Các hoạt động triển khai cho vay doanh nghiệp của NHTM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.3. Các hoạt động triển khai cho vay doanh nghiệp của NHTM

Trên cơ sở các mục tiêu cụ thể trong cho vay doanh nghiệp mà ngân hàng hướng tới, ngân hàng sẽ đưa ra các hoạt động phù hợp để nhằm đạt được mục tiêu của mình:

- Khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và xây dựng khách hàng mục tiêu: Ngân hàng tiến hành khảo sát thị trường nhằm thu thập và phân tích thông tin về thị trường, dự báo về thị trường trong tương lai và sản phẩm cho vay doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu vay vốn khách hàng doanh nghiệp cũng như các sản phẩm, chương trình cho vay doanh nghiệp của các Ngân hàng khác để từ đó có những hoạch định chiến lược, tổ chức hoạt động về cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng mình.

Từ đó, lập danh sách khách hàng mục tiêu để từ đó có chính sách chăm sóc đối với từng nhóm khách hàng riêng biệt, nhằm thu hút, phát triển khách hàng mới đồng thời làm hài lòng, thỏa mãn khách hàng cũ.

- Xây dựng danh mục sản phẩm cho vay khách hàng: Từ những đánh giá về thị trường, nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng xây dựng danh mục sản phẩm cho vay phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình với mỗi gói cho vay có nội dung và đặc điểm khác nhau, với chính sách lãi suất được vận dụng linh hoạt, đồng thời cung cấp, hỗ trợ nhiều tiện ích ngân hàng kết hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

- Hoạt động tuyên truyền quảng bá chương trình, sản phẩm cho vay:

Để gia tăng số lượng khách hàng thì yếu tố cần thiết là nhiều người biết đến ngân hàng đó và chương trình tín dụng, sản phẩm cho vay mà ngân hàng đang áp dụng. Hoạt động tuyên truyền quảng bá là cách thức để mang hình ảnh và sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng.

- Củng cố, nâng cao chất lượng cho vay: nhằm đạt được hiệu quả, nâng cao cạnh tranh trong hoạt động cho vay. Thông qua hoạt động chăm sóc

31

khách hàng góp phần giữ chân khách hàng cũ và phát triển thêm các khách hàng mới; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán sản phẩm... để có được đội ngũ nhân sự có kiến thức và các kỹ năng mềm đảm bảo sự hoạt động hiệu quả trong một thị trường và môi trường công nghệ không ngừng thay đổi.

Đồng thời, Ngân hàng cũng phải phân bổ mạng lưới giao dịch hợp lý và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật tiện nghi để phục vụ khách hàng tốt nhất, đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và với những thách thức từ các đối thủ cạnh tranh.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng: Kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo sự ổn định và hạn chế tỷ lệ nợ xấu. Hầu hết, doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, trình độ và năng lực quản lý tài chính còn hạn chế. Chính vì vậy, ngân hàng cần tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy trình cho vay, thường xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi đã giải ngân vốn.

b. Đặc điểm của hoạt động cho vay doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động triển khai cho vay doanh nghiệp của NHTM

Đặc điểm của hoạt động cho vay doanh nghiệp có những tác động, ảnh hưởng đến một số hoạt động triển khai cho vay doanh nghiệp của NHTM. Cụ thể:

- Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHTM chiếm tỷ trọng thấp, nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của NHTM: Điều này ảnh hưởng tới việc xây dựng khách hàng mục tiêu của Ngân hàng làm sao cho phù hợp, hợp lý với mục tiêu cho vay doanh nghiệp của mình, đảm bảo tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp, đồng thời phải xây dựng danh mục sản phẩm cho vay phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu đã xác định . Bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ phải củng cố, nâng cao chất lượng cho vay để đảm bảo giữ chân khách hàng cũ, phát triển thêm các khách hàng mới nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động cho vay

32

doanh nghiệp.

- Thông tin khách hàng doanh nghiệp có độ tin cậy hơn khách hàng cá nhân, hộ gia đình: Hồ sơ pháp lý mà doanh nghiệp cung cấp để cho ngân hàng thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn mang tính chất pháp lý, có độ tin cậy cao hơn khách hàng các nhân, hộ gia đình. Thông thường, hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ; quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật; danh sách Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; quyết định vay vốn; báo cáo tài chính; báo cáo thuế… Chính vì vậy, cán bộ tín dụng có đầy đủ cơ sở pháp lý hơn, an toàn hơn khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn, hạn chế mọi rủi ro đều có thể xay ra khi ngân hàng quyết định cho vay, đảm bảo hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng ổn định, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất.

- Đối tượng cho vay doanh nghiệp của NHTM rất đa dạng vì doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng, nông nghiệp…Đặc điểm này ảnh hưởng đến hoạt động khảo sát thị trường, xây dựng khách hàng mục tiêu của Ngân hàng để phù hợp với cơ cấu cho vay giữa các loại hình doanh nghiệp theo như mục tiêu của hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng tiến hành xây dựng danh mục sản phẩm cho vay phù hợp. Đồng thời đối tượng cho vay doanh nghiệp đa dạng giúp Ngân hàng giảm thiểu và phân tán rủi ro, đảm bảo hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

- Nhu cầu vay của doanh nghiệp thường rất lớn trong khi khả năng đáp ứng về tài sản bảo đảm nợ vay của doanh nghiệp có giới hạn: Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai sau khi khách hàng không trả được nợ. doanh nghiệp thường có nguồn vốn tự có thấp, tài sản đảm bảo không nhiều, thường có giá trị nhỏ. Chính vì thế khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh

33

nghiệp, cán bộ tín dụng phải có đánh giá chính xác, khách quan đến nguồn vốn trả nợ thứ 2 này của doanh nghiệp, xác định mức cho vay hợp lý và nếu có rủi ro xảy ra thì tài sản đảm bảo nợ vay của doanh nghiệp giúp Ngân hàng giải quyết được nợ xấu của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng luôn đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)