Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 38 - 126)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3.Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ so với các tỉnh phía nam của vùng kinh tế duyên hải miền Trung. Diện tích tự nhiên 3.358km2 dân số 557 nghìn người. Tỉnh có 6 huyện, 1 thành phố.

Xét về góc độ kinh tế Ninh Thuận nằm xa trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam. Tiềm năng đất đai, tài nguyên, khoáng sản không nhiều. Hơn nữa, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ bé, kinh tế thuần nông, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật còn đơn sơ, trình độ dân trí chưa cao nên tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp so với các tỉnh lân cận cũng như trên toàn quốc.

Để có bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà cho sự phát triển toàn diện, vững chắc Ninh Thuận chú trọng chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời xây dựng nguồn lao động có chất lượng phục vụ quá trình chuyển dịch đó.

Trong tổng số 557 nghìn dân, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 244.466 người, trong đó trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng 24.870 người (chiếm 10,17%), dịch vụ du lịch là 46.819 người (chiếm 19,47%), còn lại 70,68% (172.777 người) hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản [51, tr. 76].

Số liệu tổng hợp của Ban Chỉ đạo điều tra lao động và việc làm năm 2008 của tỉnh Ninh Thuận cho thấy: Số người hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau:

- Đã qua đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở xuống: 26.046 người (10,65%).

- Trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là 10.200 người (4,17%). - Lao động chưa qua đào tạo là 208.220 người (85,18%) [56, tr. 77]. Như vậy, số lượng chưa qua đào tạo của tỉnh chiếm tỷ lệ rất cao, số này tập trung chủ yếu là ở khu vực nông thôn. Để có bước chuyển cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tỉnh Ninh Thuận tập trung chú trọng công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Trong đó, các cơ sở dạy nghề của nhà

nước đóng vai trò trung tâm vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương vừa đáp ứng nhu cầu lao động ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động; Phát triển mạnh mẽ cơ sở dạy nghề liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh để tiếp thu phương pháp và kinh nghiệm dạy nghề tiên tiến, khai thác triệt để nguồn lực từ bên ngoài. Đi đôi với việc huy động tối đa nguồn lực trong công tác đào tạo, phổ cập nghề Ninh Thuận thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo như: Dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại nhà máy, phân xưởng; tổ chức theo lớp học; chuyển giao công nghệ; phổ biến kiến thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; bồi dưỡng nâng bậc nghề, bồi dưỡng tập huấn; bổ túc hoàn thiện, mở rộng nâng cao kiến thức nghề nghiệp; dạy nghề kèm bổ túc văn hóa...

Đối tượng đào tạo chủ yếu là đội ngũ lao động ở nông thôn, nhất là độ tuổi thanh niên để học biết ít nhất là một nghề đề họ tự tạo việc làm và góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở địa phương; Chú trọng chuyển giao công nghệ trong nông - lâm - ngư nghiệp, hỗ trợ làng nghề, các trung tâm bảo vệ thực vật, thú ý, giống cây trồng vật nuôi phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tổ chức hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung...

Từ những kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của ba tỉnh trên, chúng tôi thấy, Nghệ An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng nên nghiên cứu và có thể vận dụng một số kinh nghiệm sau:

Một là, tập trung tổ chức, cân đối lại lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa để từng bước kéo theo sự chuyển dịch lao động và phân công lại lao động trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Hai là, tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời gắn các chương trình kinh tế - xã hội với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động nhất là đối với nông dân.

Ba là, chú trọng công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức thích hợp theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm từng bước bổ sung đội ngũ những người lao động được đào tạo, có chuyên môn cho các lĩnh vực sản xuất.

Bốn là, tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm tư vấn cho người lao động nhất là thanh niên chọn nghề, học nghề và giới thiệu việc làm sau khi được đào tạo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần phải triệt để huy động các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là nguồn nhân lực. Đây là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở nước ta còn nhiều bất cập cả về cơ chế, về cơ cấu, về số lượng và chất lượng … Đòi hỏi phải được đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, chính xác để làm cơ sở cho những chính sách giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Có như vậy, chúng ta mới thực hiện được những mục tiêu đã định, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN DIỄN CHÂU. 2.1. Những nhân tố tác động đến phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Diễn Châu.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm 18,110- 19,510 độ vĩ Bắc, 105,930- 105,450 độ kinh Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc- Nam. Phía bắc giáp với huyện Quỳnh Lưu, phía đông giáp biển Đông, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành.

Tổng diện tích của huyện Diễn Châu là 30.492,36 ha, trong đó đất nông nghiệp là 23.442,68 ha chiếm 76,88%, đất phi nông nghiệp 6.579,75 ha chiếm 21,58%, đất chưa sử dụng 469,93 ha chiếm 1,54% [26. tr8]. Như vậy, diện tích đất đai chưa sử dụng của huyện vẫn còn lớn, còn có thể phát huy được. Toàn huyện vẫn còn 413,5 ha đất đồng bằng và 56,43ha đất đồi núi chưa sử dụng, đây là một tiềm năng lớn cần được khai thác và sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.

- Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200- 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150m, chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 20%.

+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc dưới 15- 200m.

- Vùng đồng Bằng: Đây vùng có địa hình tương đối băng phẳng, có độ cao 0,5- 4m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa, Diễn

Xuân, Diễn Đồng, Diễn Liên. Độ cao địa hình vùng trũng từ 0,5- 1,7m và thường ngập úng vào mùa mưa lũ.

