Về phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Về phát triển làng nghề

Đây là một trong những thế mạnh của huyện Diễn Châu. Song trước thời kỳ đổi mới làng nghề gặp nhiều khó khăn, do cơ chế sản xuất kinh doanh chưa phù hợp, mặt khác chính sách giá cả không hợp lý, quản lý yếu kém làm cho sản xuất bị giảm sút, nhiều thợ thủ công không sống được bằng nghề của mình phải bỏ đi làm việc khác, số nghệ nhân và thợ tài hoa ngày càng ít đi, đẩy các làng nghề vào tình trạng điêu đứng, nhiều làng nghề có nguy cơ bị mai một như nghề luyện quặng sắt, nghề rèn ở làng Nho Lâm, đúc đồng ở Diễn Tháp, dệt ở Phượng Lịch và Diễn Kim... Sau khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích, phát triển các ngành nghề cả truyền thống và ngành nghề mới bao gồm cả tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Đây là một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện Diễn Châu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nói chung và nhân lực trong nông nghiệp nông thôn nói riêng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống một bộ phận quan trọng của dân cư nông thôn. Hiện nay, Diễn Châu có 18 làng nghề được phân bố theo các địa phương và ngành kinh tế như sau:

Bảng 2.2: Phân bố các làng nghề của huyện Diễn Châu

Phân bố theo ngành kinh tế

TT Số làng nghề Tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp chế biến Xây dựng Thương mại Vận tải thủy 18 1 Diễn Bích 1 1 2 Diễn Đoài 2 2 3 Diễn Lộc 1 1 4 Diễn Quảng 1 1 5 Diễn Kỷ 1 1 6 Diễn Ngọc 3 2 1 7 Diễn Vạn 3 1 2 8 Diễn Trường 2 2 9 Diễn Hoàng 1 1 10 Diễn An 1 1 11 Diễn Đồng 1 1 12 Diễn Kim 1 1 Tổng cộng 18

Nguồn: Liên minh hợp tác xã Nghệ An, năm 2011.

Sự khôi phục và phát triển các làng nghề ở Diễn Châu trong những năm vừa qua đã làm cho giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó giá trị sản xuất của các làng nghề thường chiếm từ 70 - 80 % giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Cụ thể: năm 2000, giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 185 tỷ đồng, chiếm 67,2% giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh và 26,8% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện; năm 2011 giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 250 tỷ đồng chiếm 73% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện [68, tr.8].

Mặt khác, cũng chính từ sự phát triển của các làng nghề đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho lao động trong huyện, đặc biệt là lao

động ở các vùng nông thôn lúc "nông nhàn" cũng như thời vụ, tăng thu nhập để cải thiện đời sống cho một bộ phận nông dân, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng nông thôn mới. Ví dụ: Làng bánh đa xóm Trường Tiến và xóm Hồng Yên xã Diễn Ngọc với 60%- 65% số hộ và sinh sống bằng nghề này, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 10- 15 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân toàn xã 16.600.000 đ/người/năm [68, tr.13].

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)