CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, kinh doanh đa dạng các ngành nghề, đồng thời sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đặc biệt ở các khu vực công nghiệp, chế biến, bán lẻ, dịch vụ và sự phục hồi của nông nghiệp thời gian qua đã góp phần rất lớn vào GDP của cả nước.
- Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động
Doanh nghiệp phát triển góp phần giải quyết một trong những thách thức lớn của Việt Nam là tình trạng dư thừa lao động do sự tinh giản giảm biên chế trong quá trình chuyển đổi và di cư của của người lao động từ các
21
vùng nông thôn ra thành thị. Nếu như trước đây khu vực kinh tế nhà nước tạo ra nhiều việc làm nhất thì đến năm 2016, vị trí này thuộc về khu vực kinh tế tư nhân. Trong toàn bộ các khu vực kinh tế, kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 62% số lượng việc làm, thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
- Thúc đẩy thành lập Doanh nghiệp mới
Kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã tăng mạnh. Năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng nhanh về số lượng doanh nghiệp thành lập mới với khoảng 126.859 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 1.295,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016. Việt Nam hiện có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp, trong số này có tới hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn. Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, kinh doanh mọi ngành nghề không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực,…
- Nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Thông qua cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể có những phương án làm sao để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ, quy trình quản lý. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong xã hội, bên cạnh đó còn giúp chọn lọc và đào thải tự nhiên các doanh nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp nhà nước phải đẩy mạnh tái cơ cấu mà các doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng
22
phải nâng cao năng lực, trình độ của mình. Điều này thực sự là một động lực lực giúp cho nền kinh tế thị trường phát triển và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế.
1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp - Đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp
Doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ yếu bị hạn chế về nguồn vốn. Ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng để nâng cao công nghệ, mở rộng quy mô… hay phát sinh những nhu cầu vốn dùng để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình, mua sắm bổ sung máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh.
Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng tín dụng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không.
Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Doanh nghiệp khi vay vốn phải nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng vốn để không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi.
Trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Chính cơ chế kiểm soát này sẽ thúc đẩy tích cực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.