- Vùng cát ven biển: Phân bố ở khu vực phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến Đền Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8- 3,5m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.

Nhìn chung địa hình Diễn Châu vừa có vùng đồng bằng, vừa có vùng bán sơn địa, đất có độ dốc không lớn, độ cao phổ biến từ 3 m đến 7m so với mặt nước biển.

- Khí hậu hình thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, khả năng phát triển nông nghiệp theo chiều rộng hầu như không nhiều.

- Về khoáng sản: Diễn Châu là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về trữ lượng. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, khoáng sản chính của huyện là Titan; phân bố chủ yếu dọc bờ biển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch ngói ở Diễn Lộc, Diễn Thọ, Diễn Cát, Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên và Diễn Thắng, võ sò ở dọc ven biển, đá sa, phiến thạch ở tiểu vùng Tây Bắc và Tây Nam của huyện... Trữ lượng nguồn vật liệu xây dựng chỉ đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của địa phương.

Một trong những đặc điểm nổi bật của huyện là nằm trong vùng trục chính của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh- Nghệ An- Thanh Hóa, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường sông nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực phía Bắc và phía Nam như quốc lộ 1A, tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt dọc Bắc- Nam, Quốc lộ 7 nối các huyện miền Tây và nước CHND Lào, Quốc lộ 48 lên các huyện vùng Tây Bắc của Tỉnh, có tỉnh lộ 538 nối liền với huyện Yên Thành, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện. Về đường thủy, có tuyến kênh nhà Lê theo hướng Bắc- Nam nối với sông Cấm, Sông Bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển Đông. Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 25 km bờ biển nối liền với huyện trong Tỉnh ... Bên cạnh đó với phong cảnh thiên nhiên ở một số vùng khá đẹp, hệ thống di tích lịch sử đền, chùa mang bản sắc văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa người Việt, các khu du lịch biển với nhiều bãi tắm đẹp có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Diễn Châu là một huyện nhỏ, đất chật người đông (mật độ dân số 971 người/km2) cũng là một trở ngại lớn với những thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Diễn Châu nói chung và nông nghiệp, nông thôn Diễn Châu nói riêng đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.

2.1.2. Về sự phát triển kinh tế

• Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và toàn diện.

Nhiều năm qua, kinh tế của Diễn Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực, phản ánh những thắng lợi bước đầu đáng ghi nhận của Đảng bộ và nhân dân trong huyện. Năm năm từ 2001- 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,6%, năm năm tiếp theo (2006 - 2010) tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,7% đứng thứ 3 trong tỉnh, sau thành phố Vinh và huyện Quỳnh Lưu.

Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm trong huyện (GDP) - giá so sánh 1994

Tỷ đồng 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Diễn Châu.

1515,1 1692

1907,6

2047,7

2470

Trong đó:

- Nổi bật nhất là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng phát triển liên tục với nhịp độ cao, góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng chung. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 16,8% cao nhất trong 3 khu vực kinh tế, nếu so sánh năm 2010 với năm 2001 thì gấp 11 lần. Tính đến tháng 5/2011 trên địa bàn huyện có 19.016 hộ cá thể và 274 doanh nghiệp tham gia sản xuất trong ngành công nghiệp, với 3 khu công nghiệp tập trung và 18 khu công nghiệp làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ được quy hoạch đồng bộ và đang được đẩy nhanh tiến độ "lấp đầy" đã tạo cho công nghiệp Diễn Châu một động lực mới, đây là nơi thu hút nhiều lao động (đặc biệt là khu vực nông thôn vào làm việc) góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn nhân lực [68. tr2].

Giá trị xây lắp tăng bình quân 18,6%/năm. Các doanh nghiệp xây dựng của Diễn Châu không chỉ thi công các công trình công nghiệp, dân dụng trên địa bàn mà còn vươn ra các huyện trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Nông nghiệp đạt được nhiều tiến bộ trong sản xuất hàng hóa.

Giá trị sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 6,0%. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng và vật nuôi được thay đổi theo hướng tăng hiệu quả sản xuất. Sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 450 kg/người, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Giá trị thu hoạch trên 1 ha canh tác tăng từ 24,9 triệu đồng (năm 2000) lên trên 65 triệu đồng (năm 2010). Chăn nuôi kiểu trang trại, công nghiệp tập trung đang được mở rộng, thay thế dần kiểu chăn nuôi truyền thống. Tổng số hộ nông nghiệp chăn nuôi hàng hóa 4.082 hộ, trong đó hộ chăn nuôi trâu bò từ 3 đến 9 con 1.741 hộ; từ 10 con trở lên 25 hộ, chăn nuôi lợn từ 10 con/lứa trở lên 1.323 hộ; 50 con/lứa trở lên 12 hộ, chăn nuôi lợn nái 3 con trở lên 637 hộ. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 2.903 ha, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010: 5.000 tấn. [60, tr. 40]

- Các ngành dịch vụ góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống.

Giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân hàng năm tăng 11,6%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng nhanh (bình quân

hàng năm 24,1%). Trên địa bàn hiện nay có 39 chợ và 1 siêu thị và hàng ngàn điểm bán hàng và kinh doanh dịch vụ. Nhịp độ tăng giá trị tăng thêm của ba nhóm dịch vụ (nhóm có tính thị trường, nhóm sự nghiệp và nhóm hành chính công) đều có nhịp độ bình quân tăng cao hơn nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong huyện. Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản... đã được hình thành và đang có xu hướng mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng [60, tr. 5].

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 38 - 126)