Chính sách lãi suất và kỳ hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương, hà nội (Trang 62 - 66)

Việc cá nhân hay tổ chức gửi tiền vào ngân hàng thì điều đầu tiên họ mong muốn là tìm kiếm lợi nhuận, chính vì vậy lãi suất là một trong những yếu tố được nhiều khách hàng quan tâm. Số liệu bảng 4.1 cho thấy lãi suất huy động của một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bảng 4.1. Lãi suất huy động của một số ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội

Kỳ hạn KKH 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng

Nguồn: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương (2015) Từ bảng 4.1 so sánh lãi suất huy động của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam với một số ngân hàng TMCP khác trên địa bàn Hà Nội, có thể thấy một thực tế là so với nhiều ngân hàng TMCP khác thì lãi suất huy động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và của Chi nhánh Chương Dương nói riêng chưa cao bằng. Mặc dù lãi suất huy động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thuộc nhóm ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn trên địa bàn Hà Nội nhưng do uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao nên lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư vẫn tăng trưởng qua các năm.

Chính sách lãi suất là một trong những công cụ quan trọng bổ trợ đến việc huy động vốn của ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương nói riêng. Việc đa dạng hóa lãi suất và kỳ hạn là một cách huy động vốn hiệu quả của ngân hàng

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam mà không tốn quá nhiều chi phí. Ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam huy động tiết kiệm theo tháng hoặc theo năm với các kỳ hạn cơ bản là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng. Với cách chia các kỳ hạn như trên về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu gửi tiết kiệm có kỳ hạn của đông đảo khách hàng. Tuy vậy, việc huy động vốn dài hạn vẫn gặp khó khăn vì thu nhập của người dân còn hạn chế và họ có xu hướng muốn thu hồi nhanh các khoản vốn.

Trên thực tế như ở NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương nằm trong khu vực thành phố, khách hàng thuộc nhóm đối tượng có thu nhập khá cao, người dân có thể gửi dài hạn nhưng họ lại thường chọn kỳ hạn ngắn vì đề phòng nhu cầu chi tiêu đột xuất hoặc các bất ổn về tiền tệ ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Do đó, ngân hàng phải có sự nghiên cứu và tính toán đến quy luật gửi và rút tiền của khách hàng để chuyển hóa một phần tiền gửi tiết kiệm dưới một năm để cho vay trung và dài hạn mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hiện nay, ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng phương thức trả lãi vào cuối kỳ cho tất cả các kỳ hạn gửi tiết kiệm và hình thức trả lãi định kỳ 1 tháng một lần và 3 tháng một lần đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (nếu khách hàng yêu cầu). Trong vòng 3 năm trở lại đây, lãi suất của ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam được đánh giá là không cạnh tranh bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất VNĐ. Tuy nhiên, so với các ngân hàng thương mại nhà nước cùng mặt bằng kinh doanh thì mức lãi suất ở các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hầu như không có sự khác biệt. Lãi suất của ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng là điều dễ hiểu vì lãi suất của ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam thường mang tinh tham khảo, thậm chí là tính định hướng cho các ngân hàng khác, nhất là lãi suất USD. Chẳng hạn những biến động về lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed luôn được ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam cập nhật khi công bố bảng lãi suất riêng cho mình, cho nên khi ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam thay đổi lãi suất thì đó cũng là những dự báo cho những thay đổi lãi suất sắp tới trên thị trường, và do vậy các ngân hàng thương mại cổ phần khác đều có xu hướng điều chỉnh cao hơn một chút.

Ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam tuy có mức lãi suất tiền gửi thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần khác, nhưng ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam là một ngân

hàng lớn nên luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng, khách hàng họ yên tâm khi gửi tiền vào các ngân hàng lớn hơn là các ngân hàng nhỏ mặc dù có thể mức lãi suất tiền gửi có thể cao hơn.

Việc đa dạng hóa lãi suất không chỉ liên quan đến việc ấn định lãi suất huy động mà còn liên quan đến phương thức thanh toán lãi hợp lý giữa các công cụ huy động vốn khác nhau. Đối với tiền gửi tiết kiệm, khi đáo hạn nếu khách hàng không rút khoản tiền này sẽ được tự động nhập lãi vào gốc và tiếp tục được tính thêm một kỳ hạn nữa bằng kỳ hạn ban đầu. Ngoài lãi suất ấn định cho các sản phẩm tiết kiệm, vào các đợt huy động giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi do NH TMCP Ngoại thương Việt Nam phát hành đều có mức lãi suất riêng hấp dẫn hơn. Các sản phẩm này giúp cho bức tranh lãi suất của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có thêm nhiều màu sắc. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thường linh hoạt áp dụng nhiều loại lãi suất như lãi suất bậc thang, lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc vừa cố định vừa thả nổi khi phát hành các công cụ nợ.

Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, sự linh hoạt về lãi suất của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ít hơn. Lãi suất tiết kiệm dành cho cá nhân cao hơn hẳn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức, đặc biệt là ngoại tệ.

