỷ lệ tăng 31,02%. Dƣ nợ dài hạn có tỷ trọng nhỏ tuy nhiên cũng tăng dần qua các năm, trong năm 2018 đạt 432 tỷ, tăng 189 triệu so với năm 2017, tỷ lệ tăng 77,78%, lý do trong năm 2018 chi nhánh cho vay một số khách hàng lớn đầu tƣ trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho lĩnh lực nông nghiệp. Trong thời gian tới, chi nhánh cần chú trọng việc tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn để phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và nâng cao kết quả kinh doanh của chi nhánh.
c. Chất lượng dịch vụ cho vay nông nghiệp
Mỗi năm chi nhánh đã tiến hành khảo sát khách hàng thông qua các buổi Hội nghị khách hàng. Các bảng khảo sát của chi nhánh thường ngắn gọn, đa số khảo sát về dịch vụ thanh toán, dịch vụ điện tử.. Việc khảo sát khách hàng nhằm nắm bắt kịp thời tâm lý của khách hàng từ đó đƣa ra chiến lƣợc phù hợp. Tuy nhiên, chi nhánh chƣa thực hiện việc khảo sát chất lƣợng dịch vụ cho vay.
Để hiểu rõ hơn về chất lƣợng dịch vụ cho vay nông nghiệp, tác giả đã tiến hành khảo sát 150 khách hàng tương ứng 150 mẫu bằng cách phát trực tiếp cho các khách hàng vay vốn tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình. Kết quả tổng hợp nhƣ sau:
Bảng 2.6. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình
Biến quan
sát Thuộc tính Điểm
trung bình Mức độ Sản phẩm
vay
Độ đa dạng 3,71 Hài lòng
Sự phù hợp 4,05 Hài lòng
Sự tiện lợi 3,46 Hài lòng
Dễ sử dụng 3,62 Hài lòng
Quy trình, thủ tục
Đúng quy trình 3,48 Hài lòng
Đơn giản, gọn nhẹ 3,17 Bình thường
Sự thuận tiện 2,85 Bình thường
Tiết kiệm thời gian 3,34 Bình thường Mức chi
phí/lãi suất
Lãi suất linh hoạt đối với từng khách hàng
3,57 Hài lòng
Mức lãi suất cạnh tranh so với các TCTD khác
3,69 Hài lòng
Lãi suất điều chỉnh đúng cam kết 4,05 Hài lòng
Mức phí hợp lý 3,60 Hài lòng
Nhân viên
Phong cách giao dịch 3,82 Hài lòng
Thời gian xử lý yêu cầu của khách hàng
3,61 Hài lòng
Trình độ chuyên môn 3,50 Hài lòng
Khả năng tư vấn 3,16 Bình thường
Cơ sở vật chất
Trang thiết bị hiện đại 3,40 Bình thường Bố trí quầy giao dịch hợp lý 3,25 Bình thường Thuận tiện cho quý ông (bà) 4,41 Rất hài lòng
Đầy đủ tiện nghi 3,24 Bình thường
Nguồn: bảng khảo sát khách hàng
Qua bảng khảo sát về chất lƣợng dịch vụ cho vay nông nghiệp tại chi nhánh, ta thấy đa số khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ vay; đó là do trong các năm qua, chi nhánh đã rất tích cực trong việc áp dụng các gói sản phẩm mới, phù hợp với đặc thù của từng khách hàng trên địa bàn. Với mức lãi suất thả nổi, đƣợc áp dụng linh hoạt theo từng đối tƣợng với từng nhu cầu vay vốn khác nhau, nên khách hàng cảm thấy hài lòng, mặt khác, một số khoản phí như phí trả trước hạn chi nhánh không áp dụng, nên rất thích hợp với tâm lý khách hàng. Về chất lƣợng phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng, khách hàng hài lòng về phong cách giao dịch, thời gian xử lý yêu cầu và trình độ chuyên môn trong khi cảm thấy khả năng tư vấn chỉ ở mức bình thường.
