KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI AGRIBANK VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc quảng bình (Trang 116 - 123)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI AGRIBANK VIỆT NAM

Hiện nay hệ thống các văn bản tín dụng rất nhiều, khá chồng chéo. Để nâng cao hiệu quả nghiên cứu văn bản phục vụ công việc, Agribank Việt Nam cần rà soát lại hệ thống các văn bản tín dụng, đưa ra một danh mục hướng dẫn cụ thể cho chi nhánh. Bên cạnh đó, trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của NHNN và thực tế áp dụng tại các chi nhánh, Agribank Việt Nam cần đơn giản hóa quy trình cho vay nhƣng vẫn đảm bảo chặt chẽ, an toàn, đúng pháp luật để giảm bớt thủ tục, đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng đồng thời nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.

Agribank Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động của trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro trong việc cảnh báo và hướng dẫn chi nhánh nhằm hạn chế các rủi ro pháp lý cho chi nhánh trong hoạt động cho vay giúp cho các chi nhánh có các quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Agribank Việt Nam cần xây dựng chính sách lãi suất cho vay phù hợp với từng ngành, từng vùng, cân đối lãi suất cho vay và hiệu quả kinh tế khách hàng để có cơ chế về lãi suất hợp lý, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Đồng thời triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn, các sản phẩm tiền gửi để cân đối nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng và đảm bảo an toàn thanh khoản, điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn phù hợp với thời hạn cho vay, tập trung tăng tỷ trọng nguồn vốn giá rẻ ổn định nhằm giảm dần bình quân lãi suất đầu vào từ đó có điều kiện tăng trưởng hoạt động tín dụng.

Trong thời gian qua, rủi ro trong hoạt động tín dụng có xu hướng tăng lên, các NHTM phải tự chịu trách nhiệm về các rủi ro cho vay, đặc biệt là các

rủi ro đạo đức do chính cán bộ tín dụng trong việc thực hiện các thể lệ chế độ gây ra. Việc dƣ nợ tăng nhanh, trong khi số lƣợng cán bộ tín dụng hầu nhƣ không tăng, điều kiện giao thông ở nông thôn rất khó khăn…làm tăng áp lực lên cán bộ tín dụng. Đồng thời trách nhiệm và khối lƣợng công việc của cán bộ tín dụng gia tăng nhưng cơ chế tiền lương chậm được cải thiện làm rủi ro tín dụng gia tăng. Theo quy định hiện hành, dù có hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh, nhƣng chỉ cần một hành vi sai phạm của một các bộ lao động có thể dẫn đến Agribank bị xếp loại hiệu quả hoạt động thấp, nặng nề hơn là ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Agribank. Vì vậy, Agribank Việt Nam cần xây dựng một số định mức tương đối chuẩn đối với cán bộ tín dụng. Kèm theo việc kiểm tra, phân loại cán bộ tín dụng theo bậc lương, trình độ năng lực, bằng cấp…Quy định về số tiền lương và chế độ thù lao thỏa đáng đối với cán bộ tín dụng nhằm góp phần tạo động lực cho cán bộ đồng thời nâng cao hiệu quả làm việc.

Số lƣợng cán bộ tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cán bộ của Agribank. Hoạt động tín dụng lại là một hoạt động mũi nhọn, mang lại nguồn thu nhập chính. Vì vậy, Agribank Việt Nam cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo kỹ năng cho cán bộ tín dụng. Việc tổ chức các lớp học liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng...không chỉ dành riêng cho cán bộ lãnh đạo mà nên mở rộng ra cho cán bộ tác nghiệp – là những người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ. Mặt khác, với đặc thù mạng lưới rộng, số lượng nhân viên đông, việc tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ có thể đem lại chi phí lớn, vì vậy, Agribank có thể nghiên cứu triển khai các lớp học trực tuyến trên hệ thống mạng nội bộ nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cho cán bộ. Bên cạnh đó, do sự khác nhau về cách hiểu, cách vận dụng nên việc áp dụng các văn bản đôi khi còn chƣa đồng nhất giữa các chi nhánh. Vì vậy, để thống nhất trong quy trình,

Agribank nên nâng cao hiệu quả của việc trao đổi, thảo luận nghiệp vụ thông qua trang diễn đàn của hệ thống, qua đó giúp giải quyết kịp thời mọi thắc mắc, nâng cao hiệu quả công việc.