Bảng 4.2. Lãi suất tiền gửi tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương (tại thời điểm 31/12/2016)

Khách hàng cá nhân Kỳ hạn

1. Tiền gửi thanh toán Không kỳ hạn

2. Tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng

2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng 48 tháng 60 tháng

Nguồn: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương (2016)

Trên thực tế, tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam các kỳ hạn dưới 1 năm như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng đã có những khoảng cách về lãi suất tương đối rõ ràng, cho phép khách hàng có thể so sánh và quyết định kỳ hạn gửi của mình một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, các kỳ hạn dài hơn như 24 tháng, 36 tháng hay 60 tháng thường xấp xỉ nhau cho nên chỉ thu hút được những món tiền nhỏ của khách hàng. Rủi ro của việc gửi tiền dài hạn là nguy cơ bị mất lãi nếu khách hàng rút trước hạn. Như vậy, việc giải đáp bài toán lãi suất với những tham số liên quan đến kỳ hạn là hết sức khó khăn nhất là trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn như hiện nay, cùng với sự thăng trầm rất khó lường của lãi suất ngoại tệ.

Mục tiêu của chính sách thay đổi lãi suất là để phù hợp với thực tế của thị trường tài chính, cân đối với mức huy động lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định và trên cơ sở phân tích tính cạnh tranh giữa các ngân hàng để có mức lãi suất huy động phù hợp và hiệu quả.

Riêng về lãi suất tiền gửi USD là 0%/năm áp dụng đối với cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Cơ sở tính lãi là 360 ngày và lãi được tính trên số ngày thực tế.

Bảng 4.3. Đánh giá mức lãi suất huy động vốn hiện nay của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương

Diễn giải

1.Chính sách lãi suất huy động vốn đang áp dụng hiện nay

- Rất phù hợp - Phù hợp - Chưa phù hợp

2.Điều chỉnh lãi suất huy động so với thời điểm hiện tại

- Tăng lãi suất huy động vốn

- Giữ nguyên lãi suất huy động vốn - Giảm lãi suất huy động vốn

3.Mức độ quan trọng của việc điều chỉnh lãi suất trong huy động vốn

- Rất quan trọng - Quan trọng - Bình thường

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả (2016)

Số liệu bảng 4.3 cho thấy đánh giá về mức lãi suất huy động hiện nay của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh chi nhánh Chương Dương, cụ thể:

- Đánh giá về tính phù hợp của chính sách lãi suất huy động vốn ngân hàng đang áp dụng hiện nay: đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp (có 15 khách hàng được hỏi) có 26,7% khách hàng cho đánh giá ở mức rất phù hợp, đánh giá ở mức phù hợp là 66,7% khách hàng, đánh giá chưa phù hợp có 6,7%

khách hàng; đối với nhóm khách hàng thể nhân (có 120 khách hàng được hỏi) thì có 10,8% khách hàng cho đánh giá ở mức rất phù hợp, có 81,7% khách hàng đánh giá ở mức phù hợp và 7,5% khách hàng đánh giá ở mức chưa phù hợp;

đánh giá của cán bộ nhân viên ngân hàng (n=27) cho thấy có 33,3% nhân viên cho đánh giá là rất phù hợp, đánh giá ở mức phù hợp có 48,1% cán bộ nhân viên và đánh giá ở mức chưa phù hợp có 18,5% cán bộ nhân viên.

- Đề xuất về việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn trong thời gian tới so với mức lãi suất đang áp dụng hiện nay: kết quả điều tra khách hàng doanh nghiệp cho thấy có 26,7% khách hàng cho ý kiến nên tăng lãi suất huy động vốn, có 73,3% khách hàng đồng ý ý kiến giữ nguyên lãi suất huy động vốn như hiện nay; đối với khách hàng thể nhân có 23,3% khách hàng đồng ý ý kiến tăng lãi suất huy động vốn và có 76,7% khách hàng đồng ý việc giữ nguyên mức lãi suất huy động vốn hiện nay; về phía cán bộ nhân viên ngân hàng thì có 18,5% nhân viên đồng ý tăng lãi suất huy động vốn, có 70,4% nhân viên đồng ý việc giữ nguyên lãi suất huy động vốn hiện nay và có 11,1% nhân viên đồng ý việc giảm lãi suất huy động vốn.

- Đánh giá về mức độ quan trọng của việc điều chỉnh lãi suất trong huy động vốn: đánh giá ở mức độ rất quan trọng kết quả khảo sát ở nhóm khách hàng doanh nghiệp là 86,7%, khách hàng thể nhân là 81,7% và của cán bộ nhân viên ngân hàng là 70,4%; đánh giá ở mức quan trọng ở nhóm khách hàng doanh nghiệp là 13,3%, của khách hàng thể nhân là 14,2% và của cán bộ nhân viên ngân hàng là 22,2%; đánh giá ở mức độ bình thường có 4,2% khách hàng thể nhân và 7,4% cán bộ bộ nhân viên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương, hà nội (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w