Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Phương hướng tăng cường hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đến năm 2025
3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đến 2025
- Mục tiêu chung của Agribank Quảng Bình:
+ Giữ vững vị trí chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông thôn, cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu vốn vay có hiệu quả phục vụ SXKD của các thành phần kính tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
+ Hoạt động kinh doanh tăng trưởng an toàn - hiệu quả - bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, giảm nợ xấu, lành mạnh hoá và cải thiện khả năng tài chính, ổn định đời sống cán bộ, viên chức, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN và tiêu chuẩn quốc tế.
+ Đổi mới quản trị điều hành, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đủ sức đáp ứng yêu cầu cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thời kỳ hội nhập sâu rộng.
- Các mục tiêu ưu tiên của Agribank Quảng Bình trong giai đoạn 2018-2025:
+ Áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong công tác điều hành ngân hàng;
+ Phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo lập danh tiếng về chất lượng phục vụ khách hàng, độ tin cậy và mức giá cả cạnh tranh;
+ Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm cơ sở để phát triển mô hình ngân hàng hiện đại;
+ Hoạt động trên cơ sở thận trọng về tài chính và luôn nhận thức được tầm
89
quan trọng của quản lý rủi ro, bảo toàn tài sản và duy trì khả năng thanh toán là tối cần thiết cho sự thành công của ngân hàng; phát huy tối đa nguồn lực tài chính trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao khả năng sinh lời;
+ Đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, viên chức, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng với thành tích và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển toàn diện.
- Các chỉ tiêu cơ bản của Agribank Quảng Bình giai đoạn 2018-2025:
+ Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 15%.
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 12-14%, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng ít nhất 80%/Tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tối đa 47%/Tổng dư nợ.
+ Trích lập dự phòng theo quy định của NHNN.
+ Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, thu nợ xử lý rủi ro hàng năm đạt trên 20 tỷ đồng.
+ Thu dịch vụ tăng tối thiếu 15%.
+ Đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.
+ Tiền lương đạt tương đương năm 2017 cộng với trượt giá.
3.1.2. Định hướng về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đến 2025
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của Agribank Quảng Bình thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà pháp luật cho phép.
- Đẩy mạnh cho vay đối với Hộ gia đình, cá nhân địa bàn nông nghiệp nông thôn đồng thời chú trọng cho vay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá thể, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư,... Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước.
90
- Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.
- Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, ứng dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
- Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.
3.1.3. Phương hướng tăng cường hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đến 2025
Với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, hoạt động phòng ngừa, hạn chế RRTD trong thời gian tới cần được chú trọng hơn trong chiến lược kinh doanh của Agribank Quảng Bình, trong đó các biện pháp quản lý RRTD cần phải được triển khai thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc theo các hướng sau:
- Coi trọng chất lượng tín dụng hơn là mở rộng tín dụng: Agribank Quảng Bình cần tiếp tục chuyển hướng đầu tư, ưu tiên cung cấp tín dụng cho các khách hàng có uy tín đối với chi nhánh, tập trung vào các đối tượng là hộ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giữ vững địa bàn chính là nông nghiệp và nông thôn, từng bước chiếm lĩnh thị trường ở các khu đông dân cư. Thận trọng trong cho vay doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Kiên quyết không cho vay các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
- Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý RRTD có hiệu quả.
91
Trước hết cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro và bộ phận nghiệp vụ tín dụng. Hệ thống thông tin phải được đầu tư, hiện đại hoá tương xứng với yêu cầu của quản lý RRTD. Mua hoặc soạn thảo các phần mềm lưu giữ, xử lý và dự báo RRTD tương thích với hoạt động của Ngân hàng. đặc biệt, cần đặt ra quy chế phối hợp giữa cán bộ tín dụng và cán bộ thông tin để đảm bảo các quyết định cho vay được đưa ra trên cơ sở thông tin đúng và đủ.
- Hoàn thiện quy trình giám sát và đo lường RRTD: để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro, chi nhánh cần xây dựng quy chế rà soát, phân tích, đánh giá từng khoản vay, từng nhóm khách hàng và xây dựng các khung chính sách để cán bộ tín dụng có thể xử lý linh hoạt trong công việc. Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần tăng cường kiểm tra khâu cấp tín dụng, kiên quyết không chấp nhận gia hạn cho các khoản vay không an toàn, chú trọng kiểm tra việc thu hồi và xử lý các khoản vay đã được cơ cấu lại, đôn đốc thu hồi nợ tồn đọng.
- Nâng cao hiệu quả công tác xử lý RRTD, trong đó chú trọng xử lý các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi: chi nhánh cần phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành phân loại nợ ở các đơn vị trực thuộc theo chế độ quy định chung của Agribank Việt Nam và phản ánh đúng thực trạng, thực hiện đầy đủ chế độ trích lập dự phòng rủi ro. Việc xử lý các khoản nợ xấu phải gắn với trách nhiệm cá nhân trong giải quyết món vay theo cơ chế khoán. Phân định rõ trách nhiệm trong từng khâu của quy trình cho vay. Có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, kịp thời để động viên, khuyến khích cán bộ đồng thời cũng hạn chế sớm những rủi ro có thể xảy ra.
- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, đảm bảo độ an toàn phù hợp trong hoạt động ngân hàng: Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu lại theo phương án tổng thể của Agribank Việt Nam, trong đó chú trọng giảm các khâu trung gian, nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng.