Thực trạng công tác tổ chức cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

a. Bộ máy nhân sự

Chi nhánh đã tổ chức bộ máy nhân sự để thực hiện hoạt động cho vay doanh nghiệp theo đúng quy định: Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm ở khâu

60

thẩm định cho vay và kiểm tra, theo dõi thu hồi nợ, , khâu phê duyệt và quyết định cho vay được thực hiện bởi người có thẩm quyền.

- Cán bộ tín dụng: Chịu trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp cho khách hàng về điều kiện, hồ sơ vay vốn. Tiến hành thu thập thông tin về khách hàng có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay, thủ tục, lãi suất, hình thức cho vay…; Sau khi khách hàng nộp hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các thông tin cần thiết về người vay vốn, phương án vay, mục đích vay…, tiến hành lập báo cáo thẩm định và đưa ra đề xuất về việc cho vay hay không, nếu cho vay thì mức cho vay, thời hạn cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay và các vấn đề liên quan khác như thế nào. Cán bộ tín dụng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ cho vay; tính trung thực, chính xác trong nội dung báo cáo thẩm định và đề xuất của mình đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Sau khi có quyết định cho vay của người có thẩm quyền, cán bộ tín dụng cũng là người quản lý nợ cho vay. Tiến hành soạn thảo các loại hợp đồng theo quy định, kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không, theo dõi thu hồi nợ và giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến khoản vay.

- Cán bộ kiểm soát khoản vay: là người chịu trách nhiệm kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay; kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định; kiểm soát báo cáo đề xuất giải ngân, báo cáo đề xuất thời hạn trả nợ. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thông tin, yêu cầu cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định lại, thẩm định bổ sung và tiến hành đề xuất cho vay hay không cho vay, có giải ngân hay không, thời hạn trả nợ đã hợp lý chưa.

- Cán bộ quyết định cho vay: căn cứ vào hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định để xem xét quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền của mình. Trong trường hợp cần thiết, người quyết định cho vay có thể yêu cầu bổ

61

sung thông tin, tái thẩm định về khoản vay để bổ sung trong quá trình xem xét quyết định cho vay. Người quyết định cho vay chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình. Sau khi có quyết định cho vay, tiến hành ký kết thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hồ sơ giải ngân.v..v..do Agribank chi nhánh Liên Chiểu và khách hàng cùng lập phù hợp theo quy định. Tổ chức thực hiện kiểm tra, quản lý việc cho vay, giải ngân, thu nợ.

b. Quy trình cho vay

Hình 2.3. Sơ đồ Quy trình cho vay giao dịch một cửa tại Agribank Chi nhánh Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

Quy trình cho vay tại Chi nhánh là quyy trình giao dịch một cửa được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn và kết thúc

Cán bộ tín dụng Khách hàng vay

vốn

Kiểm tra hồ sơ vay vốn, các điều kiện

vay vốn

Thẩm định phương án vay

vốn Lãnh đạo phê

duyệt

Khách hàng

Tái thẩm định (lãnh đạo phòng

tín dụng) Vượt mức phán quyết

Đồng ý Giải ngân, thu nợ, kiểm tra

Ngân hang cấp trên Vượt mức phán quyết

Đồng ý

62

khi khách hàng trả hết nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng. Được tiến hành theo các bước sau đây.

Bước 1: Cán bộ tín dụng được phân công tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn: yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ theo danh mục hồ sơ cho vay với khách hàng

- Đối với khách hàng quan hệ lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và thiết lập hồ sơ vay vốn.

- Đối với khách hàng đã quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ vay. Khách hàng đủ hoặc chưa đủ điều kiện hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng phải thông báo lại cho lãnh đạo và thông báo cho khách hàng.

Và đồng thời cán bộ tín dụng giải thích, hướng dẫn, cung cấp thông tin cho khách hàng về các quy định cấp tín dụng của Agribank.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý: Cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ liên quan do khách hàng cung cấp.

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Ngoài ra, còn phải kiểm tra sự phù hợp với ngành nghề kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng vay hay không và phù hợp với phương án, dự án đầu tư hay không.

- Kiểm tra xem mục đích sử dụng vốn vay của phương án, dự án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không.

- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn. Đối chiếu nhu cầu vay vốn với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ cấm thực hiện theo quy định của chính phủ.

- Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn

63

đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

Bước 3: Điều tra, thu nhập, tổng hợp, xác minh thông tin về khách hàng và phương án vay vốn:

- Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại doanh nghiệp để tìm hiểu, thu thập thêm thông tin; thu thập thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng và người có liên quan từ CIC…và xác minh thông tin từ các nguồn thu thập được.

- Chấm điểm, xếp hạng khách hàng theo quy định về chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng hiện hành của Agribank

Bước 4: Phân tích thẩm định các điểu kiện vay vốn liên quan - Phân tích thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng - Phân tích thẩm định dự án, phương án sử dụng vốn

- Phân tích, đánh giá về khả năng tài chính của khách hàng

- Thẩm định về bảo đảm tiền vay: hình thức bảo đảm, loại tài sản, tính pháp lý của tài sản, giá trị định giá…

Bước 5: Lập báo cáo thẩm định cho vay

- Tổng hợp nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định cho vay.

- Nếu khoản vay vượt mức phán quyết thì chuyển lên ngân hàng cấp trên. Mức phán quyết được quy định cho từng thời kỳ nhất định.

Bước 6: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay

Bước 7: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều khoản thanh toán của chi nhánh

Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng / hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.

Bước 9: Giải ngân cho vay: sau khi đã hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay…, căn cứ vào hồ sơ nhận nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng kiểm tra, đánh giá hồ sơ giải ngân theo quy định, tiến hành lập báo cáo đề xuất giải ngân, lập giấy nhận nợ. Sau khi đã được kiểm soát và phê duyệt giải ngân của cán bộ kiểm soát khoản vay và người

64

quyết định cho vay, hồ sơ được chuyển giao cho Phòng kế toán để thực hiện giải ngân theo phương án đã được phệ duyệt.

Bước 10: Kiểm tra giám sát khoản vay.

Bước 11: Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh: căn cứ hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng theo dõi nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng và thông báo nợ đến hạn cho khách hàng. Nếu khách hàng gặp vấn đề về khả năng trả nợ, chủ động cùng với khách hàng tìm phương án giải quyết hợp lý.

Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng sau khi khách hàng hoàn thành hết việc trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ phát sinh đã được giao kết trong hợp đồng.

Bước 13: Giải tỏa tài sản đảm bảo món vay: sau khi thực hiện thanh lý hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không có nhu cầu tiếp tục vay vốn thì thực hiện giải tỏa tài sản đảm bảo và bàn giao lại tài sản cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)