7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở một số tỉnh trong nước 1.3.1. Kinh nghiệm của Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi phía tây bắc nước ta, có diện tích 1.405,5 km2, với dân số 906.800 người . Trong đó, người trong độ tuổi lao động chiếm 46% dân số. Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn chiếm 78,88% số lao động của tỉnh. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động còn thấp mới đạt 68 - 70%. Như vậy 1/4 thời gian nông nhàn cần các ngành nghề, dịch vụ tạo nguồn thu nhập cho bà con nông dân Sơn La. Vấn đề này đặt ra cho tỉnh Sơn La một bài toán khó cần phải giải quyết. Mặt khác, mỗi năm Sơn La có khoảng 7.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chỉ có 1700 - 2000 em vào học tiếp các trường trung học phổ thông còn khoảng 5.000 em cần được đào tạo nghề, hướng nghiệp. Hàng ngàn học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ra trường, bộ đội xuất ngũ bổ sung cho lực lượng lao động trong tỉnh hàng năm.
Trong 10 năm qua (2001 - 2010) đặc biệt là 5 năm gần đây tình hình kinh tế xã hội ở tỉnh Sơn La có nhiều khởi sắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đúng hướng, nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá, GDP đạt mức trung bình 9,6%/năm, tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp đôi, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 31,4% xuống còn xấp xỉ 15%. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Sơn La có thể rút ra một số bài học về giải quyết việc làm, sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:
- Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, góp phần giảm áp lực gia tăng về dân số và lao động đối với việc làm.
- Tổ chức cân đối lại lực lượng lao động giữa các khu vực thị xã, thị trấn với khu vực nông nghiệp, giữa công nghiệp, dịch vụ với sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó đã tạo ra hàng vạn việc làm giúp cho hàng chục nghìn hộ gia đình sản xuất ổn định, thu nhập ngày một cải thiện.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, phá thế độc canh, du canh du cư, tự cung tự cấp, hình thành mô hình kinh tế trang trại cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc, gia súc và gia cầm đang
được nhân rộng và phát triển ở các vùng, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân vùng cao.
1.3.2. Kinh nghiệm của Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp, dân số đông đúc, nguồn lao động dồi dào (hơn 1,8 triệu) nhưng chất lượng lao động thấp: năm 2001 tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 13,26%, tốt nghiệp tiểu học và THCS là 70,11%, tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ có 16,63%. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới đạt 12,1%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên là 2,01%, trung cấp chuyên nghiệp là 5,12%, công nhân kỹ thuật là 5,05%. Nguồn lao động phân bố không đều, chủ yếu tập trung cho các ngành nông - lâm - ngư nghiệp (trên 83%), lao động làm việc trong các ngành thương mại dịch vụ chỉ chiếm 4%. Hàng năm toàn tỉnh có trên 3 vạn người đến tuổi lao động chưa có việc làm, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, thời gian lao động trong năm mới sử dụng đạt khoảng 70%.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như: cây thuốc lá, cây mía, cây dứa... Đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản, thành lập các cơ sở sản xuất mới, mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mở rộng diện tích cây vụ đông...
Trong 3 năm 2005 - 2008 Thanh Hóa đã tạo thêm việc làm mới cho hơn 9 vạn lao động và hàng vạn lao động có việc làm đầy đủ hơn, nâng hệ số sử dụng lao động ở nông thôn từ 66,7% năm 2001 lên 74,2% năm 2008.
Kinh nghiệm sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn được thể hiện như sau:
- Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời gắn các chương trình kinh tế xã hội với chương trình giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông nghiệp nông thôn.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, từng bước thay đổi cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ đào tạo công nhân kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, cơ khí, dịch vụ. Khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn, khuyến khích các cơ sở tư nhân mở trường lớp dạy nghề nhất là truyền nghề truyền thống của địa phương.
- Tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và tăng cường các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm tư vấn cho người lao động chọn nghề học, hình thức học, nơi làm việc và tư vấn về pháp luật lao động. Đồng thời cung cấp thông tin về thị trường lao động và người sử dụng lao động, tổ chức cung ứng lao động theo quy định của luật pháp lao động.
- Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm của tỉnh và Ban chỉ đạo giải quyết việc làm ở ba cấp tỉnh, huyện, xã.
- Có chính sách ưu tiên phát triển sản xuất như: tạo điều kiện thuận lợi cho thuê mướn địa điểm sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế trong thời gian đầu cho các mặt hàng mới, nhất là các mặt hàng sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương. Củng cố quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy mọi thành phần kinh tế mới theo hướng đầu tư → sản xuất → thu mua →
chế biến → tiêu thụ sản phẩm. Thiết lập các mối quan hệ hợp tác trên cơ sở hoạt động kinh tế, điều hòa lợi ích thỏa đáng giữa người sản xuất nguyên liệu với người chế biến ra thành phẩm...
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ so với các tỉnh phía nam của vùng kinh tế duyên hải miền Trung. Diện tích tự nhiên 3.358km2 dân số 557 nghìn người. Tỉnh có 6 huyện, 1 thành phố.
