Chất lượng của lực lượng lao động nông thôn huyện Diễn Châu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 54 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Chất lượng của lực lượng lao động nông thôn huyện Diễn Châu

Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của tỉnh nói chung và của huyện, các vùng phụ cận nói riêng, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Chất lượng của lực lượng lao động được đánh giá thông qua nhiều tiêu chí, trong đó hai tiêu chí thường dùng để đánh

giá là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Hai tiêu chí này được hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

* Về trình độ học vấn:

Là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, đất của văn chương, thi ca và có truyền thống hiếu học, hệ thống giáo dục của Huyện được xây dựng, củng cố và có những chuyển biến tích cực.

Chủ trương xã hội hóa giáo dục được triển khai mạnh, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh Nghệ An nói chung và Diễn Châu nói riêng, trình độ dân trí đã được nâng lên. Mạng lưới các cấp, bậc học, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục được quan tâm đầu tư và bố trí hợp lý theo phân bố dân cư. Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, hiện tại 39/39 xã phổ cập trung học cơ sở.

Số liệu thống kê qua các năm cho thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn có xu hướng được nâng cao, tỷ lệ người không biết chữ không ngừng giảm xuống, từ 1,3% năm 2001 đến 2011 con số này chỉ còn 0,8%; số chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 1,8% năm 2001 xuống còn 1,5% năm 2011; hiện nay 39/39 đã phổ cập THCS và THPT.

Bảng 2.4: Trình độ học vấn lao động nông thôn Diễn Châu

Đơn vị tính: % Năm Tổng số Mù chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp trung học cơ sở Đã tốt nghiệp trung học phổ thông 2005 100 1,2% 1,7% 98,3% 97% 96% 2006 100 1% 1,5% 98,5% 97,5% 99% 2007 100 0,9% 1,3% 98,7% 98% 98% 2008 100 0,9% 1% 99% 98,3% 97% 2009 100 0,88% 1,4% 98,6% 96,7% 98% 2010 100 0,8% 1,5% 98,5% 98,6% 99,2%

* Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động nông thôn huyện Diễn Châu phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị tính: %

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 100 100 100 100 100 100

- Chưa qua đào tạo 88 85 82 77 74 70

- Đã qua đào tạo nghề và tương đương 12 15 18 23 26 30

+ Trong đó: CMKT có bằng 5 6 8 9 10 11

+ Tốt nghiệp TCCN 4 5 6 8 9 10

+ Tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên 3 4 4 5 7 9

Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm huyện Diễn Châu 2005 - 2010.

Tổng quát lại có thể đưa ra mô hình về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động của nông thôn huyện Diễn Châu (năm 2010) là: Cứ 100 người thuộc lực lượng lao động thì có 70 người chưa qua đào tạo, 11 người đã được đào tạo nghề, 10 người có trình độ trung cấp, 9 người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. So với năm 2005 thì số lực lượng lao động đã qua đào tạo tăng lên đáng kể, nhưng vẫn rất là khiêm tốn so với số lao động chưa qua đào tạo (12,05/30,10); thực trạng này cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn huyện Diễn Châu mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một ví dụ cho thấy là Nhà máy Vinaco dệt may Việt - Hàn thuộc khu công nghiệp Diễn Hồng, khi xây dựng trên đất của địa phương đã cam kết nhận 1/3 số lao động của nhà máy là người của xã Diễn Hồng vào làm việc (khoảng 400 người) qua kiểm tra xét tuyển chỉ đáp ứng được hơn 30% (120 người)

Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã hạn chế khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu và phân công lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học - công nghệ để có thể thúc đẩy sự phát triển trong kinh tế nông thôn.

Trong khi chất lượng của nguồn nhân lực còn rất thấp, thì lao động đã được đào tạo cũng chưa được sử dụng có hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo vẫn ở mức cao trên 18,5%. Trong khi khu vực nông thôn đang thiếu nhiều những cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, thì ở thành thị số lao động thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học tăng bình quân 13,6%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010. Sự mất cân đối giữa cung và cầu của thị trường lao động kỹ thuật đòi hỏi huyện phải có những chính sách hữu hiệu để cải thiện tình hình này.

