Các hoạt động triển khai cho vay nông nghiệp của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc quảng bình (Trang 48 - 56)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.3. Các hoạt động triển khai cho vay nông nghiệp của ngân hàng thương mại

a. Hoạt động khảo sát khách hàng, nghiên cứu thị trường

- Về khảo sát: Hoạt động khảo sát khách hàng nhằm nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng để đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.

- Về thị trường: Quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng thường gặp phải rủi ro do sự biến động về thị trường, vì vậy thông qua việc nghiên cứu thị trường, ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin kịp thời, chính xác nhất về xu hướng của người tiêu dung, diễn biến của thị trường từ đó nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng, giúp ngân hàng đƣa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của mình.

b. Hoạt động quảng bá

Hoạt động quảng bá nhằm giới thiệu các sản phẩm đến khách hàng.

Hoạt động quảng bá gắn liền với hệ thống kênh phân phối, hệ thống kênh phân phối rộng thì hoạt động quảng bá hiệu quả sẽ góp phần đƣa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng đồng thời tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các ngân hàng hiện nay có số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ hoạt động trên thị trường là tương đương và không có sự chênh lệch đáng kể thì hoạt động quảng bá trở thành một chiến lƣợc giúp các ngân hàng có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh để nắm lấy ưu thế trên thị trường.

c. Lãi suất, phí

- Ngân hàng thương mại có thể áp dụng lãi suất cho vay theo quy định của ngân hàng nhà nước. Tùy theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh và mức độ tín nhiệm của từng khách hàng mà áp dụng lãi suất cho vay phù hợp.

d. Nghiên cứu sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng

Khách hàng vay vốn với những đặc điểm, mục đích và đối tƣợng sản xuất, kinh doanh khác nhau, vì vậy đòi hỏi các ngân hàng phải nghiên cứu kỹ khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tìm hiểu đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng từ đó áp dụng các hình thức cho vay phù hợp.

đ. Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay

Nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay vốn, tạo thêm sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, các NHTM nên khảo sát để nắm bắt ý kiến của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ cho vay để đánh giá đƣợc mức độ hài lòng của khách hàng, từ đó đƣa ra các chính sách nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhƣ đầu tƣ trang thiết bị, máy móc hiện đại, đổi mới quy trình giao dịch, đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công nhân viên…

e. Kiểm soát rủi ro

Rủi ro là những việc xảy ra ngoài ý muốn, những sự cố không lường trước được có thể do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, có thể gây thiệt hại, thua lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Rủi ro trong hoạt động cho vay nông nghiệp phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu hồi đủ gốc và lãi hoặc thu hồi không đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay nông nghiệp.

Nguyên nhân khách quan: Nhƣ thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, mất mùa, sự thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước

Nguyên nhân chủ quan:

- Phía ngân hàng: Cán bộ ngân hàng lợi dụng chức vụ làm sai quy trình cho vay, cán bộ ngân hàng thoái hóa, biến chất vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Phía khách hàng: Khách hàng có thái độ không hợp tác trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ, chây lỳ, cố ý không trả nợ…Rủi ro là yếu tố tất yếu, nó luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng, vì vậy việc kiểm soát rủi ro là rất quan trọng, giúp ngân hàng hạn chế tổn thất và ngăn ngừa nguy cơ mất tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay nông nghiệp, các ngân hàng thương mại thường cho vay nhiều đối tượng, thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau trên các địa bàn khác nhau nhằm phân tán rủi ro.

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp của ngân hàng thương mại

a. Tăng trưởng quy mô cho vay nông nghiệp

Quy mô cho vay nông nghiệp đƣợc thể hiện qua số liệu dƣ nợ tín dụng nông nghiệp tăng trưởng qua các năm, tăng được tỷ trọng số lượng khách hàng nông nghiệp và quy mô món nợ, trong đó:

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh sự tăng trưởng dư nợ qua các năm, phản ánh mở rộng quy mô cho vay, khả năng tìm kiếm khách hàng của ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này càng cao, mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và phát triển.

+ Tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp/Tổng dƣ nợ Tỷ trọng DNCVNo =

Dƣ nợ cho vay nông nghiệp Tổng dƣ nợ

- Sự gia tăng số lượng khách hàng nông nghiệp

Chỉ tiêu này cho thấy số lƣợng khách hàng tăng thêm qua các năm, thể hiện sự mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng, tuy nhiên đây chỉ là một chỉ tiêu mang tính tương đối, chưa phản ánh rõ quy mô tăng trưởng.

- Quy mô món nợ

Để phản ánh đầy đủ quy mô tăng trưởng, hiện nay các ngân hàng thương mại thường đánh giá qua chỉ tiêu quy mô món nợ.

