Thực trạng kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Bình (Trang 79 - 82)

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.3. Thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình

2.3.4. Thực trạng kiểm soát rủi ro

Dù cố gắng đến đâu thì hoạt động tín dụng luôn tồn tại một tỷ lệ nợ xấu nhất định. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, Agribank Quảng Bình phải kiểm tra, kiểm soát công tác tín dụng đầu tư ngay từ khi tiếp nhận hồ hơ của khách hàng cho đến khi kết thúc dự án nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện ở tất cả các mặt của hoạt động tín dụng, ở các bước trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra việc thực hiện công tác cho vay theo đúng pháp luật và các quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ của Agribank Việt Nam.

2.3.4.1. Kiểm soát trước khi cho vay

Kiểm soát trước khi cho vay được thực hiện trong quá trình tiếp nhận, thẩm định dự án nhằm né tránh được rủi ro có thể xảy ra. Quá trình kiểm tra, kiểm soát tại Ngân hàng bao gồm:

70 - Kiểm tra về đối tượng vay vốn.

- Kiểm tra việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, chấp hành các quy định của Nhà nước trong quá trình thẩm định. Chấp hành quy định về phân cấp thẩm định và quyết định cho vay.

- Kiểm tra việc phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư,trên cơ sở đó đối chiếu với kết quả thẩm định dự án ban đầu nhằm rà soát đánh giá những mặt được, chấn chỉnh khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

Để kiểm soát RRTD trước khi cho vạy hiệu quả, Agribank Quảng Bình chủ yếu dùng mô hình phản ánh bằng định lượng phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của người vay vốn. Hiện nay, Agribank Quảng Bình thực hiện việc phân loại khách hàng thành 02 nhóm: nhóm khách hàng là cá nhân và nhóm khách hàng là doanh nghiệp, trên cơ sở hai nhóm thực hiện việc chấm điểm tín nhiệm và xếp hạng khách hàng.

Trong năm kế hoạch, trong trường hợp hoạt động kinh doanh của khách hàng có những biểu hiện xấu, Agribank Quảng Bình chưa thực hiện đánh giá xếp loại lại để xác định mức độ rủi ro, chưa coi sự xếp loại lại là căn cứ điều chỉnh kế hoạch cấp tín dụng và các khoản nợ hiện hành cũng chưa được phân loại lại phù hợp với thực trạng rủi ro. Cách làm này chưa phản ánh đúng thực trạng tín dụng của khách hàng. Mặt khác, một khách hàng có quan hệ tín dụng tại hai chi nhánh phụ thuộc cũng làm cho Ngân hàng khó khăn trong việc quản lý và thu hồi nợ.

Kết quả xếp loại khách hàng cho thấy, đặc điểm của phần lớn doanh nghiệp là có tiềm lực tài chính trung bình, có những RRTD tiềm ẩn khá lớn, hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại, nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động của thị trường, mức độ rủi ro được xác định ở mức trung bình và cao.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, có những doanh nghịêp năm trước được xếp hạng A, mức độ rủi ro thấp nhưng khi thực hiện cổ phần hoá, do phải xử lý tài chính, giải quyết chính sách cho người lao động... nên không thoả mãn điều kiện của một số chỉ tiêu như lợi nhuận thực hiện và lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu; các yêu cầu về chỉ tiêu doanh thu so với năm trước

71

ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng và quyết định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng và xác định mức độ rủi ro.

Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại Agribank Quảng Bình, phần lớn vay vốn cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi quy mô nhỏ trong phạm vi mức vốn vay không phải đảm bảo bằng tài sản theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 67/TTg và văn bản số 1163/NHNo-TD của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam. Đối với những nhu cầu vay vốn lớn, để hạn chế rủi ro, Agribank Quảng Bình thường áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay. Việc chấm điểm và xếp loại khách hàng là cá nhân, hộ gia đình mới chỉ thực hiện đối với các khách hàng có mức dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên.

Bảng 2.16: Bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014-2017 (Theo dư nợ)

Đơn vị: tỷ đồng Loại khách hàng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

AAA

4.221 4.936 5.525 5.211

AA A

BBB 495 437 840 618

BB B

52 36 65 56

CCC CC

C 7 5 19 12

D 12 22 41 36

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Quảng Bình các năm 2014-2017 2.3.4.2. Kiểm soát trong khi cho vay

Kiểm soát trong khi cho vay là kiểm soát việc thực hiện khi ký kết hợp đồng, hợp đồng phải đảm bảo tính pháp lý, đúng quy định.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ trong quá trình thực hiện quản lý các dự án về hồ sơ pháp lý của khách hàng, hồ sơ pháp lý của dự án, hồ sơ giải ngân. Trong quá trình giải ngân, hồ sơ giải ngân phải tuân thủ đúng trình tự đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định khác; khối lượng giải ngân không vượt khối lượng hoàn thành;...

72

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm tiền vay, chứng thực hợp đồng bảo đảm của công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

2.3.4.3. Kiểm soát sau khi cho vay

Kiểm soát sau khi cho vay là kiểm soát việc thực hiện thu nợ và các vấn đề phát sinh trong quá trình thu nợ cho đến khi thanh lý hợp đồng, cụ thể:

- Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Kiểm tra việc thực hiện thu nợ tiền vay theo kế hoạch được giao. Thực hiện các chế độ quy định về xử lý gia hạn nợ, miễn giảm lãi tiền vay, khoanh nợ, xoá nợ.

- Kiểm tra tình tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Định kỳ hoặc đột xuất Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo tiền vay,...

ngoài ra phải thường xuyên yêu cầu đơn vị gửi báo cáo tài chính để cán bộ kiểm tra tình hình tài chính của chủ đầu tư.

Tóm lại, công tác kiểm soát rủi ro tại Agribank Quảng Bình trong thời gian qua được thực hiện toàn diện trên các mặt của hoạt động tín dụng nhằm né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Bình (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)