Thực trạng triển khai các hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 74 - 88)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

2.2.4. Thực trạng triển khai các hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

a. Hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường

Là Chi nhánh của một ngân hàng lớn trên địa bàn, thành lập hoạt động được 30 năm, Agribank chi nhánh Liên Chiểu có mối quan hệ thân thiết với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Với sự uy tín, quy mô của mình, Chi nhánh có lợi thế khi tiếp cận với các khách hàng mới. Với nguồn dữ liệu trên CIC, từ các nguồn khác nhau như đối tác kinh doanh, từ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, từ những người sống lân cận trụ sở doanh nghiệp với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn khu dân cư và các nguồn thông tin khác…Chi nhánh tiến hành thu thập và xây dựng thông tin về cơ sở pháp lý của, độ tín nhiệm, đánh giá năng lực khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng...Từ đó Chi nhánh tiến hành chọn lọc và lập danh sách khách hàng mục tiêu để có chương

65

trình, chính sách đối với từng nhóm khách hàng nhằm thu hút khách hàng mới đồng thời làm hài lòng, thỏa mãn khách hàng cũ.

Tuy nhiên, thực tế tại chi nhánh, hoạt động này hầu như chủ yếu dựa vào năng lực, kinh nghiệm, mối quan hệ của cán bộ tín dụng mà chưa hình thành nên bộ phận chuyên môn phụ trách mảng công việc này.

b. Hoạt động xây dựng, cung ứng sản phẩm cho vay doanh nghiệp Agribank xây dựng các gói sản phẩm tín dụng cho vay doanh nghiệp như "cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh", "Cho vay các dự án theo chỉ định Chính phủ", "Cho vay mua cổ phiếu để tăng vốn góp",

"cho vay ưu đãi xuất khẩu"…để hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời từ cuối năm 2016, Agribank cũng đã bắt đầu tiến hành nhiều đợt giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến nay, Agribank cũng đã xây dựng nhiều chương trình cho vay doanh nghiệp với các gói lãi suất ưu đãi, linh hoạt dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau nhằm ư tiên các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với Agribank và thu hút các khách hàng mới.

Ví dụ như Chương trình cho vay ngắn hạn nội tệ ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 được Agribank thực hiện từ ngày 21/8-31/12/2015. Theo đó, Agribank đã dành gói tín dụng 20.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp truyền thống, tiềm năng, đáp ứng các yêu cầu: Khoản vay của doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành; Khoản cấp tín dụng của doanh nghiệp ít nhất từ 30 tỷ đồng trở lên (nếu cho vay theo hạn mức tín dụng, dư nợ phải đạt 90% hạn mức trở lên) và ưu tiên đối với khách hàng truyền thống chỉ quan hệ tín dụng với Agribank... Lãi suất cho vay tối đa 5,5%/năm.

Hay như từ ngày 20/9 đến hết ngày 31/12/2016, Agribank dành khoảng

66

15.000 tỷ đồng để thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất từ 5-7%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp quan hệ tín dụng với Agribank. Theo đó, đối tượng được vay vốn ưu đãi này là các doanh nghiệp truyền thống (khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng thường xuyên tại Agribank với thời gian trên 12 tháng), khách hàng chỉ quan hệ tín dụng với Agribank (bao gồm cả khách hàng mới), trong đó ưu tiên đối với các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn để phục vụ phương án sản xuất kinh doanh và vay vốn trung dài hạn thực hiện dự án đầu.

c. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá chương trình, sản phẩm cho vay Chi nhánh thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm cho vay doanh nghiệp qua các băng rôn, tờ rơi, bảng biển tại quầy giao dịch, thông qua trung tâm chăm sóc khách hàng của Agribank. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về các kết quả đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục cung cấp sản phẩm, dịch vụ, về tính ưu việt của các sản phẩm, dịch vụ để quảng bá giới thiệu sản phẩm dịch vụ của Agribank đến khách hàng, đối tác. Các cán bộ tín dụng am hiểu về địa bàn tích cực tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp tiềm năng.

