Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm 18,110- 19,510 độ vĩ Bắc, 105,930- 105,450 độ kinh Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc- Nam. Phía bắc giáp với huyện Quỳnh Lưu, phía đông giáp biển Đông, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành.

Tổng diện tích của huyện Diễn Châu là 30.492,36 ha, trong đó đất nông nghiệp là 23.442,68 ha chiếm 76,88%, đất phi nông nghiệp 6.579,75 ha chiếm 21,58%, đất chưa sử dụng 469,93 ha chiếm 1,54% [26. tr8]. Như vậy, diện tích đất đai chưa sử dụng của huyện vẫn còn lớn, còn có thể phát huy được. Toàn huyện vẫn còn 413,5 ha đất đồng bằng và 56,43ha đất đồi núi chưa sử dụng, đây là một tiềm năng lớn cần được khai thác và sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.

- Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200- 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150m, chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 20%.

+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc dưới 15- 200m.

- Vùng đồng Bằng: Đây vùng có địa hình tương đối băng phẳng, có độ cao 0,5- 4m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa, Diễn

Xuân, Diễn Đồng, Diễn Liên. Độ cao địa hình vùng trũng từ 0,5- 1,7m và thường ngập úng vào mùa mưa lũ.

- Vùng cát ven biển: Phân bố ở khu vực phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến Đền Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8- 3,5m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.

Nhìn chung địa hình Diễn Châu vừa có vùng đồng bằng, vừa có vùng bán sơn địa, đất có độ dốc không lớn, độ cao phổ biến từ 3 m đến 7m so với mặt nước biển.

- Khí hậu hình thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, khả năng phát triển nông nghiệp theo chiều rộng hầu như không nhiều.

- Về khoáng sản: Diễn Châu là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về trữ lượng. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, khoáng sản chính của huyện là Titan; phân bố chủ yếu dọc bờ biển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch ngói ở Diễn Lộc, Diễn Thọ, Diễn Cát, Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên và Diễn Thắng, võ sò ở dọc ven biển, đá sa, phiến thạch ở tiểu vùng Tây Bắc và Tây Nam của huyện... Trữ lượng nguồn vật liệu xây dựng chỉ đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của địa phương.

Một trong những đặc điểm nổi bật của huyện là nằm trong vùng trục chính của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh- Nghệ An- Thanh Hóa, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường sông nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực phía Bắc và phía Nam như quốc lộ 1A, tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt dọc Bắc- Nam, Quốc lộ 7 nối các huyện miền Tây và nước CHND Lào, Quốc lộ 48 lên các huyện vùng Tây Bắc của Tỉnh, có tỉnh lộ 538 nối liền với huyện Yên Thành, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện. Về đường thủy, có tuyến kênh nhà Lê theo hướng Bắc- Nam nối với sông Cấm, Sông Bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển Đông. Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 25 km bờ biển nối liền với huyện trong Tỉnh ... Bên cạnh đó với phong cảnh thiên nhiên ở một số vùng khá đẹp, hệ thống di tích lịch sử đền, chùa mang bản sắc văn

hóa người Việt, các khu du lịch biển với nhiều bãi tắm đẹp có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Diễn Châu là một huyện nhỏ, đất chật người đông (mật độ dân số 971 người/km2) cũng là một trở ngại lớn với những thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Diễn Châu nói chung và nông nghiệp, nông thôn Diễn Châu nói riêng đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 42 - 44)