Ý nghĩa, mục tiêu và đặc điểm của hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Ý nghĩa, mục tiêu và đặc điểm của hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

a. Ý nghĩa của hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM

- Đối với NHTM: Hoạt động cho vay đảm bảo cho NHTM thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tín dụng của mình đối với nền kinh tế. NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và nguời có nhu cầu về vốn.

NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.

Mặt khác, hoạt động cho vay luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và cũng là khoản mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Do vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của NHTM.

- Đối với doanh nghiệp: Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục các doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có một lượng vốn đủ lớn. Bên cạnh nguồn vốn tự có và tín dụng thương mại, nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu đã trở thành một nguồn vốn thường xuyên và quan trọng cho doanh

24

nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của rất nhiều doanh nghiệp. Hoạt động cho vay của NHTM có các kỳ hạn khác nhau gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, bên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả nổi… Vì thế, doanh nghiệp được lựa chọn kỳ hạn vay và thoả thuận với ngân hàng hình thức lãi suất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Mặt khác, việc vay vốn ngân hàng giúp doanh nghiệp tập trung được vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoàn trả gốc và lãi theo hợp đồng.

Bên cạnh đó việc thoả thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp khi hết hợp đồng cho vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh tiếp… như trợ giúp vốn, gia hạn hợp đồng.

- Đối với nền kinh tế: Hoạt động cho vay của NHTM đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Thông qua hoạt động cho vay đã góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, NHTM với vai trò là trung gian tài chính đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế để biến vốn nhàn rỗi thành vốn đầu tư để đầu tư cho các dự án, phương án kinh doanh khác nhau đang cần vốn để thực hiện dự án. Đáp ứng được nhu cầu vốn cho dự án, phương án nghĩa là đã góp phần biến ý tưởng kinh doanh thành thực tế., và chính vì thế nó giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như tăng trưởng, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm…kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Hoạt động cho vay góp phần mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật…Việc vay vốn không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh mà còn làm thay đổi cách nghĩ, cách làm

… làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế và vấn đề mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật sẽ làm tiền đề cho sự phát triển có hiệu quả đó. Trong đó, vốn quyết định mọi vấn đề trong kinh doanh. Đặc biệt trong xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường thì

25

đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết của các doanh nghiệp Việt Nam.

b. Mục tiêu của hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM

Để triển khai hoạt động cho vay nói chung, hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng, các NHTM thường có thể hướng đến các mục tiêu khác nhau như sau:

Thứ nhất, nhằm để mở rộng quy mô và chiếm lĩnh thị phần, giúp các ngân hàng đạt mục tiêu tăng trưởng. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc mở rộng quy mô và chiếm lĩnh thị phần sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh, tăng doanh thu qua việc tiếp cận khách hàng gần hơn, mà cốt lõi là nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng trưởng.

Thứ hai, hợp lý hóa cơ cấu cho vay giữa giữa các loại hình doanh nghiệp với nhau. Dựa trên điều kiện kinh doanh của ngân hàng cũng như thực tiễn của thị trường, ngân hàng cần phải hợp lý hóa cơ cấu cho vay để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường mà ở đây chính là các loại hình doanh nghiệp kinh doanh đa dạng trong mọi ngành nghề lĩnh vực, giúp ngân hàng giảm thiểu và phân tán rủi ro.

Thứ ba, tăng trưởng bền vững, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho vay.

Chất lượng dịch vụ là một yếu tố quan trọng tác động tới sự tồn tại và phát triển của bất cứ một NHTM nào. Đó chính là khả năng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất của từng ngân hàng. Đảm bảo chất lượng dịch vụ để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, duy trì khách hàng, giúp ngân hàng thay đổi và phát triển lâu dài, tăng trưởng bền vững.

Thứ tư, kiểm soát rủi ro tín dụng. Khi sự tăng trưởng của ngân hàng ngày càng gia tăng thì đi cùng với đó là rủi ro cũng ngày càng tăng. Điều này sẽ gây ra những tổn thất to lớn cho ngân hàng. Nhưng ngân hàng không thể loại trừ được hết rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy ngân hàng cần phải có những biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng trong giới hạn cho phép của mình nhằm đảm bảo tăng trưởng bền

26

vững, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ năm, tăng trưởng thu nhập. Đây chính là mục tiêu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng hướng đến. Khi ngân hàng tăng trưởng mạnh thì thu nhập của ngân hàng cũng sẽ tăng lên đáng kể. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, hoạt động tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi tín dụng tăng trưởng một cách hợp lý và chất lượng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng.

Với các mục tiêu trên đây, tùy theo từng ngân hàng và từng thời kỳ khác nhau, các ngân hàng sẽ có những ưu tiên khác nhau đối với các mục tiêu trên.

c. Đặc điểm của hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM

Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM có đặc điểm cơ bản sau:

- Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHTM chiếm tỷ trọng thấp, nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của NHTM.

- Thông tin khách hàng có độ tin cậy hơn khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

- Đối tượng cho vay doanh nghiệp của NHTM rất đa dạng vì doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Nhu cầu vay của doanh nghiệp thường rất lớn trong khi khả năng đáp ứng về tài sản bảo đảm nợ vay của doanh nghiệp có giới hạn.

- Chi phí tổ chức cho vay doanh nghiệp thường cao hơn cho vay cá nhân, hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)