Chi nhánh cũng đã đổi mới phong cách giao dịch với khách hàng. Cán bộ nhân viên chi nhánh nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng phải giữ văn minh, lịch sự, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, nhanh chóng, chính xác trong việc xử lý hồ sơ vay để giữ được khách hàng truyền thống, mở rộng khách hàng mới. Bên cạnh đó, cũng đã cung cấp nhiều tiện ích ngân hàng đi kèm (dịch vụ cho vay và các dịch vụ liên kết hỗ trợ như Internet-Banking, hỗ trợ theo dõi ngày đến hạn trên hệ thống trực tuyến) nhằm phục vụ tốt hơn, thuận lợi hơn cho khách hàng, qua đó nâng cao giá trị, uy tín của Chi nhánh trên địa bàn.

Tuy nhiên, các biện pháp trên vẫn chưa có tính khả thi cao trong thực tế do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn rất cao, các dịch vụ tiện

67

ích đi kèm chưa có nét đặc trưng riêng của Agribank. Hoạt động tuyên truyền quảng bá chưa đa dạng các kênh truyền thông, chủ yếu dựa vào hình thức băng rôn, bảng biển tại các quầy giao dịch và từ các hoạt động tuyên truyền quảng bá của ngân hàng cấp trên.

d. Hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ

Nhằm đạt được hiệu quả và nâng cao cạnh tranh trong hoạt động cho vay, Agribank cũng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Với mong muốn đem đến cho khách hàng sự phục vụ chu đáo, đáp ứng được sự tin tưởng, hợp tác của khách hàng, ngày 02/10/2017, Agribank chính thức thành lập Trung tâm chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. Khách hàng của Agribank có thể liên hệ với Trung tâm chăm sóc, hỗ trợ khách hàng với số tổng đài: 1900558818. Agribank hiểu rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, nhất là khi các ngân hàng đều phân phối những sản phẩm dịch vụ tương đồng. Chính vì thế, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng trở thành yếu tố đóng vai trò quyết định tác động đến sự lựa chọn của khách hàng. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế nội bộ về chăm sóc khách hàng để xử lý kịp thời, thỏa đáng các phản ánh, khiếu nại của khách hàng về chất lượng và giá cả dịch vụ.

Hệ thống công nghệ thông tin cũng được hệ thống Agribank đầu tư và vận hành ổn định, an toàn, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý hoạt động, giúp triển khai thêm nhiều dịch vụ, tiện ích hiện đại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản phẩm dịch vụ. Agribank sử dụng hệ thống IPCAS tự động theo dõi thông tin khách hàng và tài khoản, tính lãi định kỳ và theo dõi biến động, đảm bảo độ chính xác và an toàn cao nhất.

Agribank Chi nhánh Liên Chiểu luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đào tạo nâng cao kiến thực nghiệp vụ tín dụng, kỹ năng bán chéo sản phẩm, đổi mới tác phong giao dịch. Chi nhánh xác định

68

yếu tố con người hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, các cán bộ tín dụng của Chi nhánh ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn có những kỹ năng mềm để phục vụ khách hàng tốt nhất, làm hài lòng khách hàng.

Về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, Agribank Chi nhánh Liên Chiểu cũng đã phân bổ mạng lưới giao dịch hợp lý với việc ngoài trụ sở chính còn có các phòng giao dịch, các “cây” ATM. Tuy nhiên hạn chế của Chi nhánh là trụ sở có diện tích khá nhỏ, được xây dựng khá lâu, chưa tương thích với quy mô của Chi nhánh. Bên cạnh đó, thiết bị máy ATM khá cũ, chưa được đầu tư hiện đại, chưa có sự vượt trội so với các đối thủ khác. Đây cũng là yếu tố hạn chế đến khả năng phục vụ khách hàng của Chi nhánh.

e. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng

Chi nhánh thực hiện việc cho vay doanh nghiệp theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy trình tín dụng của Agribank, đảm bảo tuân thủ theo hướng giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất và trong mức cho phép.

Thực hiện việc chấm điểm khách hàng, tiến hành xếp hạng tín dụng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank để đánh giá rủi ro của từng khách hàng. Từ đó, có phương án cho vay, thu hồi nợ hợp lý và tăng cường công tác quản trị rủi ro nhất là đối với các khách hàng có xếp hạng tín dụng thấp.

Cán bộ tín dụng tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trước, trong và sau cho vay, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp định kỳ, đột xuất, kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo...nhằm đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, phương án trả nợ đúng kế hoạch và có các biện pháp xử lý, giải quyết khi doanh nghiệp gặp khó khăn và có khả năng không trả được nợ như kế hoạch.

Chi nhánh thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ tín dụng, bán chéo sản phẩm ngân hàng, tìm hiểu về pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm

69

hiểu sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao tầm nhận thức cũng như mở rộng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng.