Xét về góc độ kinh tế Ninh Thuận nằm xa trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam. Tiềm năng đất đai, tài nguyên, khoáng sản không nhiều. Hơn nữa, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ bé, kinh tế thuần nông, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật còn đơn sơ, trình độ dân trí chưa cao nên tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp so với các tỉnh lân cận cũng như trên toàn quốc.
Để có bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà cho sự phát triển toàn diện, vững chắc Ninh Thuận chú trọng chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời xây dựng nguồn lao động có chất lượng phục vụ quá trình chuyển dịch đó.
Trong tổng số 557 nghìn dân, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 244.466 người, trong đó trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng 24.870 người (chiếm 10,17%), dịch vụ du lịch là 46.819 người (chiếm 19,47%), còn lại 70,68% (172.777 người) hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản [51, tr. 76].
Số liệu tổng hợp của Ban Chỉ đạo điều tra lao động và việc làm năm 2008 của tỉnh Ninh Thuận cho thấy: Số người hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau:
- Đã qua đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở xuống: 26.046 người (10,65%).
- Trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là 10.200 người (4,17%). - Lao động chưa qua đào tạo là 208.220 người (85,18%) [56, tr. 77]. Như vậy, số lượng chưa qua đào tạo của tỉnh chiếm tỷ lệ rất cao, số này tập trung chủ yếu là ở khu vực nông thôn. Để có bước chuyển cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tỉnh Ninh Thuận tập trung chú trọng công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Trong đó, các cơ sở dạy nghề của nhà
nước đóng vai trò trung tâm vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương vừa đáp ứng nhu cầu lao động ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động; Phát triển mạnh mẽ cơ sở dạy nghề liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh để tiếp thu phương pháp và kinh nghiệm dạy nghề tiên tiến, khai thác triệt để nguồn lực từ bên ngoài. Đi đôi với việc huy động tối đa nguồn lực trong công tác đào tạo, phổ cập nghề Ninh Thuận thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo như: Dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại nhà máy, phân xưởng; tổ chức theo lớp học; chuyển giao công nghệ; phổ biến kiến thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; bồi dưỡng nâng bậc nghề, bồi dưỡng tập huấn; bổ túc hoàn thiện, mở rộng nâng cao kiến thức nghề nghiệp; dạy nghề kèm bổ túc văn hóa...
Đối tượng đào tạo chủ yếu là đội ngũ lao động ở nông thôn, nhất là độ tuổi thanh niên để học biết ít nhất là một nghề đề họ tự tạo việc làm và góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở địa phương; Chú trọng chuyển giao công nghệ trong nông - lâm - ngư nghiệp, hỗ trợ làng nghề, các trung tâm bảo vệ thực vật, thú ý, giống cây trồng vật nuôi phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tổ chức hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung...
Từ những kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của ba tỉnh trên, chúng tôi thấy, Nghệ An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng nên nghiên cứu và có thể vận dụng một số kinh nghiệm sau:
Một là, tập trung tổ chức, cân đối lại lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa để từng bước kéo theo sự chuyển dịch lao động và phân công lại lao động trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Hai là, tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời gắn các chương trình kinh tế - xã hội với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động nhất là đối với nông dân.
Ba là, chú trọng công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức thích hợp theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm từng bước bổ sung đội ngũ những người lao động được đào tạo, có chuyên môn cho các lĩnh vực sản xuất.
Bốn là, tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm tư vấn cho người lao động nhất là thanh niên chọn nghề, học nghề và giới thiệu việc làm sau khi được đào tạo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần phải triệt để huy động các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là nguồn nhân lực. Đây là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở nước ta còn nhiều bất cập cả về cơ chế, về cơ cấu, về số lượng và chất lượng … Đòi hỏi phải được đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, chính xác để làm cơ sở cho những chính sách giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Có như vậy, chúng ta mới thực hiện được những mục tiêu đã định, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN DIỄN CHÂU. 2.1. Những nhân tố tác động đến phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Diễn Châu.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm 18,110- 19,510 độ vĩ Bắc, 105,930- 105,450 độ kinh Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc- Nam. Phía bắc giáp với huyện Quỳnh Lưu, phía đông giáp biển Đông, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành.
Tổng diện tích của huyện Diễn Châu là 30.492,36 ha, trong đó đất nông nghiệp là 23.442,68 ha chiếm 76,88%, đất phi nông nghiệp 6.579,75 ha chiếm 21,58%, đất chưa sử dụng 469,93 ha chiếm 1,54% [26. tr8]. Như vậy, diện tích đất đai chưa sử dụng của huyện vẫn còn lớn, còn có thể phát huy được. Toàn huyện vẫn còn 413,5 ha đất đồng bằng và 56,43ha đất đồi núi chưa sử dụng, đây là một tiềm năng lớn cần được khai thác và sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.
- Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200- 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150m, chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 20%.
+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc dưới 15- 200m.
- Vùng đồng Bằng: Đây vùng có địa hình tương đối băng phẳng, có độ cao 0,5- 4m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa, Diễn
Xuân, Diễn Đồng, Diễn Liên. Độ cao địa hình vùng trũng từ 0,5- 1,7m và thường ngập úng vào mùa mưa lũ.
- Vùng cát ven biển: Phân bố ở khu vực phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến Đền Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8-