THAI NHI VÀ PHẦN PHỤ ĐỦ THÁNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Sức khỏe sinh sản - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 23 - 26)

1. Mô tả được đặc điểm chung, đặc điểm về giải phẫn, đặc điểm về sinh lý của thai nhi đủ tháng.

2. Mô tả được đặc điẻm của phần phụ đủ tháng.

Nội dung bài học:

1. Thai nhi đủ tháng 1.1. Đặc điểm chung

Thai nhi đủ tháng là thai nhi có: Trọng lượng trung bình 3000 gr. Chiều dài trung bình 50cm, thời gian sống trong tử cung: 37- 41 tuần.

Lúc đẻ ra trẻ hồng hào, khóc to, móng tay chùm quá ngón, trên vai, cổ có ít lông tơ, tóc dài trên 1cm.

Trẻ trai tinh hoàn đã xuống bìu, trẻ gái môi lớn chùm kín môi bé.

1.2. Đặc điểm về giải phẫu

- Đầu: Phần sọ gồm đỉnh sọ và đáy sọ:

Đáy sọ: Một phần của xương trán, xương thái dương, xương chẩm, xương sàng, xương bướm, đáy sọ không thể thu nhỏ đường kính.

Đỉnh sọ: Gồm 2 xương trán, hai xương đỉnh, xương chẩm. Giữa các xương là đường khớp do vậy đỉnh sọ có thể có thể thu nhỏ đường kính.

Đường khớp: Là nơi tiếp giáp giữa hai xương. Có hai đường khớp đỉnh chẩm, 2 đường khớp trán đỉnh và 1 đường khớp giữa đi suốt giữa 2 xương đỉnh và 2 xương trán.

- Thóp: Là nơi giao nhau giữa các đường khớp. Có 2 thóp:

Thóp sau: Hình tam giác, đỉnh hướng về phía trước là chỗ nối của đường khớp dọc giữa và xương chẩm.

Thóp trước: Hình trám là chỗ nối của 4 xương: 2 xương trán, 2 lưỡng đỉnh.

Bình thường các khớp này không giãn rộng lắm.

Hình 1. Các đường kính của đầu thai nhi Các đường kính của đầu:

Hạ chẩm - thóp trước: 9,5 cm Hạ chẩm - trán; 11cm

Chẩm - trán: 13cm

Thượng chẩm - cằm: 14cm Đường kính lưỡng đỉnh: 9,5 cm

Lưỡng thái dương: 8 cm. Chu vi vòng đầu: Đo qua thượng chẩm - cằm: 38 cm.

Đo qua hạ chẩm - thóp trước: 33 cm - Các phần khác của thai:

Cổ: đầu quay 180 độ, cúi ngửa, nghiêng dễ dàng.

Thân và chi: Đường kính lưỡng mỏm vai: 12cm. Cùng chầy: 11 cm. Cùng vệ: 6 cm. Lưỡng mấu chuyển: 9 cm.

1.3. Đặc điểm về sinh lý

- Tuần hoàn: Trong tử cung thai sống bằng hệ tuần hoàn rau - thai. Máu đỏ từ rau qua tĩnh mạch rốn vào cơ thể thai, đổ vào tĩnh mạch chủ, một phần qua gan và hệ thống tĩnh mạch cửa rồi về tâm nhĩ phải. Máu ở tâm nhĩ phải một phần qua lỗ Botal sang tim trái, một phần xuống thất phải. Vì phổi chưa thở, chưa có tiểu tuần hoàn máu từ thất phải theo ống động mạch để sang động mạch chủ. Máu từ động mạch chủ gốc đi qua động mạch chủ bụng tới các động mạch chậu. Từ hai động mạch chậu trong có 2 động mạch rốn đưa máu về bánh rau. Sau đẻ động mạch rốn xẹp lại, lỗ Botal đóng lại. Tiểu tuần hoàn bắt đầu hoạt động cùng với tiếng khóc đầu tiên của trẻ. Trong bụng mẹ, để bù đắp vào sự thiếu dưỡng khí, nhịp tim thai nhanh tới 140l/p và số lượng hồng cầu tới 7 triệu.

- Hô hấp: Khi còn trong bụng mẹ thai nhi không thở, phổi là một tổ chức đặc. Sau khi thở phổi giãn nở thành một tổ chức xốp.

- Tiêu hóa: Trẻ ỉa phân su là một chất đặc sánh màu xanh đen không có vi khuẩn gồm chất nhầy của niêm mạc ruột, dạ dầy, mật do gan tiết ra và một ít thành phần nước ối.

Lưỡng đỉnh (Hai đỉnh) 9,5 cm

Lưỡng thái dương (Hai thái dương) 8,0 cm

- Tiết niệu: Thận đã bài tiết nước tiểu.

Hình 2. Tuần hoàn rau thai 2. Phần phụ đủ tháng

Phần phụ là những bộ phận phát triển từ trứng làm nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi gồm màng thai, bánh rau, dây rau và nước ối.

- Màng thai: Gồm 3 màng Ngoại sản mạc, trung sản mạc và nội sản mạc

- Bánh rau: Nặng bằng 1/5 đến 1/6 trọng lượng thai nhi trung bình 500gr. Có đường kính khoảng 20 cm, bờ ngoài mỏng vào giữa dày. Có hai mặt: một mặt bám vào tử cung có từ 15 đến 20 múi rau màu đỏ thẫm, một mặt hướng về phía con có màng phủ có dây rau bám, dưới màng là những mạch máu tỏa theo hình nan hoa. Bánh rau có nhiệm vụ trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và con, và nhiệm vụ nội tiết

- Dây rau: Là dây liên hệ duy nhất giữa mẹ và con trong tử cung dài chừng 45- 60 cm to bằng đầu ngón tay út có một tĩnh mạch và hai động mạch. Tĩnh mạch to, động mạch nhỏ. Với thai sống dây rau có màu trắng xanh, với thai suy dây rau có màu vàng úa, thai chết dây rau có thể tím bầm.

- Nước ối: Lượng nước ối trung bình 500- 600 gr, nhớt, sánh, trong. Có PH từ 5,5- 6,5. Nước ối có tác dụng bảo vệ thai nhi chống lại các chấn động bên ngoài, giúp thai nhi bình chỉnh tốt, tạo ra đầu ối để xóa mở cổ tử cung khi chuyển dạ. Trong thời gian mang thai còn làm nhiệm vụ sinh học với thai nhi.

Một phần của tài liệu Bài giảng Sức khỏe sinh sản - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)