Nhìn chung chi nhánh đã thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát rủi ro và đã giảm được tỷ lệ nợ xấu trong năm 2017 xuống mức 0,56%. Đây là con số đáng ghi nhận do các giải pháp mà Chi nhánh đã áp dụng để thực hiện được.

2.2.5. Thực trạng kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

a.Tăng trưởng dư nợ cho vay

Quy mô dư nợ và tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Liên Chiểu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5. Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Liên Chiểu từ năm 2015 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trưởng

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 1 Tổng dư nợ cho vay 238 292 377 22,69% 29,11%

Dư nợ doanh nghiệp 212,4 256,6 324,2 20,81% 26,34%

Tỷ trọng dư nợ doanh

nghiệp/tổng dư nợ(%) 89,24% 87,88% 85,99%

2 Tổng số doanh nghiệp

vay vốn 417 450 469 7,91% 4,22%

3 Dư nợ bình quân/ 1

doanh nghiệp 0,57 0,65 0,8 14,03% 23,08%

(Nguồn:Phòng kinh doanh của Agribank - chi nhánh Liên Chiểu) Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay: Tổng dư nợ cho vay nói chung đều tăng trưởng liên tục qua các năm, năm 2016 tăng 54 tỷ so với năm 2015 với tốc độ tăng 22,69%, năm 2017 tăng 85 tỷ so với năm 2016 với tốc độ tăng

70

29,11%. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tuy có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn dư nợ cho vay. Cụ thể: năm 2015 dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 212,4 tỷ đồng, năm 2016 là 256,6 tỷ đồng, tăng 44,2 tỷ đồng, tương ứng 20,81% so với năm 2015. Năm 2017 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 324,2 tỷ đồng, tăng 67,6 tỷ đồng, tương ứng 26,34% so với năm 2016.

Số lượng khách hàng doanh nghiệp: Số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng qua các năm, cụ thể năm 2015 là 417 doanh nghiệp, 2016 là 450 doanh nghiệp và đến năm 2017 là 469 doanh nghiệp. Tuy có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng là chưa cao, còn có xu hướng giảm qua các năm, năm 2016 tốc độ tăng trưởng khách hàng doanh nghiệp là 7,91% so với năm 2015 thì năm 2017 tốc độ tăng trưởng đạt 4,22% so với năm 2016. Và mức tăng trưởng số lượng doanh nghiệp là chưa xứng với kỳ vọng, quy mô của Chi nhánh. Tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp chưa hẳn dư nợ cho vay sẽ tăng lên nhưng sẽ làm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khác của ngân hàng, việc bán chéo sản phẩm trong ngân hàng sẽ được phát huy nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như thẻ tín dụng, thấu chi, Internet – banking, mở tài khoản thanh toán…Thực tế cho thấy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó việc phát triển khách hàng mới luôn là mục tiêu mà Chi nhánh quan tâm.

Tuy nhiên, dư nợ cho vay bình quân/1 doanh nghiệp tăng qua các năm, năm 2015 là 0,57 tỷ đồng/1 doanh nghiệp; năm 2016 là 0,65 tỷ đồng/1 doanh nghiệp; năm 2017 là 0,8 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Số liệu này cho thấy tuy số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng lên không đáng kể nhưng Chi nhánh đã chú trọng đến công tác cho vay đối với những khoản vay lớn của các doanh nghiệp có quy mô, năng lực tài chính tốt để vừa tăng doanh thu nhưng lại tiết kiệm được chi phí thẩm định cũng như chi phí quản lý và các khoản chi phí khác.

71

Agribank chi nhánh Liên Chiểu có thị phần cho vay doanh nghiệp tương đối ổn định vào khoảng 17% nhờ vào các khách hàng doanh nghiệp tại các khu Công nghiệp cũng như các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Với uy tín và quy mô của Chi nhánh cũng như chính sách, thủ tục mà Ngân hàng áp dụng thì vẫn luôn duy trì và phát triển thêm các khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn.

b. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp - Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian đối với doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Liên Chiểu từ năm 2015 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Tổng dư nợ DN

Dư nợ ngắn hạn DN Dư nợ trung, dài hạn DN Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng (%)

