Hoàn thiện tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Bình (Trang 117 - 120)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình

3.2.6. Hoàn thiện tài trợ rủi ro

Sử dụng các công cụ bảo hiểm tín dụng, bảo đảm tiền vay, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro:

3.2.6.1. Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Trong thời gian tới, Agribank Quảng Bình nên thực hiện bảo hiểm tín dụng dưới các hình thức sau:

- Khuyến nghị khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh doanh, coi các khách hàng đã mua bảo hiểm là khách hàng được ưu tiên hơn khách hàng không mua bảo hiểm.

108

- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay, coi đó như điều kiện để được vay tín dụng.

3.2.6.2 Bảo đảm tiền vay

Agribank Quảng Bình nên xử lý linh hoạt vấn đề đảm bảo tiền vay. Mặc dù mục đích của đảm bảo tiền vay là nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết của người vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của người vay không thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước, nhưng ngân hàng không nên lạm dụng hình thức này để giảm bớt khó khăn cho người vay. Theo Luật các tổ chức tín dụng; theo quy định của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04/04/2000 của NHNN về bảo đảm tiền vay của các TCTD, ngân hàng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay cho vay không có bảo đảm theo quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Chính vì thế, cần phân biệt các trường hợp cần bảo đảm và không cần bảo đảm theo quan điểm quản lý RRTD dựa vào khả năng trả nợ. Cụ thể là:

- Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay không có bảo đảm bằng tài sản là các trường hợp dự án được thẩm định là có hiệu quả cao, khách hàng có uy tín, khách hàng có tiềm lực tài chính trong tương lai để trả nợ. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể quyết định cho vay nhưng cần lưu ý một số điểm sau:

+ Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm.

+ Có biện pháp thu nợ trước hạn nếu khách hàng không thực hiện được các biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp trên.

- Trường hợp vay vốn có bảo đảm bằng tài sản: Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, ngân hàng cần có những biện pháp quản lý như:

+ Xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người vay.

+ Kiểm tra, giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng như mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản đó để có biện pháp xử lý

109 thích hợp khi cần thiết.

Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba, ngân hàng cần chú ý các điểm sau:

+ Kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc của bên bảo lãnh.

+ Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn, mất giá thì không nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố.

+ Đối với các tài sản không bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như vàng bạc, đá quý thì phải dùng biện pháp cầm cố.

+ Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng phải xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn đảm bảo tiền vay. Ngân hàng nên thoả thuận với khách hàng về việc chuyển tên người được hưởng trong hợp đồng bảo hiểm là ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

+ Thu thập thông tin về tài sản đảm bảo tránh trường hợp khách hàng giả mạo giấy tờ, lập nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.

+ Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đánh giá tài sản bảo đảm, tránh tình trạng định giá quá cao giá trị tài sản thế chấp, cầm cố khiến cho khi gặp phải rủi ro, việc phát mại tài sản không đủ bù đắp số vốn đã cho vay.

3.2.6.3. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro

Chi nhánh cần tăng cường chỉ đạo CBTD phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề, đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ có thể chuyển sang nợ xấu làm cơ sở cho việc trích dự phòng và xử lý rủi ro.

Việc xử lý rủi ro cũng cần được quản lý chặt chẽ trên cơ sở phân tích kỹ rủi ro mà khoản vay gặp phải trước khi xử lý, tránh tình trạng ỷ vào nguồn dự phòng mà cho vay tràn lan, không tính toán đầy đủ hiệu quả cuối cùng trước khi cho vay.

Đồng thời CBTD cũng phải xác định rõ, các khoản nợ sau khi xử lý rủi ro vẫn thuộc trách nhiệm cán bộ cho vay phải thu hồi. Ngân hàng cần có cơ chế đánh giá những cán bộ cho vay có nhiều khoản vay phải xử lý để áp dụng các chế tài cần thiết.

110 3.2.6.4. Công cụ khác

Ngân hàng có thể sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế RRTD như chứng khoán hóa khoản vay, hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit Swap), hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc... Đây là các công cụ hiện đại đang được các ngân hàng trên thế giới sử dụng và đạt hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Trong điều kiện phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay, các khoản vay tại Agribank Quảng Bình đa phần được bảo đảm bằng bất động sản, áp dụng hình thức hối phiếu có đảm bảo bằng bất động sản (chứng khoán hóa tín dụng) nhằm tạo thanh khoản cho ngân hàng khi nhận thế chấp bất động sản là phù hợp. Với công cụ này. khi người vay thế chấp bất động sản tại ngân hàng, thì ngân hàng sẽ phát hành một hối phiếu ghi rõ nợ, thời gian trả nợ, trị giá bất động sản thế chấp... và người thế chấp sẽ chuân nhận hối phiếu đó. Hối phiếu có giá trị để đòi nợ khi đáo hạn và ngân hàng có thể chiết khấu và giao dịch trên thị trường tiền tệ. Đây là loại hối phiếu được đảm bảo bằng bất động sản, nên tính rủi ro thấp và sẽ trở thành một công cụ của thị trường tiền tệ. Đây cũng là cách khai thông thị trường bất động sản với thị trường vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Bình (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)