CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.2. Công tác tổ chức hoạt động cho vay nông nghiệp của ngân hàng thương mại
Muốn đạt đƣợc mục tiêu nói trên, các NHTM phải làm tốt công tác tổ chức nói chung và công tác tổ chức trong hoạt động cho nông nghiệp nói riêng. Công tác tổ chức hoạt động cho vay nông nghiệp bao gồm các nội dung:
a. Tổ chức bộ máy nhân sự
* Tổ chức bộ máy
Ngân hàng thương mại có thể lựa chọn một trong hai hình thức tổ chức bộ máy đó là tập trung và chuyên môn hóa.
Đặc điểm của mô hình tổ chức bộ máy tập trung là toàn bộ công việc của hoạt động cho vay nông nghiệp đƣợc phân công cụ thể cho một bộ phận thực hiện. Ƣu điểm của mô hình này là tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí nhƣng mang tính chủ quan cao, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải có trình độ chuyên môn, kiến thức phong phú về mọi mặt, có đạo đức trong tác nghiệp và có bản lĩnh vững vàng.
Đặc điểm của mô hình tổ chức bộ máy chuyên môn hóa là phải có sự phân công, phân cấp trong hệ thống. Quá trình thực hiện đƣợc chia làm nhiều công đoạn, giao cho nhiều bộ phận thực hiện. Ƣu điểm của mô hình này là tính chuyên môn hóa cao, hạn chế đƣợc sự mất cân xứng về trình độ chuyên
môn nhƣng lại đòi hỏi các bộ phận phải phối hợp hoạt động chuyên môn hóa, đem lại hiệu quả.
*Yếu tố con người
Trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay nông nghiệp nói riêng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng, quyết định chất lượng hoạt động tín dụng, giữ uy tính phát triển thương hiệu của ngân hàng thương.
Vì vậy, hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay đều chú trọng đến công tác đào tạo chất lƣợng nguồn nhân lực, cán bộ ngân hàng cần phải nhiệt tình, có đạo đức nghề nghiệp, có tác phong chuyên nghiệp, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.
b. Quy trình cho vay nông nghiệp
Quy trình cho vay nông nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều bước nhƣ sau:
Bước 1: Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn
Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thiết lập quan hệ tín dụng lành mạnh và cũng là giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sự có nhu cầu về vốn tín dụng cũng nhƣ chứng minh đƣợc tính hợp pháp về nhân thân khách hàng và tính tự nguyện đề nghị cấp tín dụng của khách hàng
Để có những điều kiện cần thiết, đầu tiên ngân hàng sẽ tiến hành thu thập những thông tin cơ bản về khách hàng. Trường hợp cho vay nông nghiệp ngân hàng cần thu thập những thông tin nhƣ nhu cầu vay vốn của khách hàng là bao nhiêu, mục đích vay vốn để làm gì, vòng quay vốn trong bao lâu? Thu nhập hàng tháng của khách hàng là bao nhiêu? Có tài sản để đảm bảo cho
khoản vay hay không?...
Sau khi thu thập thông tin về khách hàng, căn cứ các điều kiện thực tế của từng khách hàng, ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ vay chi tiết, cơ bản gồm các giấy tờ sau:
- Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng nhƣ: sổ hộ khẩu, CMND của khách hàng vay….
- Những tài liệu chứng minh năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình và khả năng tài chính của khách hàng, bao gồm tất cả các hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập của người đi vay như bảng lương hàng tháng, đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn…
- Những tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn hợp pháp, nhƣ giấy đăng ký kinh doanh…
- Phương án/dự án sản xuất kinh doanh là một bản kế hoạch mô tả chi tiết quá trình sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt trong một thời kỳ nhất định, nó bao gồm tổng nhu cầu vốn, tỷ lệ vốn đối ứng, vốn cần phải đi vay để thực hiện phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dự kiến doanh thu, chi phí, dự kiến lợi nhuận…
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: Là các hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản dự định thế chấp cho ngân hàng.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay
Sau khi có thông tin khách hàng, bên cạnh việc khách hàng chuẩn bị hồ sơ, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng nhằm đánh giá khả năng thu nợ và lãi, cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, để có quyết định hợp lý. Quá trình thẩm định hồ sơ vay trên 2 phương diện: phương diện tài chính và phương diện phi tài chính.
- Về phương diện phi tài chính:
+ Khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn theo lĩnh vực nông nghiệp
Người đại diện hộ trực tiếp giao dịch với ngân hàng phải là chủ hộ hoặc hộ cử ra một người có năng lực hành vi dân sự chịu trách trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
+ Mục đích vay phải hợp pháp, phù hợp với với nghị định 55/NĐ-CP, nghị định 41/NĐ-CP, vay vốn phát triển nông nghiệp cũng nhƣ các qui định về môi trường, sinh thái.
+ Ngân hàng cần quan tâm đặc biệt đến những yếu tố xã hội do đặc thù của loại hình kinh tế này. Trong thực tế những yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của của khách hàng vay, nhƣ quan hệ giữa các thành viên trong hộ, uy tín của chủ hộ, quan hệ thôn xóm, tổ chức cuộc sống gia đình, cũng nhƣ khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt của khách hàng.
- Về phương diện tài chính theo hai hướng: Thẩm định nhu cầu vay vốn hợp lý và khả năng trả nợ.