2015 212,4 121,3 57,11 91,1 42,89

2016 256,6 147,85 57,62 108,75 42,38

2017 324,2 191,86 59,18 132,34 40,82

(Nguồn:Phòng Kinh doanh của Agribank - chi nhánh Liên Chiểu) Theo số liệu ở bảng 2.6 ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói chung chiếm tỷ trọng lớn hơn và tăng dần lên qua các năm. Từ 57,11% năm 2015, đã tăng lên 57,62% vào năm 2016 và tăng lên 59,18% vào năm 2017. Đây là nhu cầu cho vay để bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề thiếu hụt chi phí trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn lại có xu hướng giảm xuống từ 42,89% năm 2015, giảm xuống còn 40,82% vào năm 2017. Dư nợ cho vay trung, dài hạn để đầu tư vào các tài sản cố định, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng…chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

72

- Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Bảng 2.7. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế tại Agribank Chi nhánh Liên Chiểu từ 2015 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Tổng dư nợ cho vay

doanh nghiệp

Nông, lâm nghiệp, thủy

sản

Công nghiệp Xây dựng Thương mại, dịch vụ

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%) 2015 212,4 5,25 2,47 145,04 68,29 24,53 11,55 37,58 17,69 2016 256,6 4,87 1,9 177,41 69,14 31,77 12,38 42,55 16,58 2017 324,2 4,09 1,26 226,36 69,82 40,88 12,61 52,87 16,31

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Agribank - chi nhánh Liên Chiểu) Trong cơ cấu dư nợ cho vay được phân theo ngành nghề ta thấy, dư nợ cho vay công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay qua các năm.

Liên Chiểu là một quận công nghiệp trẻ với cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Cùng với đó, Chi nhánh đóng trên địa bàn có hai khu công nghiệp. Chính vì vậy, tỷ trọng cho vay đối với ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và chiếm tỷ trọng khá ổn định qua các năm 2015 – 2017, lần lượt là : 68,29%, 69,14% và 69,82%. Trong khi đó, dư nợ cho vay nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1 tỷ trọng nhỏ, bình quân qua các năm khoảng 2%. Việc dư nợ cho vay nông, lâm và thủy sản giảm là do các năm qua quá trình đô thị hóa của địa bàn Quận Liên Chiểu diễn ra nhanh chóng, đất sản xuất nông nghiệp không còn nên việc cho vay khu vực này giảm.

Tuy nhiên, cho vay thương mại dịch vụ cũng có dấu hiệu giảm nhẹ, từ 17,69% năm 2015 xuống còn 16,31% năm 2017. Trong khi đó, địa bàn quận

73

Liên Chiểu là nơi tập trung các trường Đại học, Cao đẳng và có hai khu công nghiệp, có các dự án điểm du lịch như Khu du lịch Vinpearl Làng Vân, Khu du lịch Nam Ô, Khu du lịch Xuân Thiều…nhu cầu của sinh viên, người lao động, khách du lịch… rất lớn, ngành thương mại và dịch vụ những năm qua phát triển mạnh. Điều này, cho thấy cho vay thương mại và dịch vụ của Chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức.

Nhìn chung, cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của Chi nhánh đã thực hiện đúng theo chính sách của hệ thống Ngân hàng Agribank nói chung, Agribank Đà Nẵng nói riêng khi thực hiện chính sách phát triển tập trung vào ngành nghề mà Đà Nẵng có thế mạnh. Điều này giúp Chi nhánh vừa đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế đồng thời phân tán rủi ro tín dụng đối với cho vay doanh nghiệp.

- Cơ cấu dư nợ vay theo loại tiền

Bảng 2.8. Dư nợ phân theo loại tiền tệ trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Liên Chiểu giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng/ triệu USD Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dư nợ cho vay bằng VNĐ 198,27 235,47 294,32 Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ

(USD)

0,62 0,93 1,31

Tỷ giá cho vay bình quân tại thời điểm giải ngân là: 22.750VNĐ/USD Trong những năm qua, Chi nhánh chủ yếu cho vay bằng Đồng Việt Nam, cho vay bằng các loại ngoại tệ khác chiếm một tỷ trọng nhỏ (khoảng 6,6% năm 2015 đến 9,2% năm 2017). Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng qua các năm chủ yếu là do Chi nhánh đã huy động thêm được một số khách hàng doanh nghiệp là các công ty có hoạt động xuất khẩu tại 2 khu công nghiệp, đồng thời nguồn thu từ hoạt động thanh toán quốc tế tăng lên đáng kể do Chi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 74 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)