Là cơ quan hoạch định các chiến lƣợc kinh doanh và cơ chế tài chính, Agribank Việt Nam cần có sự điều chỉnh lại cơ chế khoán tài chính để tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt hiệu quả cao, tránh gây áp lực cho các đơn vị thành viên và các chi nhánh. Cơ chế khoán tài chính phải phù hợp với khả năng quản lý và tiềm năng của địa phương, tránh tình trạng gây áp lực cho chi nhánh phải tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Với mục tiêu đến năm 2025 là giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, hoạt động kinh doanh đa năng, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; giữ vai trò chủ lực về tín dụng, cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hội nhập sâu rộng, đi tắt đón đầu những thành tựu mới trong ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng mọi lúc mọi nơi, mọi đối tƣợng, hỗ trợ đắc lực cho khách hàng nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam cần phải hoạch định một chiến lƣợc dài hạn, đổi mới một cách toàn diện để đáp ứng đƣợc yêu cầu cạnh tranh đồng thời giảm bớt đƣợc thời gian trong tiến trình cổ phần hóa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã đưa ra định hướng hoạt động cho vay nông nghiệp của Agribank Việt Nam và Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình. Trên cơ sở đánh giá, phân tích những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình, tác giả đã đƣa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại chi nhánh trong thời gian tiếp theo.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay nông nghiệp là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho NHTM nói chung và Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp là một hoạt động hết sức cần thiết.`

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích tình hình thực tế hoạt động cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình, luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả nghiên cứu sau:

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay nông nghiệp của các NHTM, trong đó nêu rõ đặc điểm cho vay nông nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp; Phân tích cụ thể về hoạt động cho vay nông nghiệp tại NHTM về bối cảnh, mục tiêu, công tác tổ chức hoạt động và các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp của NHTM.

2. Phân tích đƣợc thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình, chỉ ra đƣợc những thành công và hạn chế trong hoạt động cho vay nông nghiệp tại chi nhánh

3. Trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình, luận văn đã đề xuất đƣợc một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại đơn vị trong thời gian tới.

Hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp không chỉ đóng góp vào sự phát triển của chi nhánh mà còn tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình trong 3 năm 2016, 2017, 2018

[2] Báo cáo tín dụng của Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình trong 3 năm 2016, 2017, 2018

[3] Nguyễn Đức Huỳnh (2019), “Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn”. Tạp chí ngân hàng

[4] Nguyên Thị Hương Liên (2018), “Giải pháp tăng cường tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam‟‟. Tạp chí tài chính [5] Đặng Thành Long (2016), “Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất

nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum”. Luận văn thạc sĩ, Đại Học Đà Nẵng.

[6] Nguyễn Thị Việt Nga (2018),„„Phát triển bền vững thị trường tín dụng nông thôn”. Tạp chí tài chính, tạp chí tài chính kỳ 1 gồm có 5 trang.

[7] Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

[8] Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

[9] Sang thiên phúc (2017) “Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông – Phòng giao dịch huyện Tuy Đức’’. Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[10] Đoàn Thị Thu Phương (Năm 2017), “Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Quảng Nghãi”. Luận văn thạc sĩ, Đại Học Đà Nẵng.

[11] Quyết định số 839/QĐ-NHNo-HSX của NHNo&PTNT Việt Nam về cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

[12] Bùi Thiện Tâm (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hòa thắng, tỉnh Đăk Lăk”.Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[13] Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[14] Lê Thị Trang (2019), “Một số vấn đề về thu hút đầu tƣ phát triển nông nghiệp ở Việt Nam‟‟.Tạp chí tài chính. Ngày phát hành 08/01/2019, số trang 04 trang.

[15] Mai Việt Trung (2017), “ Một số giải pháp để tăng cường hiệu quả vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn”.Tạp chí Ngân hàng số 7, số trang 6 trang.

[16] Nguyễn Thị Kiều Uyến (2016), “Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Chi nhánh Kon Tum”. Luận văn thạc sĩ, Đại Học Đà Nẵng.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc quảng bình (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)