Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 88 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong

nghiệp, nông thôn, đồng thời khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống và mở thêm nghề mới cho nông dân.

• Khả năng tạo việc làm, sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn của kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể và các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn còn có nhiều mặt hạn chế, do đó từ nay đến những năm 2020 hoặc còn xa hơn nữa, kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân, cá thể vẫn là khu vực đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tạo lập và giải quyết việc làm tại chỗ trong nông nghiệp và nông thôn. Các hướng giải quyết việc làm cho khu vực kinh tế này là phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản, phát triển tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, thương mại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong xu thế phát triển, Diễn Châu phải tính đến tất cả các yếu tố về kinh tế trong tổ chức sản xuất hàng hóa ở nông thôn là kinh tế hộ tiểu nông sẽ chuyển dần sang kinh tế trang trại hộ gia đình. Với mô hình kinh tế này sẽ giải quyết những hạn chế của kinh tế hộ tiểu nông. Các chủ trang trại chủ động mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo kiểu công nghiệp, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa. Sự phát triển theo hướng này sẽ góp phần tạo mở việc làm, kết hợp sử dụng hiệu quả số lượng lao động với tăng cường mức nhân dụng ở nông thôn.

Làng nghề và công nghiệp làng nghề là một trong những thế mạnh của huyện Diễn Châu, là một tiềm năng cần được khai thác và phát triển. Đây là một trong những giải pháp quan trọng tích cực góp phần giải quyết việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong huyện và các địa phương bạn.

Hiện nay, Diễn Châu có tới 18 làng nghề, trong đó có 12 làng nghề truyền thống và 6 làng nghề mới với tổng số lao động tham gia làm nghề là 7000 người, chiếm 12,73% dân số, bằng 20,8% lực lượng lao động nông thôn. Nhiều làng nghề nổi tiếng đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường cả trong và ngoài nước như nghề làm nước mắm ở vùng Vạn Phần, nghề làm

trống ở Diễn Hoàng, nghề làm chiếu ở Phú Hậu … Làng nghề Diễn Châu có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của huyện, góp phần đáng kể vào việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phấn đấu đạt được mục tiêu Diễn Châu trở thành huyện công nghiệp vào năm 2018.

Các làng nghề đóng góp từ 30 - 40% giá trị sản xuất công nghiệp trong toàn huyện (năm 2011 là 1.947.348 triệu đồng chiếm 37,6%), nộp ngân sách nhà nước mỗi năm một tăng:

- Năm 2000: 215 triệu đồng; - Năm 2005: 363 triệu đồng;

- Năm 2011: 498 triệu đồng [68, tr.15]

Bên cạnh đó, sự phát triển của các làng nghề trong huyện đã góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và làm thay đổi diện mạo nông thôn. Sở dĩ làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn là do hoạt động sản xuất trong các làng nghề là tận dụng được triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi theo hướng chuyên môn hóa từng khâu, từng công đoạn trong quá trình sản xuất. Yêu cầu về lao động trong các công đoạn sản xuất là không giống nhau. Có những công đoạn phải tập trung làm việc ngày tại xưởng, song có những công đoạn có thể đem về nhà và gia công ngay tại gia đình. Có những công đoạn đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo, con mặt tinh tường và kỹ xảo của những nghệ nhân nhưng cũng có những công đoạn mà ai cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, sự phát triển của sản xuất đã kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác phát triển như thu gom phế liệu, vận chuyển, kinh doanh các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của những người trực tiếp sản xuất … ở những làng nghề phát triển mạnh, ngoài việc tận dụng hết lao động tại địa phương các chủ sản xuất còn phải thuê thêm lao động từ các vùng lân cận. Chẳng hạn ở xóm Ngọc Văn xã Diễn Ngọc hiện có 411/369 hộ làm nghề với gần 90% lao động trong làng tham gia sản xuất, ngoài lao động chính còn thường xuyên có từ 100 - 200 người ngoài độ tuổi lao động tham gia và thu

hút thêm khoảng 150 lao động từ các địa phương khác đến làm thuê, hay như làng chế biến Hải Đông, Diễn Bích dân số có 1.000 người thì có tới 850 lao động trực tiếp làm nghề, ngoài ra còn thu hút thêm khoảng 200 lao động từ các nơi khác đến làm thuê …

Để tận dụng triệt để thế mạnh của làng nghề trong việc sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, góp phần tăng thu chi ngân sách và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, huyện Diễn Châu cần phải có những chính sách đồng bộ trong việc quy hoạch, đầu tư, định hướng và tạo điều kiện về cơ chế, về thị trường cho từng loại ngành nghề và có kế hoạch nhân rộng nghề ra các làng xã khác theo kiểu "vết dầu loang" nhằm gia tăng năng lực sản xuất cho các làng nghề hoặc mở thêm những nghề mới từ các nước khác, địa phương khác phù hợp với "đồng đất và con người" Diễn Châu và sản xuất có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2015 đưa số làng nghề ở Diễn Châu lên 27 làng và 70 - 80% xã trong huyện có làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

3.2.4. Tăng cường đầu tư vốn cho phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn và tạo việc làm cho người lao động

Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược tạo việc làm, tăng cường sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn của huyện, tất yếu đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn cho khu vực này. Trong thời gian qua đầu tư của huyện cho nông nghiệp và nông thôn vẫn ở mức thấp và cũng có sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Nhiều cơ sở sản xuất, các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đều nằm trong tình trạng thiếu vốn. Mặt khác, lượng vốn đầu tư cần thiết để tạo việc làm cho lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn không phải là nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài huyện và sử dụng như thế nào cho hiệu quả nguồn vốn quý giá đó.

