CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, theo quy trình giao dịch một cửa ngân hàng đã triển khai, cán bộ tín dụng thực hiện toàn bộ các khâu trong cho vay, thu nợ, lưu trữ hồ sơ vay vốn và khách hàng vay vốn chỉ gặp cán bộ tín dụng để giải quyết, cán bộ tín dụng thực hiện làm hồ sơ vay, đăng ký vào chương trình giao dịch, giải ngân, thu nợ. Với nhiệm vụ được giao lớn như vậy, nên dễ xảy ra tiêu cực trong cho vay, thu hồi nợ gây rủi ro trong hoạt động cho vay. Trong từng khâu của quy trình tín dụng, chưa xây dựng được bước công việc cụ thể, nó phụ thuộc quá vào năng lực và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Việc giải quyết một khoản vay với thời gian nhanh hay chậm trong từng bước công việc không kiểm soát được.
Thứ hai, số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh tuy có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần, chưa xứng với tiềm năng, quy mô của Chi nhánh cũng như số lượng doanh nghiệp hiện có trên địa bàn quận. Đồng thời, doanh nghiệp trên địa bàn đa phần là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa vì vậy báo cáo tài chính chưa minh bạch, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng vì vậy cũng gây khó khăn cho công thác thẩm định của ngân hàng. Nếu có sự tác động xấu bên ngoài đến doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng bị ảnh hưởng lớn, tiềm ản nguy cơ phát sinh nợ xấu.
Thứ ba, các chương trình, sản phẩm cho vay doanh nghiệp còn chưa đa dạng, chưa có những sản phẩm mang tinh chất đặc thù theo ngành kinh tế của
81
địa bàn hay theo quy mô của doanh nghiệp,chưa đưa ra được các sản phẩm mới. Chính sách ưu tiên, khuyến khích của toàn hệ thống Agribank là phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhưng trên địa bàn quận Liên Chiểu lại có ưu thế về phát triển công nghiệp – thương mại dịch vụ. Do đó, cần có những sản phẩm riêng nhằm thu hút các khách hàng doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hạ tầng của chi nhánh đã xuống cấp, không đem lại sự tiện nghi, hiện đại trong sử dụng của khách hàng.
Thứ tư, quận Liên Chiểu ngoài có lợi thế về phát triển công nghiệp thì còn có lợi thế về phát triển thương mại - dịch vụ khi trên địa bàn có 2 khu công nghiệp lớn, có các trường đại học, cao đẳng, trong những năm qua có sự phát triển về du lịch tại bãi tắm Xuân Thiều, làng Nam Ô nhưng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ lại có xu hướng giảm.
Thứ năm, dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng năm 2016 tăng 20,81% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 26,34% so với năm 2016. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cho vay doanh nghiệp lại khá chậm và có xu hướng giảm, năm 2016 tăng 8,64% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 4,13% so với năm 2016. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh chưa đạt hiệu quả tối ưu.
b. Nguyên nhân
- Các nhân tố thuộc về ngân hàng
+ Quy trình tín dụng: Quy trình thủ tục cho vay đối với khách hàng tại chi nhánh chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng đến vay vốn. Quy trình hiện tại của Chi nhánh chỉ đơn thuần là quy trình thực hiện các trình tự để cấp tín dụng cho khách hàng.
+ Công tác chăm sóc khách hàng và phát triển khách hàng mới: Từ trước đến nay, chi nhánh chưa thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng đồng thời chưa chủ động quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến khách hàng.
82
Trung tâm chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của Agribank cũng chỉ mới đi vào hoạt động từ tháng 10/2017. Chi nhánh tập trung đáp ứng vốn cho khách hàng truyền thống, có uy tín nên chưa chú trong mở rộng cho vay khách hàng mới.
