Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 74 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội

Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2010 - 2015) và tầm nhìn đến năm 2020 của huyện Diễn Châu là:

- Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện, xây dựng Diễn Châu trở thành một trong những huyện đứng đầu trong tốp đầu của tỉnh Nghệ An về mọi mặt, nhất là về phát triển đô thị, thương mại và du lịch...

- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ thương mại. Tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân.

- Nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người và rút ngắn dần khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và đô thị của huyện Diễn Châu so với thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò của tỉnh Nghệ An.

- Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong sự quan tâm phát triển nguồn nhân lực.[62.tr 40]

3.1.1. Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, về phát triển kinh tế.

- Phấn đấu tăng trưởng VA trung bình/năm trong giai đoạn 2011- 2020 là 16,2- 17,2%, trong đó giai đoạn 2011- 2015 là 15- 15,8% và giai đoạn 2016- 2020 đạt tốc độ tăng từ 17,4- 18,6%.

- Phấn đấu mức thu nhập bình quân hàng năm đầu người (VA/người ) đạt mức từ 33,1 đến 34,2 triệu đồng vào năm 2015, gấp từ 1,03 đến 1,07 bình quân

đầu người chung của Nghệ An và đến năm 2020 đạt 77,6 đến 84,2 triệu đồng gấp 1,06 đến 1,15 lần bình quân chung của tỉnh Nghệ An.

- Cơ cấu kinh tế của ngành đến năm 2020 sẽ được hình thành theo hướng tăng mạnh tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, giảm mạnh nông nghiệp. Như vậy cơ cấu VA hợp lý cho các ngành Nông nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ được dự báo đến năm 2015 tương ứng là 24,3%- 31,0%- 44,8% và đến năm 2020 là 15,7% - 35,9% - 48,4%. [62. tr40- tr41].

Thứ hai, về phát triển xã hội.

- Tạo việc làm cho số lao động tăng thêm và lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do bị thu hồi đất để phát triển khu kinh tế, các khu đô thị, các khu công nghiệp... bằng cách đưa vào làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, và xuất khẩu lao động. Phấn đấu giảm thất nghiệp từ 3,5% đến năm 2015 xuống còn 3,0% đến năm 2020. Đảm bảo an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 6% vào năm 2015 và 4% vào năm 2020.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục, phấn đấu đến năm 2020 có 100% số trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đặc biệt chú trọng đến việc hình thành cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Đến năm 2015 đào tạo bậc cao đẳng, đại học; đến năm 2020 đào tạo sau đại học trên địa bàn.

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 0,55% vào năm 2015 và 0,54% vào năm 2020.

- Chú trọng phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao song song với việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa hình thành các trung tâm vui chơi giải trí nhằm thu hút thanh, thiếu niên vào các hoạt động văn hóa lành mạnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tăng tuổi thọ, chiều cao, cân nặng, giảm các bệnh nhiễm khuẩn, khống chế bao vây dập tắt kịp thời các dịch bệnh. Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. [62. tr45].

Thứ ba, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng, sức cạnh

tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khai thác các tiềm năng và sử dụng có hiệu quả lao động nông thôn, đồng thời gìn giữ và bảo vệ mội trường. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của làng xã Việt Nam.

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng: Tăng tỷ trọng giá trí sản phẩm chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp- nông thôn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Phấn đấu đạt tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 45- 50%. Chuyển dịch cơ cấu nông thôn trong từng vùng. Tao ra nhiều diện tích có thu nhập cao.

- Thực hiện đa dạng hóa cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm trên phương thức thâm canh hợp lý, trên cơ sở khả năng thích nghi của các loại cây trồng, vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản) đổi với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ thâm canh của các vùng, đồng thời hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất cao, gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến. Gắn sản xuất với thị trường, giải quyết việc làm, thực hiện xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống người lao động.

- Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với phát triển các dịch vụ xã hội. Phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, thực hiện cơ giới hóa.

- Phát triển CN- TTCN nông thôn trong mối liên hệ chặt chẽ với công nghiệp đô thị. Kết hợp hài hòa nhiều loại hình tổ chức sở hữu, lựa chọn công nghệ thiết bị thích hợp, kết hợp công nghệ tiên tiến hiện đại với công nghệ truyền thống. “Tiểu thủ công nghiệp nhưng phải hiện đại”, “Thủ công nhưng phải tinh xảo”. - Củng cố đổi mới hoạt động HTX nông nghiệp, phát triển các mô hình hợp tác liên kết, liên doanh, đi đôi phát huy thế tự chủ của kinh tế hộ gia đình, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đều phát triển, phát triển mạnh hình thức kinh tế trang trại.

- Từng bước giải quyết hoàn chỉnh và đồng bộ các công trình điện, đường, trạm xá xã, nhà văn hóa đa chức năng, thông tin nông thôn. Đưa công nghiệp chế biến với quy mô nhỏ thích hợp với ngành, nghề trong nông thôn để

chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động (45- 50% vào năm 2015). Nâng cao chất lượng lao động trong nông nghiệp để đạt tỷ lệ lao động nông nghiệp được bồi dưỡng, đào tạo nghề, tập huấn kỷ thuật 60- 65%. Khuyến khích phát triển mạnh mẽ làng nghề và làng có nghề, để vào năm 2015 đạt 27 làng nghề và 29 làng có nghề. Tiếp tục nâng cấp, xây dựng hệ thống chợ nông thôn ở các xã để phục vụ giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn.

- Khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển. Tập trung chuyển đổi đánh bắt xa bờ, nuôi trồng mặn, lợ theo hướng thâm canh, gắn khai thác với chế biến và dịch vụ. Ổn định diện tích sản xuất muối, đầu tư sản xuất muối theo công nghệ sạch để tăng năng suất và chất lượng.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 74 - 77)