Khi thẩm định nhu cầu vay, các ngân hàng chủ yếu dựa vào phương pháp định mức chi phí theo mô hình sản xuất, số tiền vay đƣợc xác định trên cơ sở xác định chi phí theo từng phương án, sản xuất, kinh doanh,chăn nuôi trồng trọt...
Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn phải có đủ năng lực tài chính để đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết, khi vay ngân hàng yêu cầu phải có đối ứng của mình tham gia vào phương án sản xuất, kinh doanh. Vốn đối ứng tham gia bao gồm:
+ Tiền mặt;
+ Các yếu tố sản xuất nhƣ giống, phân bón, sức kéo (của gia súc hoặc máy kéo).
+ Đất thuộc quyền sử dụng của khách hàng.
Phân tích tính chất các nguồn tài chính dùng để trả nợ của khách hàng là rất quan trọng. Nguồn trả nợ chính là thu nhập hiện phương án sản xuất, kinh
doanh chăn nuôi, trồng trọt đƣợc ngân hàng cho vay. Ngoài ra còn có các nguồn thu khác kể.
Bước 3: Quyết định cho vay, thương lượng ký kết Hợp đồng tín dụng và hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan
Có cơ sở để ra quyết định cho vay: Ngoài các thông tin đƣợc chuyển giao ở giai đoạn trước, người ra quyết định còn cần phải dựa trên những cơ sở sau:
- Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định về hoạt động tín dụng của NHNN
- Thông tin cập nhật từ thị trường và các cơ quan chức năng - Nguồn cho vay của ngân hàng
Kết thúc giai đoạn này, nhà quản trị phải tính giá cả, chi phí cho khoản tín dụng nếu đƣợc cấp, định lƣợng những rủi ro có thể xảy ra để dự kiến thu nhập có đƣợc từ khoản tín dụng đƣợc cấp. Giai đoạn này đƣợc xác định bởi các văn bản thể hiện kết quả ra quyết định tín dụng.
Nếu từ chối, ngân hàng có văn bản nêu rõ lý do từ chối và người ra quyết định phải ghi ý kiến từ chối lên giấy đề nghị cấp tín dụng cũng nhƣ hồ sơ xin cấp tín dụng.
Nếu chấp thuận, ngân hàng sẽ tiến hành, lập Hợp đồng thế chấp tài sản sản bảo đảm tiền vay, đàm phán ký kết Hợp đồng tín dụng cùng với các hợp đồng liên quan. Đây là hành vi pháp lý quan trọng để làm cơ sở giao vốn cho người vay và kiểm soát việc thu hồi vốn. Nếu Hợp đồng tín dụng được ký kết với các điều khoản rõ ràng, cụ thể thì công tác giám sát ở giai đoạn sau cũng thuận lợi.
* Bước 4: Giải ngân
Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã ký kết trong Hợp đồng. Tùy theo từng loại và phương thức cho vay khác
nhau mà phương pháp giải ngân khác nhau. Có các phương pháp giải ngân chính nhƣ sau:
- Giải ngân 1 lần hoặc nhiều lần
- Giải ngân bằng tiền mặt, chuyển vào tài khoản tiền gửi của người đi vay, chuyển trả cho người thụ hưởng.
* Giai đoạn 5: Giám sát, thu hồi vốn và thanh lý Hợp đồng vay
- Giám sát tín dụng là nhằm kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo Hợp đồng tín dụng nhƣ: khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong Hợp đồng, kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn, theo quy trình thực hiện của các bộ phận có liên quan tại ngân hàng, để sớm phát hiện các sai sót, có hướng xử lý phù hợp.
- Giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, kiểm tra sử dụng vốn, kiểm tra tài sản theo định kỳ, đối với tài sản thế chấp là động sản thì 03 tháng kiểm tra một lần, đối với tài sản là Bất động sản thì 06 tháng kiểm tra một lần.
- Công tác thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ nhƣ trong cam kết theo Hợp đồng. Ngân hàng áp dụng các phương pháp thu hồi nợ: Thu lãi định kỳ 01 tháng/lần hoặc 03 tháng/lần; thu gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. Thu gốc và lãi một lần vào cuối kỳ hạn trả nợ; Thu nợ gốc 1 lần khi đến hạn.
- Ngân hàng thường thông báo cho khách hàng biết số tiền gốc, lãi phải thanh toán trước 05 ngày làm việc. Trong quá trình giám sát thu nợ, ngân hàng thường áp dụng một số biện pháp sau:
+ Chuyển nợ quá hạn các khoản nợ đến hạn nhƣng chƣa thu đƣợc + Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
- Trong trường hợp đáo hạn mà khách hàng chưa trả được do nguyên
nhân khách quan, nếu có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện, ngân hàng xem xét để gia hạn nợ cho khách hàng.
+ Đảo nợ: Là ký kết Hợp đồng mới để thanh lý hợp đồng cũ.
- Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề:
Nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàn trả đúng hạn, không đƣợc phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Trong trường hợp này, ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp xử lý để có thể thu hồi nợ.
- Tái thẩm định: Tái thẩm định là việc tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã đƣợc cấp nhằm đánh giá chất lƣợng tín dụng của khoản vay, để sớm phát hiện các rủi ro để có hướng giải quyết kịp thời. Bằng cách đánh giá lại năng lực sản xuất, kinh doanh của khách hàng, đánh giá lại khả năng trả nợ, dự đoán rủi ro gây bất lợi cho khách hàng, từ đó đƣa ra những biện pháp phù hợp với từng khoản vay.