7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện Diễn Châu.
2.2.4.1. Huy động số lao động vào hoạt động sản xuất và dịch vụ.
Phần trên chúng ta đã thấy, ở huyện Diễn Châu nông nghiệp và nông thôn vẫn là khu vực tạo việc làm chủ yếu xét cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Trong sự phân bố của lực lượng lao động nông thôn theo các ngành và các thành phần kinh tế thì tình trạng lao động vẫn bị ứ đọng nhiều nhất trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn thực trạng trong việc sử dụng lao động nông thôn trong huyện, ở phần này chúng ta sẽ xem xét tình trạng thiếu việc làm - một đặc trưng nổi bật ở khu vực nông thôn.
Trong các cuộc điều tra lao động và việc làm của Chi Cục Thống kê và Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Diễn Châu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở khu vực nông thôn chiếm từ 2 - 3%. Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm thường xuyên xảy ra ở khu vực nông thôn huyện Diễn Châu (tỷ lệ thiếu việc làm của dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn huyện Diễn Châu là 34,36%) và đánh giá theo mức độ thiếu việc làm (mức độ thiếu việc làm được xác định bằng tỷ lệ thời gian không kiếm được việc làm so với
quỹ thời gian có thể hoạt động kinh tế trong 12 tháng, tính trên số người thiếu việc làm của khu vực) thì nhóm lao động thiếu việc làm trên 50% chiếm tỷ lệ cao nhất (56,98%), tiếp đến là thiếu việc làm mức 30 - 50% (34,26%) và thiếu việc làm dưới 30% chiếm 8,76%. Số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 15 - 24 (chiếm 34,12%), tiếp đến là nhóm tuổi 25 - 34 (28,10%) và thấp nhất là nhóm tuổi 60 trở lên (15,76%).
Xét theo cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn huyện Diễn Châu trong ngành sản xuất nông nghiệp là nhiều nhất, chiếm 85,56%, nếu xét theo thành phần kinh tế thì số người đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên thiếu việc làm ở khu vực nông thôn năm 2011 chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước (chiếm 96,34%)
Nếu xét trên giác độ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong huyện thì tỷ lệ thời gian lao động sử dụng cho các hoạt động kinh tế nói chung của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng của năm 2011 là 78,51%, tăng so với tỷ lệ này của năm 2005 là 2,14%, ở tất cả các xã, thị trấn đều tăng được tỷ lệ thời gian lao động sử dụng ở khu vực nông thôn, trong đó cao nhất là thị trấn Diễn Châu (88,89%), thấp nhất là xã Diễn Lợi cũng đạt gần 76% [7, tr. 35].
Số liệu trên cho thấy, tình trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn trong huyện đang được cải thiện, tỷ lệ lao động có việc làm tăng. Đây là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn và một số chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian qua.
2.2.4.2. Năng suất và thu nhập của người lao động ở nông thôn huyện Diễn Châu.
Năng suất lao động là một chỉ tiêu về mặt chất, đánh giá mức độ sử dụng lao động ở nông thôn. Ở đây, chúng ta tập trung xem xét năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp, nơi chiếm hơn 70% GDP trong khu vực nông thôn của huyện và hơn nữa sự gia tăng năng suất lao động trong nông nghiệp là tiền đề để thực hiện sự phân công lại lao động trong khu vực nông thôn và các ngành kinh tế khác trong huyện.
Bảng 2.7: GDP nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp huyện Diễn Châu thời kỳ 2005 – 2010 giá so với năm 1994.
Năm Lao động nông nghiệp
(người)
GDP nông nghiệp (giá so sánh 2005) (tỷ đồng)
Năng suất lao động nông nghiệp (đồng/người)
2005 110014 597,1 575,100 2006 930011 671,9 699,677 2007 91750 747 723,880 2008 92072 1002,4 757,190 2009 91056 1142 789,699 2010 101531 1196,6 841,085
Nguồn: Số liệu của Chi Cục Thống kê huyện Diễn Châu.
Các số liệu trên cho thấy từ năm 2005 - 2010 GDP nông nghiệp tăng 20,0% (năm 2005 = 100%), trong khi đó năng suất lao động tăng thêm không nhiều (14,2%). Điều này nói lên rằng: mặc dù GDP nông nghiệp trong thời gian qua có tăng, nhưng tốc độ tăng lao động nông nghiệp gần như tương đương, nên năng suất lao động trong nông nghiệp tăng thậm. Nếu so sánh với năng suất lao động trong các khu vực công nghiệp và dịch vụ thì năng suất lao động nông nghiệp còn ở mức thấp và khoảng cách giữa năng suất lao động nông nghiệp với các ngành trên ngày càng lớn, chứng tỏ lao động trong khu vực nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn các ngành kinh tế khác.
