CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
3.2.3. Rút gọn thủ tục, cải tiến cách thức làm việc và thực thi các chính sách cho vay phù hợp trong hoạt động cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình
Hiện nay tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình, cán bộ tín dụng khi cho vay hầu như chỉ chú ý đến tư cách của người vay, khả năng tài chính và tài sản thế chấp của người vay là chủ yếu, phương án xin vay chỉ mang tính hình thức trong khi phương án xin vay quyết định đến kết quả sản xuất, kinh doanh của người vay, dẫn đến nhiều phương án gặp nhiều khó khăn, khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, khi thẩm định cho vay, chi nhánh cần thay đổi cách nhìn về khách hàng, xem tài sản đảm bảo chỉ là nguồn trả nợ dự phòng khi nguồn trả nợ chính là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp rủi ro.
Để hạn chế rủi ro tín dụng, Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình cần tuân thủ quy trình cho vay. Như trước khi cho vay chi nhánh nên điều tra
khảo sát tình hình trên địa bàn, nắm đƣợc các luồng thông tin ban đầu về khách hàng, xác định đƣợc khả năng tài chính, phẩm chất đạo đức của khách hàng và xem xét giải quyết cho vay, loại bỏ những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. Tiến hành thẩm định khi nhận đƣợc hồ sơ vay vốn của khách hàng. Việc thẩm định phải nhanh gọn, chính xác, không gây khó khăn cho khách hàng. Tuy nhiên tính đúng đắn của kết quả thẩm định lại phụ thuộc vào năng lực và ý thức chủ quan của cán bộ tín dụng, do đó phải nâng cao phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Sau khi thẩm định, nếu khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, thì tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn vay, phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành làm hồ sơ cho vay, hướng dẫn thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định, kiểm tra hồ sơ và các giấy tờ cần thiết, nhanh chóng hoàn tất hồ sơ để tiến hành giải ngân đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng. Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng cũng phải thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình sản xuất, kinh doanh xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, tình hình sản xuất kinh doanh của họ nhƣ thế nào để có các chính sách kịp thời tránh tình trạng khách hàng không trả đƣợc nợ.
Về quy trình, thủ tục vay vốn tại Agribank, còn khá nhiều thủ tục rườm rà. Do vậy, trong thời gian tới, trên cơ sở quy trình cho vay đã đƣợc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn việt Nam xây dựng, chi nhánh phải có biện pháp áp dụng linh hoạt, cải tiến quy trình, các thủ tục vay vốn để giảm thiểu thời gian vay vốn cho khách hàng đồng thời phải đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Khách hàng sau khi đƣợc hoàn tất hồ sơ đến khi nhận đƣợc vốn vay phải chờ đợi rất lâu, quá trình giải ngân phải thực hiện qua nhiều bước. Do đó, để giảm bớt thủ tục, tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng thì ngân hàng nên bố trí các bộ phận: tín dụng, giao dịch viên, kiểm soát viên gần nhau, thuận tiện trong việc luân chuyển chứng từ. Cùng
với việc giảm thời gian giải ngân vốn vay cho khách hàng, ngân hàng còn phải đảm bảo chất lượng của khoản cho vay. Quá trình đánh giá phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng phải đƣợc tiến hành chính xác, đúng đắn, đồng thời theo dõi sát sao việc sử dụng vốn của khách hàng sau khi khoản vay đƣợc giải ngân. Hiện tại, việc kiểm tra sử dụng vốn vay tại chi nhánh hầu nhƣ chỉ mang tính hình thức, nhiều cán bộ tín dụng vẫn lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay kèm theo hồ sơ giải ngân mà không tiến hành kiểm tra thực tế. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh nên quy định mỗi cán bộ tín dụng hàng tháng phải lập một chương trình, kế hoạch cụ thể về công việc của mình trong tháng, đây là cách làm việc khoa học, giúp cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo có một định hướng rõ ràng trong việc quản lý tín dụng tại chi nhánh.
Các chính sách cho vay bao gồm các quy định về thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay, chính sách lãi suất...Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực nông nghiệp, cần phải thực hiện các chính sách cho vay phù hợp, thích ứng với đặc điểm của ngân hàng, điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn.
Trên thực tế mỗi một món vay hàm chứa một mức độ rủi ro tín dụng khác nhau, do đó ngân hàng không nên áp dụng một mức lãi suất cứng nhắc cho mọi đối tƣợng mà nên áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro các món vay. Ngân hàng chỉ nên qui định một khung lãi suất dao động trong một khoảng nào đó đối với một nhóm khách hàng, căn cứ vào mức độ rủi ro của từng khách hàng, để quyết định mức lãi suất cho vay phù hợp. Thực tế cho thấy, các khách hàng cá nhân vay sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt nhu cầu về sử dụng các dịch vụ kèm theo nhƣ thanh toán, chuyển tiền...không nhiều. Khi đi vay họ quan tâm đến lãi suất nhiều hơn là dịch vụ tiện ích. Do đó ngân hàng cần xây dựng và vận hành
một cơ chế lãi suất linh hoạt, chính sách lãi suất phù hợp và có tính cạnh tranh. Để thực thi điều này ngoài việc tiết kiệm các chi phí hoạt động ngân hàng còn phải có các chính sách thu hút những nguồn vốn có chi phí thấp để tài trợ cho việc hạ lãi suất. Những nguồn vốn này gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, nguồn vốn ủy thác, vốn từ các chương trình dự án của Chính phủ…
Hiện nay, cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng kỳ hạn trên 12 tháng dần tăng lên nên định hướng của Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình trong cho vay là tăng dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần đẩy mạnh việc cho vay trung, dài hạn, nhằm đảm bảo bù đắp đƣợc chi phí huy động đồng thời đảm bảo đƣợc kế hoạch tài chính.