Bên cạnh đó, hồ sơ, thủ tục vay vốn và cơ sở vật chất chỉ đạt mức bình thường. Trong thời gian tới, chi nhánh nên cải tiến quy trình vay vốn, nâng cấp cơ sở vật chất để nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay nông nghiệp.
d. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nông nghiệp
Tỷ lệ nợ xấu, sự biến đổi cơ cấu nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay nông nghiệp phản ánh chất lƣợng tín dụng cho vay nông nghiệp tại chi nhánh, thể hiện qua bảng số liệu bảng 2.7 sau:
Trong giai đoạn 2016-2018, tổng dƣ nợ tín dụng cho vay nông nghiệp của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Cụ thể: năm 2016 có tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp là 3.019 tỷ đồng, năm 2017 là 3.983 tỷ đồng và đến năm 2018 tổng dƣ nợ đạt 5.159 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 1 chiếm tỷ lệ lớn trên tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp của chi nhánh qua các năm và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2016-2018. Tỷ lệ dƣ nợ của nhóm 3, 4 và 5 chỉ chiểm một phần rất nhỏ trong tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp của chi nhánh. Nợ xấu năm 2016 là 6.75 tỷ, tỷ lệ 0,22%; năm 2017 là 6.15 tỷ, tỷ lệ 0,15%; năm 2018 là 13 tỷ, tỷ lệ 0,25%. Nợ xấu năm 2017 giảm 0,07% so với năm 2016; sang năm 2018 lại tăng lên 0,10% so với năm 2017. Nợ xấu tăng lên là do tỷ lệ nợ nhóm 3 tăng
mạnh. Chi nhánh cần có giải pháp tích cực hơn nữa trong việc xử lý nợ xấu, nợ nhóm 2 vẫn nằm ở tỷ lệ cao 1,68%, nếu không xử lý cương quyết, dứt điểm, nguy cơ chuyển nợ xấu rất cao trong năm 2019. Nhìn vào cơ cấu, ta thấy tuy nợ xấu năm 2018 tăng lên, nhƣng tỷ lệ nợ nhóm 4, nhóm 5 lại giảm.
Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự biến đổi cơ cấu nhóm nợ theo chiều hướng tốt lên, trong thời gian tới, chi nhánh cần xử lý nợ nhóm 2, nhóm 3 không để phát sinh nợ nhóm 4, nhóm 5.
Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ xấu, cơ cấu nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình giai
đoạn 2016-2018
ĐVT: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 Dƣ
nợ
Tỷ lệ/Tổng
DN
Dƣ nợ
Tỷ lệ/Tổng
DN
Dƣ nợ
Tỷ lệ/Tổng
DN TỔNG DƢ NỢ 3.019 100,00 3.983 100,00 5.159 100,00
Nợ nhóm 1 2.929 97,01 3.883
97,48 5.059 98,06
Nợ nhóm 2 85 2,81 96 2,41 87 1,68
Nợ nhóm 3 3.21 0,10 2.86 0,07 12 0,23
Nợ nhóm 4 0 0 1.04
0,02 0 0
Nợ nhóm 5 3.54 0,11 2.25
0,05 1 0,02
Nợ xấu 6.75 0,22 6.15
0,15 13 0,25 Trích lập dự phòng
rủi ro 4.215 4.071 3.87
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐTD Agribank CN BQB giai đoạn 2016-2018
Trích lập dự phòng rủi ro là một khoản chi phí bắt buộc nhằm xử lý nợ xấu, chi nhánh nào có nhiều nợ xấu thì việc trích lập dự phòng càng cao.
Nguồn trích lập dự phòng rủi ro tăng lên qua 3 năm. Năm 2016: 4.215 tỷ, năm 2017: 4.071 tỷ; năm 2018: 3.87 tỷ.
e. Thu nhập từ cho vay nông nghiệp
Kết quả thu lãi từ hoạt động tín dụng giai đoạn 2016-2018 nhƣ sau:
Bảng 2.8. Thu nhập từ cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình giai đoạn 2016-2018
ĐVT: triệu đồng, %
CHỈ TIÊU NĂM
2016
NĂM 2017
NĂM 2018
So sánh 2017/2016
So sánh 2018/2017 Chênh
lệch Tỷ lệ Chênh
lệch Tỷ lệ Thu lãi từ hoạt động
tín dụng 139.191 148.753 173.628 9.562 6,87 24.875 16,72 Trong đó: thu lãi từ
hoạt động cho vay nông nghiệp
107.342 112.865 137.894 5.523 5,145 25.029 18,1509
Tỷ trọng 77,11 75,87 79,42
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐTD Agribank CN BQB giai đoạn 2016-2018 Nhìn vào bảng trên, ta thấy thu lãi từ hoạt động cho vay nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, năm 2016, tỷ lệ 77,11%/tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng của chi nhánh, năm 2017, tỷ lệ thu lãi 75,87/tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng của chi nhánh, năm 2018, tỷ lệ thu lãi 79,42%/tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng, điều này cho thấy hoạt động cho vay nông nghiệp là hoạt động tạo nguồn thu chủ yếu trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Tổng thu lãi từ hoạt động cho vay nông nghiệp tăng dần qua các năm, với tỷ lệ tăng trưởng tốt, đối tƣợng cho vay nông nghiệp là đối tƣợng tiềm năng để chi nhánh chú
trọng và phát triển.
