Thành Công luôn khuyến khích NLĐ có sáng kiến cải thiện ĐKLV. Phong trào thi đua lao động sản xuất, tăng năng suất lao động được lãnh đạo các đơn vị chú trọng và nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của NLĐ. Sau khi có quyết định công nhận sáng kiến, phòng Công nghệ sẽ cùng tác giả sáng kiến chuyển giao và phổ biến rộng rãi đến các chi nhánh nhằm nhân rộng lợi ích của sáng kiến đến toàn bộ công ty. Hằng năm TCM còn tổ chức các khóa đào tạo miễn phí cho CBCNV nhằm nâng cao tay nghề như buổi huấn luyện về ATVSLĐ, PCCC và tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực liên quan. Công ty cũng có quy chế và quỹ khen thưởng dành cho cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc hàng tháng. Công tác khen thưởng được thực hiện công tâm, minh bạch đã thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất trong toàn thể NLĐ, góp phần phát triển cá nhân và tập thể TCM ngày càng vững mạnh. Mọi chế độ đối với NLĐ được BCHCĐ và Ban Giám đốc thống nhất công khai đưa lên mạng nội bộ để mọi người cùng biết, cùng giám sát.
Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư Dệt may thương mại Thành Công (2019) e. Về “Vấn đề nhân sự, khen thưởng, kỷ luật - ndtd5”
Nhiều doanh nghiệp may đã quan tâm đến vấn đề đào tạo, phát triển đội ngũ lao động do đặc thù trình độ, năng lực của NLĐ còn thấp. Bàn luận về vấn đề đào tạo, học nghề được 41,7% doanh nghiệp trao đổi trong đối thoại định kỳ và 25,9% trong Hội nghị NLĐ (MOLISA, 2019). Về khen thưởng, kỷ luật, đa số doanh nghiệp công khai thông tin NLĐ có thành tính xuất sắc trong công tác như công khai hình ảnh NLĐ có mức lương cao nhằm khích lệ, động viên tinh thần của NLĐ và tạo không khí thi đua trong các phân xưởng. Thông tin về các cá nhân, bộ phận vi phạm nội quy lao động, không đảm bảo chỉ tiêu lao động hay chất lượng sản phẩm có ý nghĩa dăn đe và nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm của NLĐ trong quá trình thực hiện công việc. Một số doanh nghiệp may còn thiết lập quy trình xử lý kỷ luật nhằm đảm bảo mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp. Qua phỏng vấn, 86% NLĐ được hỏi cho biết doanh nghiệp may triển khai một cách trực tiếp thông qua tổ trưởng/chuyền trưởng hoặc thông qua các cuộc đối thoại định
kỳ và tại bảng tin nội bộ. Việc thuyên chuyển nhân sự được doanh nghiệp báo trước tới NLĐ nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động và không gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh như “công nhân phòng kỹ thuật khi rảnh việc sẽ được bố trí sang hỗ trợ xưởng may ở một số công đoạn đơn giản như nhặt chỉ, đóng gói, sắp xếp sản phẩm….” (Phỏng vấn tổ trưởng phòng kỹ thuật tại Công ty Thành Công).
3.2.1.2. Thực trạng sử dụng các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến
Để trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến, các đối tác có thể sử dụng đa dạng các kênh trực tiếp và gián tiếp nhằm truyền đạt thông tin và thu thập ý kiến của NLĐ.
Doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế để thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Nghị định 149 NĐ/CP. Theo ILO (2019), phần lớn các doanh nghiệp may hiện nay đang có khá đầy đủ các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến như: Đối thoại định kỳ, hội nghị NLĐ/ Đại hội CNVC, họp giữa CBQL và CBCĐ, họp giữa CBQL và NLĐ, cuộc gặp giữa CBCĐ và NLĐ, hòm thư góp ý, bản tin nội bộ, hệ thống loa phát thanh, email nội bộ, mạng nội bộ (LAN), mạng xã hội. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các kênh trong tương tác giữa các chủ thể là khác nhau. Nhận định này khá tương đồng với kết quả điều tra của NCS (Xem Biểu đồ 3.5).
Biểu đồ 3.5. Mức độ sử dụng các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tại các doanh nghiệp may
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của NCS Hơn một nửa NSDLĐ và CBCĐ được hỏi cho biết doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc đối thoại định kỳ và tổ chức Hội nghị NLĐ theo đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến các hình thức này. Kết quả điều tra cũng cho thấy, các kênh trao đổi thông tin và tham thảo ý kiến được sử dụng thường xuyên tại các doanh nghiệp may là họp giữa CBQL - NLĐ (54,55%), tiếp đến là các cuộc nói chuyện giữa CBCĐ - NLĐ tại doanh nghiệp (29,65%), niêm yết công khai trên bản tin nội bộ (26,92%) và truyền đạt thông tin thông qua văn bản (22,09%).
Các cuộc họp giữa CBCĐ – CBQL và đối thoại tại nơi làm việc thường tổ chức định kỳ là chủ yếu. Kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến gián tiếp thông qua hòm thư góp ý chỉ thỉnh thoảng được sử dụng (11,63%), hệ thống loa phát thanh cũng chưa được chú trọng (13,63%) và đặc biệt vẫn còn trên một nửa số người được hỏi cho biết doanh nghiệp không truyền đạt thông tin thông qua website hoặc các ấn phẩm nội bộ. Mạng xã hội như zalo, facebook cũng chưa được sử dụng rộng rãi để truyền đạt, tiếp nhận hay phản hồi thông tin tại doanh nghiệp.