+ Năng lực của ngân hàng trong công tác thẩm định cho vay: Việc thu thập thông tin để thẩm định vay vốn rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Mặc dù có trung tâm CIC Việt Nam, nhưng ở đây mới cung cấp thông tin về quan hệ tín dụng ở các tổ chức tín dụng, còn các thông tin khác như uy tín trong quan hệ thương mại, những vấn đề đơn vị liên quan đến vi phạm pháp luật….thì vẫn chưa có cơ quan nào cung cấp. Trong khi đó, để thẩm định một phương án, dự án thì cán bộ tín dụng thường phải thu thập từ rất nhiều nguồn như thông tin về các lĩnh vực kinh tế, hoạt động của các ngành, về giá cả thị trường, về khách hàng…Hiện nay, chi nhánh chưa thực hiện được thu thập các thông tin trên, mà khi tiến hành thẩm định thì cán bộ thẩm định thường chấp nhận các thông tin, báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp mà không xem xét, không tái lập và thẩm tra lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chưa xem xét tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính do đó có thể dẫn đến việc ra quyết định có thể không được chính xác, đồng thời gây tốn kém về chi phí cũng như thời gian…
+ Chất lượng cán bộ tín dụng: Đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn ít, chiếm hơn nửa là cán bộ trẻ nên nên còn thiếu kinh nghiệm. Trình độ, năng lực, kỹ năng giữa các cán bộ tín dụng còn chưa đồng đều nên chất lượng phục vụ khách hàng chưa cao. Các ngành nghề kinh doanh đa dạng, phong phú với nhiều hình thức sở hữu doanh nghiệp nên đa phần các cán bộ tín dụng chưa am hiểu hết về các ngành nghề, lĩnh vực mà daonh nghiệp đầu tư, phát triển kinh doanh.
+ Hoạt động Marketing: Chi nhánh chưa có một chính sách marketing ngân hàng hiệu quả, mang tính đặc thù của chi nhánh. Chi nhánh vẫn chưa
83
chú trọng đầu tư hoạt động marketing và quảng bá sản phẩm trên các phương diện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, tài trợ sự kiện… Đặc biệt hoạt động marketing về khảo sát thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, hoạch định chiến lược khách hàng, phân khúc thị trường, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm… trong lĩnh vực tín dụng hầu như không có mà hiện nay chi nhánh chỉ dựa vào chính sách marketing do ngân hàng cấp trên triển khai. Nhiệm vụ của chi nhánh là triển khai cho tốt các chính sách này.
- Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:
+ Không có phương án, dự án kinh doanh khả thi: Khi tiến hành vay vốn ngân hàng các khách hàng phải có phương án, dự án khả thi được xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, phân tích đánh giá một cách chính xác. Nhưng đa phần doanh nghiệp không có kinh nghiệm trong việc lập và giải trình dự án kinh doanh với ngân hàng, đôi khi còn thiết lập sơ sài, thiếu thuyết phục.
+ Không có đủ vốn tự có tham gia phương án, dự án: Theo quy định của Agribank thì nếu là dự án đầu tư mới thì vốn tự có của doanh nghiệp tham gia dự án là 15% tổng vốn đầu tư, vốn tự có tham gia vào vay vốn lưu động là 10% tổng nhu cầu vay vốn lưu động. Đây là khó khăn đối với phần lớn các doanh nghiệp vì phần lớn họ có quy mô kinh doanh nhỏ và vừa, khi đa phần cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tỷ trọng chủ yếu là vốn đi vay.
+ Không đủ tài sản thế chấp hợp pháp: Tài sản thế chấp là nguồn thu nợ thứ hai sau khi khách hàng không trả được nợ. Do các doanh nghiệp thường có nguồn vốn tự có thấp, phần lớn là nguồn đi vay, tài sản bảo đảm không nhiều, thường có giá trị nhỏ, khả năng thanh khoản không cao.
+ Việc thực hiện chế độ kế toán của doanh nghiệp chưa được nghiêm túc, chính xác. Nhiều doanh nghiệp có tư tưởng đối phó với ngân hàng bằng
84
cách làm báo cáo sai thực tế. Ngoài ra, do chưa có quy định về kiểm toán bắt buộc cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa nên các báo cáo của các doanh nghiệp này thường không đúng theo chế độ hiện hành, gây khó khăn lớn cho cán bộ làm công tác thẩm định.
- Nguyên nhân khác:
+ Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn chưa thực sự đồng bộ, một số quy định còn chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay nhiều khi quá rườm rà, phức tạp khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay, làm hạn chế khả năng cấp tín dụng của ngân hàng.
+ Những vấn đề về luật pháp ban hành còn chậm trễ trong triển khai, còn nhiều bất cập và chồng chéo khiến các cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, xử lý tài sản bảo đảm làm giá trị tài sản bảo đảm bị sụt giảm giá trị.
85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Liên Chiểu về các nội dung sau:
Một là, giới thiệu tóm tắt về quá trình hình thành, phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Liên Chiểu.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2017. Qua đó, đưa ra những nhận định về kết quả đạt được của Chi nhánh cũng như những tồn tại và nguyên nhân để có thể đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Liên Chiểu.
86
CHƯƠNG 3