Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình
3.2.5. Hoàn thiện kiểm soát rủi ro
3.2.5.1. Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ
Theo quy định tại Quy định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam, phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ xây dựng chương trình và thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank; phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám đốc chi nhánh ban hành. Tham
105
gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Thực tế, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Agribank Quảng Bình thời gian qua chưa phát huy được hiệu quả; công tác kiểm tra kiểm soát chỉ mới đưa ra các sai sót cụ thể đối với từng hồ sơ, hợp đồng tín dụng của khách hàng với ngân hàng nhưng chưa đưa ra được các kết luận về các dạng sai sót trùng lặp có tính hệ thống để từ đó tham mưu cho ban lãnh đạo nhằm đưa ra các giải pháp phòng ngừa RRTD. Công tác hậu kiểm chưa được chú trọng, mặc dù các đợt kiểm tra đã chỉ ra những thiếu sót của hồ sơ tín dụng nhưng sau đó thiếu kiểm tra công tác bổ sung chỉnh sửa các sai sót.
Agribank Quảng Bình xác định công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ là một phần quan trọng trong việc chỉ ra các nguyên nhân rủi ro có thể từ khách hàng hoặc từ phía ngân hàng, góp phần định hướng các giải pháp phòng ngừa RRTD có thể xảy ra, do vậy đây là công tác cần phải nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. Theo đó:
- Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài việc thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ.
- Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa RRTD.
- Kiểm tra kiểm soát không chỉ thực hiện kiểm tra trên hồ sơ cấp tín dụng để chỉ ra những bất cập thiếu sót, mà cần phải kết hợp việc đối chiếu thực tế. Cán bộ kiểm tra phải trực tiếp kiểm tra việc thẩm định về tài sản đảm bảo tại ngân hàng, việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng hay không...
- Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ theo dõi chặt chẽ kết quả chỉnh sửa các sai sót mà trong quá trình kiểm tra đã chỉ ra nhằm hoàn thiện bộ hồ sơ tín dụng trước khi các đoàn kiểm tra cấp trên thực hiện công tác kiểm tra tín dụng đối với chi nhánh.
3.2.5.2. Tăng cường giám sát khách hàng
Để giảm thiểu RRTD từ phía khách hàng, Agribank Quảng Bình cần áp dụng
106
các giải pháp giám sát khách hàng hiệu quả. Cụ thể là:
- Quy định chặt chẽ yêu cầu CBTD phải tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm tra trước, trong và đặc biệt là sau khi cho vay, nhất là các khoản vay có khả năng xảy ra rủi ro. Đặc biệt, Ngân hàng phải chú trọng giám sát hoạt động của khách hàng sau khi cho vay, đảm bảo yêu cầu khách hàng sử dụng vốn trên thực tế đúng mục đích như phương án, dự án đã đưa ra.
- Ngân hàng cần quản lý đầy đủ các nguồn thu từ đầu tư mang lại cho doanh nghiệp để đảm bảo nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời, CBTD phải theo dõi sát sao việc thực hiện các điều khoản cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng của khách hàng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp xử lý phù hợp.
- Tăng cường việc viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những thông tin bổ ích về thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, dự trữ tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo cũng như sự duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng.
3.2.5.3. Kiểm soát nghiêm ngặt các khoản vay có vấn đề và xử lý nợ khó đòi - Đối với các khoản vay có vấn đề: Agribank Quảng Bình cần tổ chức các chuyến thăm khách hàng thường xuyên để phát hiện nhanh những khoản vay có vấn đề thông qua quan sát thái độ của khách hàng và phân tích các báo cáo kế toán, qua quan sát tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngay khi phát hiện khoản vay có vấn đề, CBTD phải kiểm tra hồ sơ khoản vay, kiểm tra hồ sơ đảm bảo để đảm bảo rằng tất cả hồ sơ ngân hàng lưu giữ đều hợp pháp, hợp lệ, tìm kiếm cơ hội để bổ sung tài sản đảm bảo. Sau đó, Ngân hàng nên gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm giải pháp và tư vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất, ngăn chặn tình trạng có thể dẫn đến phá sản. Kết quả cuối cùng của chuyến viếng thăm là phải loại bỏ được những khó khăn từ phía khách hàng để giảm thiểu RRTD.
- Xử lý nợ khó đòi: Đối với các khoản nợ khó đòi, Agribank Quảng Bình cần tích cực xử lý theo các hướng sau:
+ Xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay: Khi khách hàng không có khả năng trả nợ như dự kiến, Ngân hàng cần tiến hành bán tài sản đảm bảo nợ vay hoặc nhận
107
chính tài sản đảm bảo nợ vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng vay, Ngân hàng cần nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba.
+ Bán nợ: Ngân hàng nên cố gắng tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỉ lệ thích hợp. Có thể bán cho Công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính, bán cho Công ty tư vấn của Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của Agribank Việt Nam, hoặc bán cho bất kỳ tổ chức nào có chức năng mua nợ khác.
+ Khởi kiện: Ngân hàng nên chủ động tiến hành các thủ tục khởi kiện ra toà đối với các khoản vay khó đòi, các khoản nợ tồn đọng sau khi đã áp dụng các biện pháp tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không thu hồi được nợ, nhất là đối với các trường hợp khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, cố ý chây lỳ trong việc trả nợ ngân hàng. Việc khởi kiện dù có tốn kém, thậm chí chi phí theo kiện có thể lớn hơn khoản thu về cũng cần kiên trì theo kiện. Có kiên quyết như vậy thì các khách hàng khác mới e sợ để không cố tình chây lười hoặc lừa dối.
+ Xử lý bằng quỹ dự phòng RRTD: Đây là biện pháp cuối cùng trong quá trình xử lý nợ của ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Agribank Quảng Bình phải chủ động dùng nguồn của chính mình để bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sao cho quá trình kinh doanh mới được diễn ra trên mặt bằng có lợi. Việc xử lý rủi ro nên được thực hiện mỗi quý một lần.