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Diễn Châu không cao một phần thể hiện ở mức độ đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của Diễn Châu còn hạn chế (một phần do điều kiện thổ nhưỡng, một phần do thói quen canh tác …), đến năm 2011 thóc gạo vẫn chiếm tới trên 40% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các cây công nghiệp và cây trồng khác chiếm ≈ 26% và chăn nuôi duy trì ở mức 34%. Sản lượng các cây trồng khác thường là thấp (năng suất lạc đạt 22,3 tấn/ha, ngô đạt 42 tấn/ha, vừng 4,6 tấn/ha…). Kinh nghiệm phát triển của nhiều huyện chỉ ra rằng việc đa dạng hóa cây trồng là nhân tố quan trọng nhất mang lại thu nhập nông nghiệp lớn hơn và tăng việc làm cho khu vực này. Bởi vì so với lúa gạo, những loại cây trồng khác (không phải ngũ cốc) cần số giờ lao động trên 1 ha nhiều hơn từ 2 - 3 lần. Hơn nữa việc sản
xuất chúng lại không bị nhu cầu tiêu dùng tại địa phương hạn chế, dẫn đến việc thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp và như vậy lại cần thêm lao động chế biến và tiêu thụ. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ loại có thu nhập thấp sang loại cây trồng có thu nhập cao là nhân tố quan trọng để tăng thu nhập và năng suất trong khu vực nông nghiệp.
Dân số và lao động nông thôn Diễn Châu mặc dù tốc độ tăng có chậm hơn 10 năm về trước nhưng nhìn chung tăng đều qua các năm từ 2001 đến nay, năng suất lao động tăng không nhiều nên mức thu nhập của dân cư không cao nếu không muốn nói là thấp, do vậy khả năng tích lũy (đặc biệt là tích lũy vốn) rất ít ỏi đã hạn chế rất lớn đến khả năng tạo việc làm trong nông thôn. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2011 cho thấy tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 21,75% năm 2005 xuống còn 8.0% năm 2010 (bằng 1/2 bình quân chung cả nước). Tuy nhiên, số hộ nghèo ở nông thôn vẫn còn cao gấp 2 lần ở thành thị, do vậy khoảng 85% người nghèo thuộc về vùng nông thôn, nhất là các xã thuần nông, xa trung tâm huyện lỵ. Sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở nông thôn Diễn Châu là 12,20 lần, quá trình phân hóa này của huyện còn có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển.
Điều đáng chú ý là cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn cho đến nay vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp (năm 2001 là 51,21%, đến năm 2010 là 44,14%). Mức thu nhập bình quân 1 người một năm cũng không đồng đều giữa các vùng trong huyện và phụ thuộc vào nguồn thu, ở những vùng mà tỷ lệ thu từ hoạt động nông nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân đầu người một năm cao hơn hẳn các vùng khác. Ví dụ, ở các xã có cụm công nghiệp làng nghề như Diễn Ngọc, Diễn Quảng, Diễn Trường.. có tỷ lệ thu từ nông nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân một người đạt cao (7.920 nghìn đồng), trong khi đó xã Diễn Nguyên, Diễn Thái tỷ lệ thu từ hoạt động nông nghiệp chiếm 73,27% thì thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 3.522 nghìn đồng).
Kết quả của các cuộc điều tra cũng cho thấy sự phân hóa thu nhập theo nghề nghiệp của các hộ nông dân. Các hộ làm buôn bán dịch vụ thường có thu nhập cao nhất, sau đó đến các hộ ngành nghề, hộ thuần nông thu nhập thấp nhất, ở các hộ ngành nghề mức thu nhập cao gấp 5,8 lần so với và hộ thuần
nông (1.496.000 đ/tháng so với 258.000 đ/tháng). Các số liệu trong các cuộc điều tra chọn mẫu mà Chi Cục Thống kê và Phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện tổ chức tại các thôn, xã đều cho thấy rõ đặc điểm chung nổi bật là sự chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp có tác dụng quyết định mạnh nhất đối với năng lực thị trường và phân tầng mức sống (giàu - nghèo) ở nông thôn Diễn Châu. Khả năng tăng trưởng nhanh và ổn định thuộc về nhóm xã hội phi nông nghiệp, trong đó, có thể bao gồm một số hộ kiêm nông nghiệp với ngành nghề hoặc buôn bán dịch vụ.