Hoàn thiện thực hiện phương án hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Bình (Trang 108 - 114)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình

3.2.4. Hoàn thiện thực hiện phương án hạn chế rủi ro

3.2.4.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư bằng vốn vay Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, trong quá trình xét duyệt cho vay, CBTD cần đặc biệt chú ý tới các điều kiện cơ bản sau:

- Coi trọng tính pháp lý của các hồ sơ vay vốn.

- Đánh giá phương án kinh doanh của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính dùng cho hoàn trả vốn vay và xu hướng phát triển của doanh nghiệp thời gian tới.

- Thẩm định các dự án xin vay một cách chi tiết đầy đủ, tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng của dự án, so sánh với các định mức của ngành và của nhà nước giúp cho việc đánh giá mức độ khả thi của dự án được chính xác. Đồng thời nên phát huy vai trò tư vấn cho doanh nghiệp.

- Tổ chức tốt công tác khảo sát, kiểm tra trực tiếp thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mỗi khi có yêu cầu, đề nghị vay vốn ngân hàng. Đây là hoạt động mang tính chất bắt buộc như là nguyên tắc trong quá trình thẩm định khoản vay, nó thể hiện quan điểm “trăm nghe không bằng một thấy”, chỉ có khảo sát, kiểm tra thực tế khách hàng, kết hợp với các thông tin qua phân tích đánh giá tình hình tài chính, khả năng kinh doanh cũng như hiệu quả của phương án kinh doanh, dự án đầu tư- đối tượng mà khách hàng xin vay vốn để đầu tư, mới giúp ngân hàng nhận định, đánh giá đầy đủ và đúng đắn về khách hàng vay vốn, từ đó

99 đưa ra quyết định chính xác nhất.

- Xác định các yếu tố cần thẩm định đối với từng khoản vay để làm cơ sở thu thập thông tin:

+ Trước khi ra quyết định cho vay, CBTD và lãnh đạo ngân hàng tiến hành các bước thẩm định khách hàng, thẩm định và phân tích khoản vay để xác định năng lực trả nợ của khách hàng, dự báo những rủi ro tiềm ẩn từ đó đề ra biện pháp quản lý khách hàng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro...

+ Hoạt động tín dụng hết sức đa dạng, mỗi khoản vay đều có tính chất đặc thù riêng, do đó ngoài các yếu tố cần thẩm định theo quy trình như: hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng... thì đối với cho vay theo dự án đầu tư phải xác định xem dự án có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hay không, các sản phẩm và đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chất lượng sản phẩm mà dự án tạo ra so với sản phẩm hiện có trên thị trường, khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm, chất lượng nguồn nguyên liệu, khả năng phát triển của sản phẩm, các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến dự án.

- Phân tích và đánh giá chính xác năng lực tài chính và năng lực kinh doanh của khách hàng. Đây là khâu quan trọng nhất trong công tác thẩm định, là cơ sở để quyết định cho vay, do đó ngân hàng cần phải xem xét, đánh giá năng lực của khách hàng vay vốn một cách cẩn thận, dưới nhiều khía cạnh để làm cơ sở thiết lập các yếu tố của khoản vay trong trường hợp ngân hàng đồng ý cho vay như: số tiền cho vay, lãi xuất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay và các điều kiện rằng buộc đối với khoản vay. Năng lực kinh doanh của khách hàng được đánh giá qua các yếu tố như: máy móc thiết bị, công nghệ hiện có, các yếu tố đầu vào (như:

nguyên liệu, lao động...), các yếu tố đầu ra.

