Công tác tổ chức hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.2. Công tác tổ chức hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM

Hiện nay, các NHTM đang áp dụng thực hiện một trong hai mô hình quản lý tín dụng là mô hình tập trung tín dụng hoặc mô hình phân cấp tín dụng.

Thứ nhất, mô hình tập trung tín dụng là mô hình mà tất cả các công việc

27

từ khâu thẩm định, xét duyệt hạn mức tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ, thanh lý hợp đồng…được tập trung về các phòng ban có liên quan tại Hội sở.

Thứ hai, mô hình phân cấp tín dụng là mô hình có sự phân chia rõ ràng nhiệm vụ, nội dung công việc giữa Hội sở và Chi nhánh. Mỗi nội dung công việc được phụ trách bởi những bộ phận riêng; nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi phòng ban, bộ phận được phân chia rõ ràng, từ đó phân công trách nhiệm cho từng vị trí cụ thể.

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng có quy định về phân công, quy định về quyền phán quyết mức tín dụng trong cho vay, tùy thuộc vào vị trí chức danh cụ thể, quy mô vốn vaymaf quyền phán quyết sẽ được trao cho một hội đồng tín dụng hay cho cá nhân phụ trách.

Hội đồng tín dụng là một hội đồng bao gồm những người có quyền hạn, trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thường xem xét, phán quyết những hồ sơ tín dụng có quy mô lớn. Ngược lại thì những hồ sơ tín dụng có quy mô nhỏ thì quyền phán quyết được giao cho cá nhân phụ trách. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về vấn đề này.

Mức phán quyết là mức tín dụng tối đa mà một người hay một hội đồng có thẩm quyền được quyết định cho vay. Nó phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn, thời hạn cấp tín dụng, phương thức cho vay, kinh nghiệm…

b. Quy trình, quy định về hoạt động cho vay

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng có chính sách, quy trình cho vay khác nhau. Quy trình cho vay sẽ là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. Trong đó, nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận chức năng được xác định rõ ràng các công việc có liên quan đến hoạt động cho vay và từ đó làm cơ sở cho phân công trách nhiệm ở từng vị trí. Dựa vào quy trình cho vay, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính thích hợp cho từng nhóm khách hàng, phù hợp với quy định

28

của pháp luật và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Quy trình cho vay doanh nghiệp cũng nằm trong đó và có thể được chia làm 6 bước:

- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay: Đây là bước chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thiết lập quan hệ tín dụng giữa NHTM và doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng minh nhu cầu thực sự về vốn, chứng minh năng lực pháp lý, năng lực tài chính, phương án vay vốn…theo sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Kết thúc giai đoạn là hành vi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay.

- Phân tích tín dụng: NHTM xem xét một cách toàn diện đề nghị vay vốn cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng. Trước khi tiến hành phân tích chi tiết, NHTM phải thẩm tra sơ bộ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp để xem mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp hay không, có nằm trong phạm vi tài trợ của chính sách cho vay, tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ…Phân tích chi tiết gồm nhiều khía cạnh. Thứ nhất là NHTM thẩm định tư cách của người vay mà cụ thể ở đây là giám đốc của doanh nghiệp như tư cách pháp lý, uy tín, năng lực, kinh nghiệm; thứ hai là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá nguồn tài chính của doanh nghiệp, trình độ và năng lực sử dụng vốn và thẩm định lại những cam kết của doanh nghiệp về nguồn vốn tự tài trợ cho phương án đầu tư kinh doanh; thứ ba là phân tích phương án đầu tư kinh doanh để kiểm tra, đánh giá trên nhiều phương diện để xác định khả năng chắc chắn của việc thu nợ, lãi từ dòng tiền dự án mang lại theo như cam kết của doanh nghiệp; thứ tư là phân tích tài sản đảm bảo của khách hàng, đây được xem là nguồn trả nợ thứ hai khi không thể trả nợ bằng nguồn trả nợ thứ nhất, cán bộ tín dụng phải phẩm định chất lượng của tài sản đảm bảo (có thật, giá trị thực tế, quyền sở hữu rõ ràng, khả năng bán tài sản…) và giá trị của tài sản đảm bảo để xác định tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị của tài sản đảm bảo.

29

- Quyết định cho vay: Sau quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng phải thông báo lại với cấp trên để trình hội đồng xét duyệt về kết quả thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định cho vay của ngân hàng. Nếu ngân hàng đồng ý cho vay thì NHTM và doanh nghiệp cùng thương lượng để ký kết hợp đồng tín dụng, hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan để làm cơ sở giao vốn cho doanh nghiệp và kiểm soát việc thu hồi cấp vốn. Nếu từ chối, NHTM phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do từ chối, ý kiến từ chối của người ra quyết định.

- Giải ngân vốn vay: NHTM cấp tiền cho doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký kết. Phương thức giải ngân phụ thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng. NHTM thường có các phương pháp giải ngân chính như là giải ngân một lần và nhiều lần; giải ngân bằng tiền mặt, chuyển vào tài khoản tiền gởi, chuyển trả thẳng theo yêu cầu.

- Giám sát trong quá trình cho vay: là nhằm kiểm tra việc thực hiện các điều khoản theo như hợp đồng tín dụng đã ký kết như doanh nghiệp sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn, có những giải pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện chất lượng khoản vay không đảm bảo. NHTM có quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân nếu doanh nghiệp vi phạm hợp đồng tín dụng.

- Thu hồi nợ, thanh lý hợp đồng vay: Doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho NHTM đầy đủ và đúng hạn như cam kết trong hợp đồng.

Khi doanh nghiệp trả hết nợ gốc và lãi đúng hạn, quan hệ cho vay giữa NHTM và doanh nghiệp chấm dứt. Tuy nhiên, bên cạnh các khoản cho vay đảm bảo chất lượng, vẫn có những khoản vay mà khi đáo hạn, doanh nghiệp không có khả năng trả được nợ cho ngân hàng. Khi đó, NHTM phải tìm hiểu nguyên nhân, tái xét tín dụng và đưa ra quyết định gia hạn nợ hay chuyển sang nợ quá hạn và có các biện pháp khắt khe để nhanh chóng thu hồi nợ.

30

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)