Về mức độ sử dụng hay tham gia vào các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến, NLĐ tại các doanh nghiệp may cho biết những kênh mà họ sử dụng rất thường xuyên là gặp gỡ CBQL (46,74%), tiếp đến là các cuộc trao đổi với CBCĐ (33,46%). Cá biệt vẫn còn một tỷ lệ nhỏ NLĐ không đọc Bản tin nội bộ tại doanh nghiệp hay không quan tâm đến những thông báo bằng văn bản. Kết quả cũng cho thấy NLĐ không có nhiều cơ hội tham gia vào Hội nghị NLĐ hay các cuộc đối thoại định kỳ và chưa có điều kiện tiếp cận với thông tin nội bộ doanh nghiệp qua website, email hay các ấn phẩm nội bộ do đặc thù cường độ làm việc cao và công việc bận rộn. Mạng zalo và facebook vẫn chưa thật sự gần gũi với NLĐ trong trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tại nơi làm việc.
Như vậy, các doanh nghiệp may đã quan tâm đến việc thiết lập các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tại doanh nghiệp tuy nhiên việc đưa vào sử dụng các kênh chưa đa dạng và hiệu quả. Bên cạnh đó, NLĐ tại các nhà máy may có cái nhìn chưa hoàn toàn đầy đủ về vai trò của trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tại doanh nghiệp nên chưa tích cực, chủ động tham gia vào các kênh tương tác với NSDLĐ mà chỉ tập trung vào kênh nói chuyện trực tiếp với CBQL. Với đặc thù là ngành sản xuất, số lượng công nhân tham gia vào chu trình sản xuất kinh doanh là không nhỏ. Người lao động cần phải biết, hiểu rõ và linh hoạt tham gia các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến để có nhiều cách thức tương tác với NSDLĐ tại nơi làm việc.
3.2.1.3. Đánh giá kết quả trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến
Mức điểm trung bình (3/5 điểm) phản ánh NSDLĐ đã tương đối cởi mở trong việc trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tập thể NLĐ và đã thể hiện trách nhiệm trong việc tiếp nhận cũng như xử lý các ý kiến thắc mắc của tập thể NLĐ. Tổ chức đại diện NLĐ và NSDLĐ phối hợp khá tốt trong việc truyền đạt và tiếp nhận những ý kiến đóng góp của tập thể NLĐ (3,5/5 điểm). Tuy nhiên, hầu hết NLĐ tại các nhà máy may còn khá thờ ở trước những thông tin đưa ra từ phía doanh nghiệp (2,63/5 điểm) và chủ các doanh nghiệp may cũng chưa quan tâm sử dụng các ý kiến tham khảo NLĐ vào các quyết định quản lý (1,93/5 điểm). Kết quả nghiên cứu tình huống cho thấy, việc thực hiện trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tại công ty cổ phần Dệt may đầu tư thương mại Thành Công tốt hơn tại công ty TNHH Ivory Việt Nam (Xem Phụ lục 7).
Biểu đồ 3.6. Đánh giá kết quả trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của NCS a. Thực trạng “NSDLĐ thường xuyên trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tập thể NLĐ về các vấn đề liên quan- dtdn1”
Các doanh nghiệp may tham gia TƯLĐTT ngành đã ý thức được việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo Nghị định 149 NĐ/CP về những nội dung NLĐ được thông tin, được tham gia ý kiến và được quyền giám sát (Xem ví dụ Hộp 3.2). Theo CĐDMVN (2019), có trên 85% đơn vị có quy chế dân chủ, quy chế phối hợp, có 38,3% đơn vị xây dựng quy chế mới và 87,85% đơn vị sửa đổi, bổ sung quy chế. Báo cáo số 186/BC-CĐDM ngày 22 tháng 5 năm 2019 của CĐDMVN cho thấy, 101 đơn vị báo cáo đã tổ chức Hội nghị NLĐ và đã xây dựng Quy chế dân chủ, xây dựng Quy chế đối thoại tại nơi làm việc. Đã có 99 đơn vị tổ chức 157 cuộc đối thoại định kỳ và 14 cuộc đối thoại đột xuất. Tình hình thực hiện Hội nghị NLĐ diễn ra có nề nếp ở các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước chi phối còn đối với các DNTN và các doanh nghiệp nước ngoài thì tỷ lệ này đạt lần lượt là 86,5% và 33,3%
[22]. Các nội quy, quy định, chế độ chính sách của doanh nghiệp đã tạo sự đồng thuận, gắn kết giữa các chủ thể. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng tích cực và đa dạng trong việc sử dụng các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến NLĐ thông qua các kênh trực tiếp và gián tiếp để có thể tương tác được nhiều nhất với NLĐ trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ.
Đối với các doanh nghiệp may chưa tham gia TƯLĐTT ngành, NSDLĐ dường như chưa chú trọng đến việc truyền đạt thông tin và tham khảo ý kiến NLĐ (2,57/5 điểm). Kết quả phỏng vấn cho thấy, có tới 56% NLĐ cho rằng doanh nghiệp ít khi trao đổi thông tin hay tham khảo ý kiến NLĐ. Người lao động cũng không có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và tham gia ý kiến tại doanh nghiệp (Xem ví dụ Hộp 3.2). Sự thiếu cởi mở có thể dẫn đến những ngờ vực trong chia sẻ lợi ích. Những nghi vấn này có thể là mầm mống cho những vụ phản ứng tập thể của NLĐ gây lên hậu quả nghiêm trọng cho các chủ thể.