7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực
Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực. Do cách tiếp cận khác nhau, nên có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực:
Thứ nhất, theo thuyết lao động xã hội thì nghĩa rộng của nguồn nhân lực, có thể hiểu là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội. Theo nghĩa hẹp, là khả năng lao động của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có tham gia vào nền sản xuất xã hội. Theo quan điểm của Tổ chức Lao động thế giới (IL0): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có việc làm và những người thất nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam tuổi lao động được quy định là từ 15 - 60 (đối với nam) và từ 15 - 55 (đối với nữ). Trên thực tế khi tính toán, thống kê lực lượng lao động, người ta thường quy định: Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động có
việc làm và những người ngoài tuổi lao động vẫn tham gia làm việc (thường tính cho những người trên tuổi lao động). Như vậy, ở đây lực lượng lao động cũng đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế. Nguồn lao động được hiểu là toàn bộ những người có khả năng lao động dưới dạng tích cực và tiềm tàng, có thể biểu diễn nguồn lao động qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Nguồn lao động
Nguồn: Phạm Thị Vân Anh (2006), phát triển làng nghề ở Bắc Ninh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Hà Nội.
Thứ hai, theo thuyết tăng trưởng kinh tế, thì nguồn nhân lực chính là nguồn lực chủ yếu tạo động lực cho sự phát triển.
Thứ ba, theo thuyết về vốn con người, thì nguồn nhân lực được hiểu như nguồn lực con người (Human Resonsrces), được huy động, quản lý cùng với các nguồn lực khác (tài chính, tài nguyên...) để thực hiện những mục tiêu phát triển đã định.
Thứ tư, theo định nghĩa của Liên hợp quốc, nguồn nhân lực là: "Trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng".
Nguồn lao động
Trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
Ngoài độ tuổi lao động có khả năng lao động Tiềm tàng Tích cực Phục vụ quân sự Đi học Nội trợ Các ngành phi sản xuất Thất nghiệp Các ngành sản xuất (trong đó có nông nghiệp)
Thứ năm, theo một số nhà khoa học Việt Nam, nguồn nhân lực được hiểu là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, trí tuệ và sức khỏe, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc...
Từ những quan niệm trên, chúng tôi cho rằng, nguồn nhân lực là tổng thể những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong tổng số lực lượng lao động của xã hội, đang và sẽ được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu xã hội.
• Nguồn nhân lực trước hết phản ánh qua số lượng lao động trong độ tuổi lao động và chất lượng của nó. Chất lượng nguồn nhân lực là trình độ, khả năng của năng lực thể chất và tinh thần cấu thành nguồn nhân lực của xã hội. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Đó là: (1) Trí lực của nguồn nhân lực; (2) Chỉ số phát triển con người (HDI); (3) Thể lực nguồn nhân lực; (4) Phẩm chất, đạo đức, nhân cách, truyền thống văn hóa nguồn nhân lực.
• Những nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực:
Một là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở nền tảng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trò quyết định đến trình độ phát triển nguồn nhân lực của nước đó, vì tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ đưa đến kết quả là nâng cao mức sống, cải thiện tình hình sức khỏe của dân cư, sẽ tăng vốn đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo, do đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hơn nữa, trình độ phát triển kinh tế sẽ quyết định mức độ hiện đại hóa nền kinh tế, mức độ áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống, do đó, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Và khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, giáo dục và đào tạo đóng vai trò trực tiếp quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. Chúng ta đều biết: Trí tuệ và năng lực sáng tạo là nhân tố chủ yếu của chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục và đào tạo giúp cho người lao động nâng cao trình độ học vấn, sự hiểu biết nói chung, trình độ nghề nghiệp, tay nghề, năng lực tư duy sáng tạo, phát huy tài năng của họ để tăng
năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh... Do đó, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn có các yếu tố khác tác động, như: phát triển dân số, yếu tố văn hóa, truyền thống dân tộc và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.