* Chất lượng nguồn lao động ở nông thôn không chỉ được thể hiện ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật mà còn được đo bằng các chỉ số về sức khỏe và mức sống của người lao động. Trong những năm gần đây, tình trạng sức khỏe của lao động nông thôn huyện Diễn Châu đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam nói chung và Diễn Châu nói riêng có sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng nhưng vẫn thua kém nhiều nước trong khu vực. Một so sánh cho thấy: chiều cao và cân nặng của trẻ em 15 tuổi - tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi lao động của Việt Nam là 147 cm - 34,3 kg trong khi đó ở Thái Lan là 149 cm 40,5 kg; Ấn Độ là 155 cm - 49 kg; Nhật Bản là 164 cm - 53 kg... Ngoài ra, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, việc sử dụng các loại hóa chất bừa bãi, không đúng quy định đang hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân nói chung và lực lượng lao động trong huyện, nhất là lực lượng lao động nông thôn nói riêng, tỷ lệ ốm đau của nông dân cũng cao (khoảng 68% dân cư bị ốm đau trong năm), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tương đối (khoảng 14% và tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 2,5 kg còn mức 2,3%. Những chỉ số trên cho thấy tuy đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do vậy đã làm hạn chế đáng kể chất lượng nguồn lao động ở nông thôn huyện Diễn Châu.

Bên cạnh đó, có 4.890 người chiếm 3% trong tổng số người trong độ tuối lao động ở nông thôn huyện Diễn Châu không có việc làm [19. tr 12].

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp và thiếu việc làm ở đây chỉ xin nêu một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Là huyện có điểm xuất phát về kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng lao động thấp, trình độ sản xuất hàng hóa của nhân dân còn hạn chế. Là một huyện nông nghiệp nhưng diện tích đất canh tác bình quân đầu người lại thấp, ngành nghệ tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển. Nguồn vốn quá nhỏ bé (bao gồm cả tích lũy nội bộ và hợp tác bên ngoài) đã làm cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện những năm qua do đó hạn chế việc thu hút nguồn lao động vào làm việc.

- Số người đến tuổi lao động tăng nhanh, lao động cần giải quyết việc làm đạt tỷ lệ thấp, trong 2 năm 2010- 2011 chỉ đạt 78%.

- Một bộ phận lao động không tìm được việc làm là do không phù hợp giữa trình độ chuyên môn, tay nghề của người đi tìm việc và yêu cầu của người sử dụng lao động. Hiện tượng này trở nên nghiêm trọng trong thời kỳ CNH,HĐH. Dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỷ thuật, một số ngành nghề mới được xuất hiện, một số ngành nghề cũ trở nên lạc hậu và bị loại bỏ. Số lao động trong các ngành nghề truyền thống bị đẩy ra trong khi họ chưa có đầy đủ điều kiện để làm việc trong các lĩnh vực mới và trở nên thất nghiệp. Điều này nói lên rằng việc đào tạo, đào tạo lại và hướng nghiệp dạy nghề có ý nghĩa quan trọng đến việc hạn chế thất nghiệp.

- Cơ cấu phân bổ lao động vào các ngành kinh tế có sự thay đổi nhưng với tốc độ chậm, đặc biệt là tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng rất ít, do đó chậm thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông- lâm nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp khác. Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn ở mức cao, đặc biệt là số lao động trẻ. Lao động thiếu việc làm trong khu vực nông thôn hiện nay là trở ngại lớn đối với tạo việc làm cho thanh niên mới vào độ tuổi lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp- nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

Đặc biệt, mặt trái của cơ chế thị trường đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội hết sức phức tạp như: phân hóa giàu nghèo, cách biệt giữa nông thôn- thành thị... sự phục hồi những phong tục tập quán lạc hậu làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của con người. Nạn phá rứng và các tệ nạn xã hội tăng cao. Hiện có 29/39 xã, thị trấn có tệ nạn ma túy, trong đó có 6 xã trọng điểm về ma túy loại III, với số người nghiện tính đến tháng 7 năm 2011 của UBND huyện là 318 người, số người hoạt động bán dâm 25 người (có hồ sơ quản lý), tiếp tục gây sức ép nhiều mắt về kinh tế- xã hội đổi với trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)