3.2.4.2. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro

Để hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời đạt được mục tiêu đã định trước, trong thời gian tới, Agribank Quảng Bình cần tích cực phân tán rủi ro. Phân tán rủi ro chính là việc thực hiện nguyên tắc kinh điển trong kinh

100

doanh tài chính: “Không nên bỏ tất cả trứng vào một rổ”. Agribank Quảng Bình nên chú trọng các giải pháp phân tán RRTD sau:

- Đa dạng hóa phương thức cho vay:

Để phù hợp với sự đa dạng về nhu cầu vốn của khách hàng, quy mô cho vay, đối tượng vay vốn và khả năng kiểm soát của ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro, Agribank Quảng Bình cần áp dụng nhiều phương thức cho vay. Cụ thể

+ Tiếp tục duy trì phương thức cho vay từng lần: Cho vay từng lần là phương thức áp dụng cho khách hàng vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết, lập giấy nhận nợ. Phương thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh trong thời gian qua và đối tượng khách hàng chính là cá nhân và kinh tế hộ. Thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục duy trì quy mô cho vay từng lần đã đạt được vì các khoản vay này có độ an toàn cao và số lượng vay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình khá lớn.

+ Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này nên áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có uy tín trong quan hệ với ngân hàng. Ngân hàng cần căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hạn mức tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng nên tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức và các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Phương thức này phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là những doanh nghiệp chiếm số lớn ở tỉnh Quảng Bình. Ngân hàng cũng cần thận trọng khi sử dụng phương thức này vì nó đặt ngân hàng vào vị thế rất khó giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng và dễ xuất hiện rủi ro.

+ Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: Đây là hình thức cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Nguồn vốn cho vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Hình thức này dễ kiểm soát việc sử dụng vốn, nên có thể hạn chế rủi ro.

101

+ Cho vay đồng tài trợ: Trong thời gian tới số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được sẽ có xu hướng tăng lên. Việc cho vay các dự án loại này thường khó khăn do nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, Agribank Quảng Bình nên phối hợp với các ngân hàng khác để cùng nhau liên kết trong thẩm định dự án, hợp vốn cho vay, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro có thể xảy ra.

- Đa dạng hoá đối tượng đầu tư:

Đa dạng hoá đối tượng đầu tư là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất để Agribank Quảng Bình phân tán rủi ro. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Cách làm này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện đa dạng hoá đối tượng đầu tư, chiến lược kinh doanh của Agribank Quảng Bình cần được xây dựng theo hướng:

+ Đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khác nhau, để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nưóc với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

+ Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau, hạn chế cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.

+ Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau bảo đảm sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh RRTD do sự thay đổi lãi suất thị trường.

102

+ Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VND và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh đựoc RRTD do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

3.2.4.3. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được (có thể do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh; rủi ro tài chính của khách hàng...). Khi RRTD xảy ra thì khả năng thanh toán đối với nợ gốc và nợ lãi của khách hàng suy giảm và có thể dẫn đến mất vốn. Bên cạnh đó, một số trường hợp ngân hàng cho vay đối với khách hàng bằng uy tín không dùng tài sản đảm bảo do đó nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng không có cơ sở để thu hồi nợ.

Hoạt động tín dụng tại Agribank Quảng Bình tăng trưởng với tốc độ khá cao nhưng hiện tại Agribank chưa ràng buộc phải sử dụng các biện pháp nhằm khắc phục rủi ro nếu có. Có thể thấy được lợi ích của việc sử dụng công cụ bảo hiểm hay bảo đảm tiền vay đối với các khoản vay của Agribank Quảng Bình.

Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện như sau:

- Hiện nay, Agribank Việt Nam đã thành lập công ty bảo hiểm của Agribank, đây là một điều kiện thuận lợi cho Agribank Quảng Bình trong việc phối hợp ba bên: ngân hàng, bảo hiểm, khách hàng. Với rất nhiều sản phẩm bảo hiểm đối với hoạt động tín dụng nhưng trước mắt Agribank Quảng Bình có thể áp dụng sản phẩm

“Bảo an tín dụng”. Agribank Quảng Bình cần quy định bắt buộc những khách hàng vay không có tài sản đảm bảo phải thực hiện mua bảo hiểm “Bảo an tín dụng” của công ty Bảo hiểm Agribank. Nhờ sử dụng sản phẩm bảo hiểm này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra, tổn thất về người đối với hộ gia đình và cá nhân đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.

