Ảnh hưởng của các yếu tố đến đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở việt nam (Trang 114 - 117)

Hộp 3.3. Cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin tại công ty Thành Công

3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam

3.3.1. Tình hình các yếu tố ảnh hưởng đến đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam

3.3.1.1. Pháp luật lao động Việt Nam

Luật pháp quốc gia đóng vai trò triển khai và đảm bảo thực hiện các quyền lao động mà quốc gia đó đã cam kết hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện, đặc biệt là nghĩa vụ thành viên ILO, các Công ước quốc tế đã phê chuẩn và các FTA đã ký kết.

Các văn bản pháp luật về ĐTXH là khuôn khổ pháp lý quan trọng hỗ trợ, điều chỉnh và hạn chế quá trình tương tác của các chủ thể trong ĐTXH. Pháp luật lao động ở Việt Nam ảnh hưởng đến ĐTXH trong QHLĐ tại các doanh nghiệp may được thể hiện ở các khía cạnh sau:

a. Quy định về cơ chế trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tại nơi làm việc Về chủ thể tham gia, BLLĐ (2012), Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 BLLĐ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thay thế cho Nghị định 60/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 BLLĐ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc có hiệu lực từ ngày 19/06/2013 quy định trách nhiệm thực hiện các hình thức trao đổi thông tin của NSDLĐ và quyền được tham gia ý kiến của NLĐ về một số nội dung liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ. Tuy nhiên chưa cụ thể sự tham gia của phía NSDLĐ và phía NLĐ nên có thể dẫn đến sự tùy tiện khi áp dụng tại doanh nghiệp. Về phía NLĐ, không rõ sự tham gia trực tiếp của họ có bị hạn chế hay không nếu cơ chế trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến đã được thực hiện giữa CĐCS và NSDLĐ. Chưa có quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của TCĐDNLĐ tại nơi làm việc ngoài TCCĐ thuộc hệ thống TCCĐ Việt Nam bởi theo BLLĐ (2019) thì các chủ thể này cũng có quyền đại diện cho NLĐ tham gia tham khảo ý kiến và hợp tác tại nơi làm việc với NSDLĐ.

Về nguyên tắc, nội dung trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến, BLLĐ (2012) và Nghị định 149/NĐ-CP (2018) quy định về nội dung trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến khá rộng. Người lao động phải được NSDLĐ tham khảo ý kiến khi xây dựng các quy định nội bộ của doanh nghiệp và có quyền tham gia ý kiến thảo luận với NDSLĐ khi doanh nghiệp quyết định những vấn đề cụ thể phát sinh trong QHLĐ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ. Theo đó, các bên phải trao đổi, thảo luận với nhau về: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Nghĩa vụ của NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; Các phương án sử dụng lao động; Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; Nội quy lao động; Tạm đình chỉ công việc,... Như vậy, các nội dung trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến theo quy định pháp luật hiện hành là khá đa dạng. Chưa có những văn bản quy định rõ việc đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và thiện chí của các bên.

Về quy trình, thủ tục, hệ thống pháp luật hiện nay về ĐTXH tại doanh nghiệp chưa dành sự quan tâm thỏa đáng vấn đề này ngoài Nghị định 149/NĐ-CP có một vài quy định "có tính thủ tục" thực hiện đối thoại định kỳ và tổ chức Hội nghị NLĐ. Chính phủ mới chỉ có Nghị định 87/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty CP, công ty TNHH và Thông tư 32/2007/TTLT- BLĐTBXH – TLĐLĐVN hướng dẫn chỉ đạo cụ thể về tổ chức Đại hội CNVC trong doanh nghiệp Nhà nước, Hội nghị NLĐ trong công ty TNHH và Công ty CP. Hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào quy định việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp nước ngoài gây cản trở trong thực hiện ĐTXH tại các doanh nghiệp này. Về Hội nghị NLĐ và đối thoại định kỳ có hạn chế rất lớn về tính tần suất 1 năm/lần làm

cho đối thoại trở nên hình thức và kém hiệu quả. Trong khi mục đích của cơ chế tham khảo ý kiến, trao đổi thông tin tại nơi làm việc là những vấn đề hàng ngày mà hai bên quan tâm nên cần phải được thực hiện định kỳ hoặc thường xuyên. Chưa có các quy định cụ thể về các hình thức trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến gián tiếp.

Mặt khác, pháp luật chỉ quy định NSDLĐ buộc phải tham khảo ý kiến công đoàn trước khi ra các quyết định về một số vấn đề mà không có các quy định cụ thể việc thực hiện như thế nào. Về quy chế phối hợp giữa công đoàn - NSDLĐ, BLLĐ và Luật Công đoàn năm 2012 chỉ có quy định rất chung chung và sơ sài xác định trách nhiệm của NSDLĐ phải phối hợp với công đoàn xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp (Khoản 2 Điều 6 BLLĐ năm 2012, Khoản 3 Điều 22 LCĐ năm 2012). Ngoài quy định trên, pháp luật không có thêm các quy định cụ thể hơn về những nội dung như:

nguyên tắc, nội dung, cách thức phối hợp,… Bên cạnh đó, sự thiếu vắng các quy định về quy trình, thủ tục tương tác giữa tập thể NLĐ với CĐCS, giữa CĐCS với NSDLĐ và thiếu cơ chế bảo đảm thi hành cũng như các điều kiện cần thiết khác bao gồm các quy định về chế tài đối với hành vi vi phạm là những nguyên nhân quan trọng làm cho việc trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tại nơi làm việc không được thực hiện hoặc thực hiện song không thực chất, không góp phần vào việc lành mạnh hóa QHLĐ trong các doanh nghiệp nói chung và tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam nói riêng.

b. Quy định về thương lượng tập thể

Ngoài những điều khoản quy định về đại diện TLTT, nội dung, quy trình TLTT, thời hạn TƯLĐTT và việc sửa đổi bổ sung TƯLĐTT trong Chương V ở BLLĐ (2012), PLLĐ Việt Nam cũng đã ban hành một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn về một số nội dung tương tác giữa các chủ thể về tiền lương, mức lương tối thiểu vùng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động và vệ sinh lao động, chính sách đối với lao động nữ là: Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ; Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về tiền lương có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 và Nghị định 121/2018/NĐ- CP sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về tiền lương có hiệu lực từ ngày 01/11/2018; Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019; Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết BLLĐ về chính sách đối với lao động nữ có hiệu lực từ ngày 15/11/2015. Các văn bản này tạo điều kiện cho các bên trong đàm phán nội dung TLTT và xây dựng TƯLĐTT tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các quy định chi tiết và cụ thể theo cách tiếp cận "đóng" (cầm tay chỉ việc) về TLTT trong BLLĐ (2012) vô hình chung đã hạn chế sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt của các bên trong quá trình thương lượng (Xem Hộp 3.4).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở việt nam (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w