Quy mô món nợ =

Dƣ nợ bình quân trong kỳ báo cáo Số lƣợng khách hàng

b. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng nông nghiệp

Cơ cấu dƣ nợ cho vay khách hàng nông nghiệp bao gồm cơ cấu theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh (cho vay chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản, hải sản…), cơ cấu theo thời hạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), cơ cấu theo phương thức đảm bảo tiền vay (có TSĐB và không có TSĐB)…

Phân tích cơ cấu dƣ nợ cho vay giúp ngân hàng có thể nhìn thấy đƣợc tỷ lệ phần trăm của từng loại trong tổng thể, giúp ngân hàng có thể đánh giá đƣợc chi tiết tình hình cho vay khách hàng nông nghiệp tại đơn vị, từ đó đƣa ra các định hướng chiến lược phù hợp với từng giai đoạn.

c. Chất lượng dịch vụ cho vay

Chất lƣợng dịch vụ cho vay đƣợc thể hiện ở mức độ thõa mãn nhu cầu của người đi vay và lợi ích về mặt tài chính của người cho vay. Để đánh giá chất lƣợng dịch vụ cho vay, ngân hàng có 2 cách để đánh giá, đó là đánh giá phía bên trong và đánh giá phía bên ngoài.

Đánh giá bên trong là đánh giá thông qua việc lấy ý kiến của cán bộ công nhân viên ngân hàng. Nhƣng để đánh giá tốt chất lƣợng dịch vụ cho vay thì các ngân hàng thường chọn cách khảo sát khách hàng bằng các bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp, từ đó có thể đánh giá đƣợc mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ ngân hàng. Điểm khảo sát càng cao, chứng tỏ khách hàng càng hài lòng và ngƣợc lại.

Đánh giá chất lƣợng dịch vụ cho vay khách hàng nông nghiệp qua các chỉ tiêu nhƣ: thủ tục, quy trình giao dịch; trình độ chuyên môn và kỹ năng xử lý nghiệp vụ cũng nhƣ thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng; uy tín, hình ảnh và các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng…

d. Kết quả kiểm soát rủi ro

Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng, vì vậy, trong hoạt động cho vay buộc phải chấp nhận rủi ro, xem rủi ro là yếu tố tất yếu vấn đề đặt ra là để nâng cao hiệu quả hoạt động, ngân hàng phải làm tốt khâu kiểm soát rủi ro tín dụng. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nông nghiệp nói riêng, nó đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng nông nghiệp Chỉ tiêu này đƣợc xác định:

Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng nợ xấu cho vay nông nghiệp

x 100 Tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp

Nợ xấu là các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu phản ánh

chất lƣợng tín dụng của ngân hàng - Biến đổi cơ cấu nhóm nợ

Biến đổi cơ cấu nhóm nợ là sự thay đổi tỷ lệ của các nhóm nợ qua các kỳ báo cáo. Nếu tỷ lệ các nhóm nợ 3,4,5 ngày càng có xu hướng giảm là một tín hiệu tốt phản ánh chất lƣợng tín dụng đang dần tốt lên là ngƣợc lại.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Trích lập dự phòng rủi ro là những biện pháp mà các ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ như đã cam kết. Có 2 phương pháp trích lập dự phòng rủi ro bao gồm trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

+ Trích lập dự phòng chung đƣợc tính trên 75%dƣ nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4

+ Trích lập dự phòng cụ thể đƣợc trích căn cứ vào từng nhóm nợ (Nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%,nhóm 5: 100%). Nhƣng đối vay khách hàng vay vốn theo nghị định 55/NĐ-CP của chính phủ tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể từ nhóm (Nhóm 2: 2,5%; nhóm 3: 10%; nhóm 4: 25%,nhóm 5:

50%) Dự phòng rủi ro đƣợc hạch toán vào chi phí của ngân hàng. Vì vậy, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro càng cao, phản ánh chất lƣợng hoạt tín dụng của NHTM càng giảm và ngƣợc lại

- Tỷ lệ xóa nợ ròng

Các khoản nợ sau thời gian 5 năm kể từ ngày hạch toán theo dõi ngoại bảng, các NHTM đƣợc xuất toán ra khỏi ngoại bảng. Tỷ lệ này càng cao, phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM càng không hiệu quả.

e. Tăng trưởng thu nhập

Không thể tách riêng lợi nhuận từ hoạt động cho vay nông nghiệp, vì vậy, để đánh giá kết quả hoạt động cho vay này, các ngân hàng thương mại thường đánh giá qua chỉ tiêu tỷ trọng thu lãi cho vay khách hàng nông nghiệp

Chỉ tiêu này đƣợc xác đinh:

Tỷ trọng thu lãi cho

vay nông nghiệp = Thu lãi từ cho vay nông nghiệp

x 100 Tổng thu lãi tín dụng

Tỷ trọng này càng cao phản ánh hoạt động cho vay nông nghiệp có hiệu quả và tín hiệu tốt để tiếp tục phát huy.

Để đánh giá tốc độ tăng trưởng, người ta thường so sánh chỉ tiêu này cả về số tương đối và tuyệt đối để biết số tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm qua các thời kỳ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung cơ bản của chương 1 là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay nông nghiệp như đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp của NHTM; trình bày chi tiết về hoạt động cho vay nông nghiệp của NHTM nhƣ bối cảnh, mục tiêu, công tác tổ chức các hoạt động cho vay, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp của NHTM.

Những nội dung được trình bày trong chương 1 là cơ sở vững chắc để phân tích, đánh giá thực trạng và đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc quảng bình (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)