Phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng toàn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng toàn

sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng tốt, gắn với lợi thế từng vùng và gắn với thị trường.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển toàn diện, sản phẩm hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, gắn với lợi thế từng vùng và gắn với thị trường là khâu động lực.

- Vùng đồi núi bao gồm 6 xã, gồm: Diễn Lâm, Diễn Đoài, Diễn Trường, Diễn Thắng, Diễn Lợi, Diễn Phú với diện tích 11.492.24 m2 dân số 61.745 nhân khẩu, trong đó 29.314 trong độ tuổi lao động, địa hình với lợi thế đồi núi thấp, xen kẻ là những vùng đồng bằng có ưu thế phát triển lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.... Tuy nhiên, vùng đồi núi của huyện Diễn Châu là vùng đất tương đối rộng, người thưa, trình độ dân trí thấp, điều kiện sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế vùng núi của huyện Diễn Châu là giảm diện tích trồng lùa do thiếu nước, chú trọng thâm canh cây ngô, cây vừng, cây lạc, phát triển trồng rừng, chăn nuôi, khai khoáng và phát triển các làng nghề... nhằm đẩy nhanh quá trình CNH nông nghiệp và nông thôn miền núi để thu hút lao động tại chỗ và lao động các vùng lân cận.

- Vùng đồng bằng 25 xã thuộc các xã phía tây và đông đường quốc lộ 1A, tổng diện tích 79.067.137m2, 143.947 nhân khẩu, 108.341 người trong độ tuổi lao động, với điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mở, khí hậu ôn hòa, nguồn nhân lực dồi dào trình độ dân trí và đời sống dân cư cao. Do đó giải pháp cơ bản cho phát triển kinh tế vùng đồng bằng là tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ. Tăng cường đầu tư xây dựng vùng lúa cao sản để đảm bảo an ninh lương thực cho toàn huyện và hàng hóa tập trung với quy mô mỗi

vùng từ 50 đến 100 ha, đạt hiệu quả kinh tế gấp 1,5 đến 2 lần lúa thường. Cùng với đó là 5 vùng sản xuất Lạc, Vừng, 12 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh. Điển hình là vùng lúa tám xoan, XR15 ở Diễn Xuân, Diễn Phúc, Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Đồng (gần 2000 ha); vùng lúa nếp ở Diễn Thái (80 ha); vùng hoa, rau Diễn Xuân, Diễn Hồng, Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Hoa; vùng nuôi cá, tôm, cua có quy mô trên 70 ha ở Diễn Yên, Diễn Ngọc, Diễn Mỹ, Diễn Bích, Diễn Bình); vùng sản xuất Lạc thương phẩm ở Diễn Hồng, Diễn Kỷ, Diễn Xuân, Diễn Hoa, Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Hùng với gần 900 ha. Những vùng sản xuất trên bước đầu đã đem lại giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cao, cần được đầu tư, duy trì và từng bước nhân rộng [19, tr.15], gắn với công nghiệp chế biến và chăn nuôi phát triển mạnh các khu công nghiệp tập trung Diễn Tháp, Diễn Kỷ, Diễn Hồng, Diễn Phúc, Diễn Trường, Diễn Đoài, 6 xã khu kinh tế Đông Nam kết hợp với phát triển thương mại, du lịch và các ngành nghề dịch vụ khác.

- Vùng ven biển thuộc 9 xã, gồm: xã Diễn Hùng; Diễn Hải; Diễn Kim; Diễn Vạn; Diễn Bích; Diễn Ngọc; Diễn Thành; Diễn Thịnh; Diễn Trung, tổng diện tích 54.360.8m2 và 79.249 nhân khẩu, 50.884 người trong độ tuổi lao động, đây là vùng có ưu thế phát triển nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch, dịch vụ. Mạng lưới giao thông vận tải thủy, bộ và đường sắt, bến cảng đều thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác, các tỉnh trong cả nước. Có cảng cá cửa vạn, gắn với khu công nghiệp chế biến thủy sản Diễn Ngọc, Diễn Bích...

Về nông nghiệp tập trung xây dựng các vùng Lạc, Vừng, Ngô ở Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Hùng, Diễn Trung; vùng tập trung trồng dâu nuôi tằm Diễn Kim và Diễn Hùng, phát triển đàn lợn theo hướng nạc hóa, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trọng tâm là nuôi của, tôm thâm canh và bán thâm canh, sản xuất muối ở Diễn Kim, Diễn Vạn.

Về Công nghiệp tập trung xây dựng các khu công nghiệp chế biến, dịch vụ Diễn Ngọc, Diến Bích, Diễn Kim gắn với nguồn lợi kinh tế biển.

Tập trung phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch nghỉ ngơi, tắm biển, tham quan danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử... để tăng nguồn thu và tạo việc làm cho lao động.

Phát triển kinh tế vùng là nhằm khai thác nguồn lực tại chỗ để phát triển sản xuất tạo mở việc làm. Đặc biệt là công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn với phương châm “Ly nông bất ly hương”. Kết hợp phát triển kinh tế theo ngành gắn với các vùng miền trong huyện nhằm tạo ra nhu cầu lớn về sử dụng lao động để thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)