- Khách hàng mua bảo hiểm đối với hàng hóa, máy móc và thiết bị có thể dùng làm tài sản đảm bảo tại Agribank Quảng Bình. Theo quy định của giao dịch

103

đảm bảo, khách hàng mặc dù thế chấp máy móc, thiết bị cho ngân hàng nhưng vẫn được tiếp tục sử dụng khai thác tài sản. Giá trị tài sản giảm dần mà có thể hư hỏng mất mát do nhiều nguyên nhân, chính vì vậy trong các hợp đồng bảo hiểm cần thiết phải bổ sung điều khoản đơn vị thụ hưởng chính là ngân hàng cho vay.

- Hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo; đối với tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng thì Agribank Quảng Bình chọn các tài sản là bất động sản (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) hoặc giấy tờ có giá (tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi...) thì khả năng thanh khoản sẽ cao hơn.

3.2.4.4. Thực hiện thống nhất hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng Để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của từng khoản tín dụng, hệ thống tính điểm cần được sử dụng đầy đủ cả thông tin định tính và định lượng liên quan tới các khách hàng vay vốn để tính điểm tổng hợp.

Việc phân loại nợ theo tiêu chí ở trên đã phân tích vẫn cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm giúp Ngân hàng có thể nâng cao khả năng chống đỡ rủi ro xảy ra trong tương lai, tạo điều kiện cho việc thực hiện định hướng phát triển bền vững của Ngân hàng.

- Nếu khách hàng có khó khăn tạm thời, có khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh và thực hiện đảm bảo cho ngân hàng thì có thể tiến hành cơ cấu lại nợ, thậm chí tiếp tục cho vay để giúp khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao khả năng trả nợ vay.

- Nếu khách hàng bị thua lỗ không có khả năng khắc phục, mất khả năng trả nợ, hoặc cố tình không thực hiện trả nợ vay thì cần quản lý chặt chẽ khoản vay, thực hiện xử lý tài sản theo phương pháp khai thác hay phương pháp thanh lý.

- Khởi kiện ra tòa là bước cuối cùng để thực hiện thu hồi nợ vay. Trong việc khởi kiện cần thành lập riêng một ban thu hồi nợ, đồng thời, cần có nhân viên chuyên ngành luật phụ trách để đảm bảo thực hiện đúng luật, tăng khả năng thắng kiện.

- Đối với khoản vay không có tài sản đảm bảo thì ngay trong hợp đồng tín dụng cần ràng buộc rõ dòng tiền ra vào phải qua ngân hàng và thực hiện biện pháp

104

bảo đảm bằng tài sản khi có yêu cầu của ngân hàng. Trường hợp không trả được nợ đúng hạn thì ngân hàng có quyền phong tỏa và thu hồi nợ từ các nguồn này.

- Tận thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh: Nợ ngoại bảng và nợ khoanh chính là những khoản nợ không sinh lời, được ngân hàng chuyển ra ngoại bảng hoặc không tính lãi. Khoản nợ trên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng do phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp. Nếu nợ ngoại bảng tăng thì Ngân hàng có thể không có lãi do phải trích dự phòng nhiều. Vì vậy, việc tận thu ngoại bảng, nợ khoanh chính là góp phần lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng. Chính vì vậy, Agribank Quảng Bình cần phải xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với lợi thế của mình trong thời gian tới.

Mặc dù chủ trương hoạt động đa năng, nhưng Agribank Quảng Bình nên xác định vai trò chủ lực của đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn với phương châm “ Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn là thị trường chủ yếu, nông dân là khách hàng truyền thống”. Agribank Quảng Bình cần xác định khách hàng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình là nhóm khách hàng kinh tế hộ. Qua tổng kết 10 năm hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hộ của Agribank Quảng Bình cho thấy, kinh tế hộ là thị trường rộng lớn, đầu tư của Ngân hàng khá phân tán nên rủi ro không tập trung và có khả năng thu hồi vốn cao. Mặt khác, tư cách người vay trong nhóm khách hàng kinh tế hộ được đánh giá cao, họ có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Với lợi thế mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong toàn thành phố, Agribank Quảng Bình nên tận dụng các điều kiện ưu thế của mình để thực hiện tốt chiến lược khách hàng này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Bình (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)