Thứ nhất, huyện cần có chính sách huy động vốn đầu tư từ mọi nguồn lực, gồm cả nguồn vốn trong và ngoài huyện bao gồm nguồn vốn ngân sách

nhà nước, vốn nhàn rỗi trong dân cư, vốn của các doanh nghiệp, vốn của các dự án, viện trợ … trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là nền tảng chủ yếu, tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế cho nông nghiệp và nông thôn. Một vấn đề nữa là cần có chính sách khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cho nông nghiệp và nông thôn. Sự gia tăng của nguồn vốn này sẽ góp phần quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và giải quyết việc làm. Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua gửi tiền tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu …

Bên cạnh đó, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện có thể đầu tư cho các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở một số vùng nông thôn (đặc biệt là các xã nghèo, đặc biệt khó khăn) các công trình thủy lợi, cải tạo đất, các chương trình phát triển giao thông và kết cấu hạ tầng, quy hoạch, xây dựng và mở rộng thị trấn, thị tứ, trung tâm thương mại dịch vụ trong đó đặc biệt coi trọng các dự án trực tiếp thu hút lao động và tạo nhiều việc làm cho nông dân.

Thứ hai, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đồng vốn. Mục tiêu của cơ chế chính sách trong những năm tới của nhà nước là tập trung vào việc thúc đẩy chuyển dịch và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát huy nội lực, hướng vào phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động và ưu tiên cho xuất khẩu, thúc đẩy và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên, đầu tư vốn cho nông nghiệp của huyện phải hướng vào việc đa dạng hóa cây trồng, tập trung vào những mặt hàng có tính cạnh tranh cao trên cơ sở đặc điểm sinh thái và lợi thế phát triển của từng vùng trong huyện. Đồng thời, cần tập trung vào nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, chế biến nông sản và phát triển kinh tế trang trại …

Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn là nhân tố quan trọng có tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, dịch vụ của kinh tế nông thôn, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn là điều kiện tiên quyết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, là tiền đề cơ bản giúp cho việc sản xuất, giao lưu hàng hóa giữa các vùng, miền và từ đó góp

phần quan trọng cho việc tạo mở và giải quyết việc làm trong khu vực này. Vì vậy, huyện tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho các xã trong vùng nông thôn của huyện. Cần ưu tiên đầu tư để xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi kết hợp cung cấp nước sạch và phòng chống thiên tai, phát triển mạng lưới điện …

- Về hệ thống giao thông: Cần phát huy tối đa lợi thế về địa lý và tự nhiên của huyện để phát triển hạ tầng giao thông vận tải, hợp lý, đồng bộ và hiện đại tạo thành mạng lưới giao thông vận tải liên hoàn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, ưu tiên đầu tư nâng cấp các quốc lộ, tỉnh lộ 1A, QL7, QL548, tỉnh lộ 538, các tuyến vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 nhựa hóa (bê tông hóa) 90% hệ thống giao thông nông thôn. Các đường làng, ngõ xóm vận dụng cơ chế "Nhà nước và nhân dân cùng làm" bê thông hóa và cấp phối 100%.

- Tiếp tục củng cố, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thủy lợi. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình đầu mối đảm bảo ưu tiên cho các vùng ngập úng (ở các xã Diễn Thái, Diễn Minh, Diễn Kỷ, Diễn Hoa...), tưới cho 100% diện tích gieo trồng trong đó chủ động tưới 65% diện tích. Tiếp tục kiên cố hóa kênh mương và cứng hóa mặt đê kênh Nhà Lê, sông Bùng; Kênh Vếch Bắc cải tạo và nâng cấp thủy lợi Ba ra Xuân Dương.

- Về cung cấp điện cho nông thôn: Cần tăng cường điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng thêm lưới điện cao áp, hạ áp và nâng cấp mạng lưới điện hiện có để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Trước mắt cần xây dựng trạm 220 KV Thị Trấn Diễn Châu với công suất 1 x 125 MVA, trạm 110 KV khu kinh tế Đông Nam; Các khu Công nghiệp Diễn Hồng, Diễn Kỷ, Diễn Ngọc, Diễn Phúc, Diễn Đoài, Diễn Tháp...

Ngoài ra, cần kết hợp mở rộng mạng lưới điện với tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện.

- Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực nguồn nhân lực thì vấn đề quan trọng là mở rộng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng khác như trường

học, trạm y tế, nhà văn hóa... ở các thôn, xã trong huyện nhằm thỏa mãn các nhu cầu phát triển toàn diện của người nông dân.

Trên phương diện tổng thể, Diễn Châu cần tiến hành đổi mới quản lý những hoạt động của kết cấu hạ tầng để tạo ra những dịch vụ có hiệu quả hơn đối với người dân và kéo dài tuổi thọ của các công trình, đồng thời khuyến khích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, phát huy mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện căn bản nhằm tạo mở việc làm và chính những công trình xây dựng này cũng trực tiếp tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 88 - 93)