Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.4. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình
2.4.1. Đánh giá theo hệ thống tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng
Như đã biết, Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để trích lập rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Thông tư Số:
14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, các TCTD phân loại nợ theo 05 nhóm.
74
Trong giai đoạn 2014-2017, tình hình phân loại nợ của Agribank Quảng Bình được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.18: Phân loại nợ của Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017 Đơn vị: tỷ đồng
Phân loại nợ 2014 2015 2016 2017
Khối
lượng Tỷ lệ
(%) Khối
lượng Tỷ lệ
(%) Khối
lượng Tỷ lệ
(%) Khối
lượng Tỷ lệ (%) Nhóm 1. Nợ
đủ tiêu chuẩn 4.221 88,18 4.936 90,8 5.525 85,13 5.211 87,83 Nhóm 2. Nợ
cần chú ý 495 10,34 437 8,04 840 12,94 618 10,42
Nhóm 3. Nợ
dưới chuẩn 52 1,09 36 0,66 65 1,00 56 0,94
Nhóm 4. Nợ
nghi ngờ 7 0,15 5 0,09 19 0,29 12 0,2
Nhóm 5.Nợ có khả năng
mất vốn 12 0,25 22 0,4 41 0,63 36 0,61
Nợ xấu (Nhóm 3+4+5)
71 1,4 67 1,15 125 1,92 104 1,75
Tổng 4.787 5.436 6.490 5.933
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Quảng Bình các năm 2014-2017 Thời điểm cuối năm 2014, nợ quá hạn của chi nhánh tăng cao. Nguyên nhân do cuối năm chi nhánh thực hiện xử lý tài chính, chuyển dư nợ của một số khách hàng lớn sang nhóm 2 để không chạy dự thu. Nợ xấu trong giai đoạn 2014-2017 còn lớn, trong đó nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, nguyên nhân là do chi nhánh thực hiện xử lý rủi ro một số khách hàng làm ăn kém hiệu quả, không còn khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng.
Bảng số liệu cho thấy, chất lượng tín dụng của Agribank Quảng Bình đang giảm sút, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) có xu hướng tăng nhanh cả về dư nợ và tỷ lệ trong tổng dư nợ cho vay.
Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác hạn chế RRTD, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.
75 2.4.1.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Tình hình nợ quá hạn tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017 được thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2.19: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017
Stt Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
1 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 4.787 5.436 6.490 5.933
2 Nợ quá hạn (tỷ đồng) 612 508 968 735
3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 12,78 9,34 14,91 12,38
4 Phân loại nợ quá hạn (tỷ đồng)
4.1 Phân theo thời hạn 612 508 968 735
- Ngắn hạn 528 430 715 501
- Trung, dài hạn 84 78 253 234
4.2 Phân theo khách hàng 612 508 968 735
- Khách hàng doanh nghiệp 486 350 689 503
- Khách hàng cá nhân 126 158 279 232
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Quảng Bình các năm 2014-2017 Từ số liệu trên cho thấy nợ quá hạn của Chi nhánh tập trung ở phần dư nợ ngắn hạn và khách hàng doanh nghiệp. Đối tượng khách hàng doanh nghiệp là đối tượng có dư nợ cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chi nhánh cần tập trung điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo hướng tăng dần tỷ trọng nợ cá nhân, nợ trung và dài hạn tập trung cho vay hộ cá nhân với kỳ hạn dài để giảm thiểu rủi ro cũng như tăng chênh lệch lãi suất, nâng cao tài chính cho chi nhánh.
2.4.1.2. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Tình hình nợ xấu tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017 được thể hiện ở bảng sau đây:
76
Bảng 2.20: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017
Stt Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
1 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 4.787 5.436 6.490 5.933
2 Nợ xấu (tỷ đồng) 71 67 125 104
3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,4 1,15 1,92 1,75
4 Phân loại nợ xấu (tỷ đồng)
4.1 Phân theo thời hạn 71 67 125 104
- Ngắn hạn 61 60 117 95
- Trung, dài hạn 10 7 8 9
4.2 Phân theo khách hàng 71 67 125 104
- Khách hàng doanh nghiệp 62 59 115 90
- Khách hàng cá nhân 9 8 10 14
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Quảng Bình các năm 2014-2017 Tương tự chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh cũng tập trung vào đối tượng vay là các doanh nghiệp vay hạn mức tín dụng ngắn hạn. Tình hình kinh tế với nhiều khó khăn ảnh hưởng khá lớn đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nợ xấu theo thời hạn ngắn hạn chiếm trên 80% tổng nợ xấu của chi nhánh qua các năm. Nợ xấu doanh nghiệp luôn chiếm trên 75% tổng nợ xấu của chi nhánh.
2.4.1.3. Hệ số RRTD
Hệ số RRTD tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017 được thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2.21: Hệ số RRTD tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017
Stt Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
1 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 4.787 5.436 6.490 5.933 2 Tổng tài sản có (tỷ đồng) 6.948 7.503 7.694 6.554
3 Hệ số RRTD (%) 68,89 72,45 84,35 90,52
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Quảng Bình các năm 2014-2017 Hệ số RRTD cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thị lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ cao. Qua các năm, hệ số rủi ro tín dụng có xu hướng tăng lên từ 68,89% năm 2014 lên 90,52% năm 2017. Hoạt động tín dụng
77
chiếm phần lớn doanh thu cũng như lợi nhuận của Chi nhánh. Chi nhánh cần đẩy mạnh gia tăng các hoạt động ngoài tín dụng để giảm thiểu tính phụ thuộc và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động.
2.4.1.4. Khả năng bù đắp RRTD
Khả năng bù đắp RRTD tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017 được thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2.22: Khả năng bù đắp RRTD tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017
Stt Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
1 Dự phòng RRTD được trích
lập (tỷ đồng) 24 19 22 24
2 Dư nợ có khả năng mất vốn
(tỷ đồng) 12 22 41 36
3 Khả năng bù đắp RRTD (%) 200 86 54 67
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Quảng Bình các năm 2014-2017 Khả năng bù đắp RRTD
2.4.1.5. Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu
Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014- 2017 được thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2.23: Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2017
Stt Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
1 Tổng vốn tự có (tỷ đồng) 789 759 706 601
2 Tổng tài sản điều chỉnh theo
trọng số rủi ro (tỷ đồng) 6.948 7.503 7.694 6.554 3 Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu
(%) 11,21 10,12 9,18 9,17
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Quảng Bình các năm 2014-2017 Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình có xu hướng giảm dần qua các năm, tuy nhiên vẫn nằm trong mức an toàn tối thiểu quy định là 8%.
78