Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.2. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), các ngân hàng thiếu đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng gây ra. Vì vậy RRTD cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Uỷ ban Basel là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động Ngân hàng được thành lập bởi một số Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào năm 1975, bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ Ngân hàng tại 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Canada, Thụy Điển và Bỉ. Theo quan điểm của tổ chức này: RRTD được định nghĩa là những rủi ro khi khách hàng vay hay đối tác không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết theo hợp đồng tín dụng.
Tại Việt Nam, theo định nghĩa tại Khoản 01 Điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong các tổ chức tín dụng:
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Như vậy, có thể tổng quát lại định nghĩa RRTD của NHTM như sau:
Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng vay vốn không thanh toán nợ đúng hạn hoặc không hoàn trả được nợ vay (gồm gốc và /hoặc lãi, các khoản
14 phí (nếu có).
RRTD là loại rủi ro đa dạng và phức tạp, và việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn. Loại rủi ro này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Bất cứ một rủi ro nào đó của hoạt động cho vay cũng đưa đến rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng không thể loại trừ khả năng rủi ro, song nếu ngân hàng có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thì có thể ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Về mặt định lượng: RRTD được phản ánh bởi chính số lượng nợ quá hạn, nợ xấu của mỗi NHTM.
Về mặt định tính: RRTD có quan hệ ngược chiều với chất lượng tín dụng.
Theo đó chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp và ngược lại, chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn, nợ xấu cao thì RRTD là rất lớn và có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại RRTD tại NHTM được phân loại như sau:
- Rủi ro giao dịch (Transaction risk): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sảm đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạn rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục (Portfolio risk): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng,
15
được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại - Hậu quả của RRTD đối với NHTM:
+ RRTD làm giảm lợi nhuận ngân hàng: Những khoản tín dụng gặp rủi ro sẽ gây cho NHTM những thiệt hại rất lớn về mặt tài chính. RRTD cũng làm chậm quá trình chu chuyển vốn của các NHTM. Trong trường hợp may mắn, khi ngân hàng thu được lãi hay nợ quá hạn, thì RRTD cũng làm ngân hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
+ RRTD làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: RRTD đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay bị thất thoát, chậm thu hồi đều ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, thông qua đó làm giảm mức tín nhiệm của NHTM.
+ RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng: NHTM gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này đã làm cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Tình thế này vừa gây khó khăn cho việc huy động vốn của ngân hàng, vừa làm giảm quy mô hoạt động của ngân hàng. NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các ngân hàng bạn, ngân hàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết. Ngoài ra, ngân hàng không có uy tín sẽ khó có thể có các quan hệ đại lý tin cậy làm cầu nối trong thanh toán quốc tế, do đó khó phát triển các dịch vụ của ngân hàng.
+ RRTD là nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng: Ngân hàng gặp RRTD đã làm giảm sút lòng tin của khách hàng giao dịch, đặc biệt là lòng tin của dân chúng.
16
Trong trường hợp nghiêm trọng, khi có quá nhiều người đến rút tiền tại cùng một thời điểm thì ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt để thanh toán, làm cho khách hàng tin rằng ngân hàng có nguy cơ phá sản và sẽ đổ xô đến rút tiền, kết cục làm ngân hàng phá sản thực sự.
- Hậu quả của RRTD đối với nền kinh tế:
+ RRTD có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia: Nếu một NHTM lớn gặp rủi ro, dẫn đến mất khả năng thanh toán, thì tình trạng đó của ngân hàng có thể tác động xấu không chỉ đối với bản thân ngân hàng, mà còn đến khách hàng của ngân hàng và các ngân hàng khác, tạo ra phản ứng tiêu cực dây chuyền cho nền kinh tế. Chính vì thế, ngân hàng trung ương của tất cả các nước đều có chính sách buộc các NHTM phải đảm bảo an toàn ở mức độ nhất định nhằm giảm tác động tiêu cực của rủi ro từ một ngân hàng tới nền kinh tế.
+ RRTD có thể gây hậu quả tiêu cực tới đời sống KTXH: RRTD có thể gây ra hậu quả tiêu cực tới mọi đối tượng trong xã hội, thậm chí khởi đầu cho chu kỳ lạm phát mới, làm trầm trọng thên tình trạng thất nghiệp, gây tâm lý hoang mang, tạo môi trường cho các tệ nạn xã hội phát triển. Bên cạnh đó, RRTD làm giảm lòng tin của quần chúng vào sự lành mạnh và vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ của nhà nước, dẫn đến khuynh hướng tiêu dùng và tích lũy cho đầu tư không hiệu quả.