f. Kết quả bán chéo sản phẩm từ cho vay nông nghiệp
Trong giai đoạn 2016-2018, chi nhánh rất nỗ lực trong việc bán chéo sản phẩm. Các sản phẩm bán chéo có thể kể đến đó là: Bảo an tín dụng, nhắc nợ tiền vay, mở tài khoản thẻ ATM và dịch vụ đi kèm thẻ. Trong các sản phẩm đó, Bảo an tín dụng là sản phẩm bán chéo mang lại nguồn thu dịch vụ cao nhất, chi tiết thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9. Doanh số Bảo an tín dụng trong hoạt độngcho vay nông nghiệp Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu
NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 So sánh 2017/2016
So sánh 2018/2017 Doan
h số
Hoa hồng
Doan h số
Hoa hồng
Doan h số
Hoa hồng
Tăng ,giảm
Tỷ lệ
Tăng
,giảm Tỷ lệ Bảo an
tín dụng 6.824 1.364 7.142 1.428 8.103 1.620 318 4,66 961 13,45
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐTD Agribank CN BQB giai đoạn 2016-2018 Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh số bán chéo sản phẩm và hoa hồng tăng qua các năm, năm 2017, hoa hồng đạt 1.428 triệu đồng, tăng 318 triệu đồng so với năm 2016, với tỷ lệ tăng trưởng 4,66%. Năm 2018, hoa hồng đạt 1.620 triệu đồng, tăng 961 triệu đồng so với năm 2017, với tỷ lệ tăng 13,45%.
Bảo an tín dụng là sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, vì vậy, chi nhánh nên chú trọng phát triển sản phẩm này.
Với các sản phẩm bán chéo còn lại, ta có thể thấy đƣợc kết quả qua số lƣợng khách hàng vay vốn theo lĩnh vực nông nghiệp sử dụng dịch vụ, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.10. Kết quả bán chéo sản phẩm trong hoạt động cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Khách hàng, %
Chỉ tiêu
NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 So sánh So sánh 2017/2016 2018/2017 Số lƣợng Tỷ
trọng Số lƣợng
Tỷ trọng
Số lƣợng
Tỷ trọng
Tăng,g
iảm Tỷ lệ Tăng,
giảm Tỷ lệ Số lƣợng
KH vay vốn nông
nghiệp
16.213 100 17.041 100 18.024 100 828 5.107 983 5,76
Trong đó:
SL KH SD DV nhắc nợ tiền vay
8.543 52,69 13.196 77,43 15.920 88,32 4.653 54,47 2.724 15,98
SL KH SD DV mở tài khoản thẻ
11.136 68,68 14.285 83,82 16.161 89,66 3.149 1.876 11,00
SL KH SD DV E mobile banking,
SMS Banking,
Internet banking
3.015 18,59 5.224 30,65 7.046 39,09 2.209 73.27 1.822 10,69
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐTD Agribank CN BQB giai đoạn 2016-2018 Chi nhánh đã thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ đồng thời tuân thủ quy định của NHNN, chi nhánh đã thực hiện khá tốt việc giải ngân qua tài khoản thanh toán. Mặc dù kết quả chƣa đạt 100%, nhƣng số lƣợng khách hàng mở tài khoản trên tổng số khách hàng vay
vốn theo lĩnh vực nông nghiệp khá cao, trên 83%, năm 2018, tỷ lệ này đạt mức 89,66%. Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ nhắc nợ tiền vay có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2016 có 8.543 khách hàng (chiếm tỷ lệ 52,69%); năm 2017 có 13.196 khách hàng (chiếm tỷ lệ 77,43%); năm 2018 có 15.920 khách hàng (chiếm tỷ lệ 88,32%). Dịch vụ nhắc nợ tiền vay mang lại nhiều tiện ích, giảm phần nào áp lực báo lãi, báo nợ đến hạn cho cán bộ tín dụng, đồng thời đem lại doanh thu dịch vụ, chi nhánh rất quan tâm đến việc phát triển sản phẩm này. Năm 2018, gần 100% khách hàng sử dụng dịch vụ, là một kết quả đáng mừng cho đơn vị.
Trong khi đó, số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ E mobile banking và SMS banking chƣa nhiều, tuy số lƣợng có tăng qua các năm nhƣng với tốc độ tăng trưởng thấp. Đây là một sản phẩm mang lại nhiều tiện ích, khách hàng có thể quản lý tài khoản, thanh toán công nợ, chuyển khoản cho người bán hoặc trả lương cho nhân viên.., vì vậy, chi nhánh cần chú trọng hơn nữa trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm này.