1. Trình bày được các triệu chứng của các bệnh phụ khoa thường gặp 2. Nói được cách xử trí các bệnh phụ khoa thông thường
Nội dung bài học:
I. VIÊM ÂM HỘ, ÂM ĐẠO 1. Đại cương
Âm đạo, âm hộ là phần thấp nhất ngoài cùng của bộ phận sinh dục. Các yếu tố:
Dịch tiết cổ tử cung tử cung, vòi trứng, kinh nguyệt, tiểu tiện, đại tiện, giao hợp đều có thể ảnh hưởng đến vùng này, gây viêm nhiễm.
2. Nguyên nhân:
- Nấm: Candida Abican
- Ký sinh trùng roi: Trichomonas vaginalis - Vi khuẩn: Lậu cầu, tạp khuẩn
- Tuổi già: Do thiếu nội tiết tố 3. Triệu chứng:
3.1. Do nấm:
- Ra nhiều khí hư
- Ngứa âm hộ, có thể có vết sước do gãi, tiểu khó, giao hợp đau.
- Khám âm đạo thấy: âm đạo đỏ có nhiều khí hư đặc như bột, dính, khó lau - Hay gặp ở những người có âm đạo toan hóa: Đái đường, có thai, đang uống thuốc tránh thai, sử dụng nhiều kháng sinh diệt nấm âm đạo
- Xét nghiệm: Lấy khí hư soi tươi sẽ thấy các sợi nấm hoặc bào tử nấm
3.2. Do trùng roi: (Trichomonas vaginalis) Trùng roi là một đơn bào di động soi tươi dễ thấy. Trong cơ thể người ký sinh trùng roi có thể sống ở miệng, ở ruột, âm đạo. Do vậy có thể lây do tắm giặt, dùng chung đồ vệ sinh phụ nữ, sơ sinh có do lây từ mẹ sang, tuổi sinh đẻ nhiều hơn, hết tuổi sinh đẻ bệnh lại giảm đi
Triệu chứng:
- Cơ năng: Ngứa rát ở âm hộ, hậu môn
Ra khí hư đục, vàng hoặc xanh, có bọt nhỏ, có thể có mùi hơi thối
- Thực thể: Âm đạo nhiều khí hư, thành âm đạo có những nốt viêm đỏ. Viêm có thể lan rộng tới lỗ cổ tử cung. Chấm Lugol 3% những nốt viêm không bắt màu tạo ra hình ảnh sao đêm.
- Soi tươi khí hư thấy nhiều ký sinh trùng roi di động.
3.3. Viêm do vi khuẩn:
- Do lậu: Từ âm đạo lan ra âm hộ và khu trú ở lỗ niệu đạo.
Ra khí hư có mủ màu xanh.
Đái dắt, đái buốt, tuyến bartholin sưng đau, có mủ chảy ra.
Soi khí hư có song cầu khuẩn lậu.
- Do các vi khuẩn thông thường: Tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn coli
Sảy ra khi: cơ thể suy nhược, vệ sinh cá nhân kém, có tổn thương ở cổ tử cung…
ra nhiều khí hư màu vàng, mùi hôi.
3.4. Viêm âm đạo người già:
Chủ yếu do buồng trứng không hoạt động, nội tiết tố thấp môi trường âm đạo toan, tạo điều kiện cho cho các vi khuẩn gây bệnh.
4. Xử trí:
- Do nấm: Dùng một trong các phác đồ sau đây:
Nystatin viên đặt âm đạo 100.000 đơn vị, 1viên/ngày trong 14 ngày, hoặc Miconazole hoặc Clotrimazole viên đặt âm đạo 200mg, 1 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc Clotrimazole 500mg, viên đặt âm đạo, đặt 1 liều duy nhất, hoặc
Itraconazole (Sporal) 100mg uống 2 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc Fluconazole 150mg uống 1 viên duy nhất..
- Do ký sinh trùng roi: Dùng một trong các phác đồ sau đây:
Metronidazol 2 g hoặc tinidazol 2 g uống liều duy nhất, hoặc Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày.
Thuốc có thể đặt âm đạo mỗi tối 1 viên. nên điều trị nhiều đợt ngay cả khi xét nghiệm ký sinh trùng âm tính. Điều trị cho bạn tình với liều tương tự
- Do vi khuẩn: Nếu do lậu: dùng kháng sinh liều cao, đặc hiệu.
- Do các vi khuẩn khác: Thường dùng kháng sinh dạng viên trứng, viên đạn.
- Do thiếu nội tiết: Phối hợp Estrogen làm thay đổi môi trường âm đạo.
II. VIÊM CỔ TỬ CUNG, VIÊM PHẦN PHỤ
Là một bệnh phụ khoa thông thường, hay gặp. Diễn biến thường mãn tính có khi chỉ khám mới thấy, có khi chỉ khó chịu vì khí hư. Khí hư ra nhiều làm giảm sút sức khỏe gây những tác động đáng kể về tâm lý và hoạt động sinh dục, cũng có thể gây thống kinh, vô sinh và nguy hại nhất là diễn biến thành ung thư.
1. Viêm cổ tử cung 1.1. Nguyên nhân:
- Những nguyên nhân gây hội chứng tiết dịch âm đạo.
- Những tác nhân gây loét, chợt.
- Lộ tuyến: Làm tăng tiết dịch dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo dẫn đến viêm.
- Đẻ dày, nhiều, nhiễm trùng sau sảy, sau đẻ.
- Vệ sinh phụ nữ kém.
1.2. Lâm sàng:
- Khí hư: Vàng, rải rác trong vòng kinh, gây khó chịu.
- Đau: đau vùng thắt lưng, xương cùng (tổn thương đã lan ra cạnh cổ tử cung, phần phụ).
- Đặt mỏ vịt: Âm đạo có khí hư tùy nguyên nhân.
- Lau khí hư: Cổ tử cung có một vùng khác bình thường: Đỏ, sần sùi, tổn thương thường có tâm là lỗ ngoài, có xung huyết. Dùng bông tẩm acid axetic 3% chấm vào vùng tổn thương. Nếu lộ tuyến vùng đó se lại →màu trắng, nếu loét: Vùng tổn thương đỏ. Chấm Lugol 3% vùng tổn thương không bắt màu, vùng lành có màu của lugol.
1.3. Xử trí:
- Chống viêm:
+ Tại chỗ: Đặt kháng sinh, thời gian điều trị 2- 3 tuần.
+ Toàn thân: ít kết quả.
- Chống xuất tiết, cải thiện môi trờng âm đạo: Cao lá sim, lá ổi.
- Với lộ tuyến: Điều trị hết viêm sau đó đốt cổ tử cung:
+ Bằng thuốc: Nitrat bạc 5- 10%.
+ Bằng nhiệt.
+ Bằng điện.
+ Đốt lạnh: Dùng tuyết CO2, Nitrogen lạnh- 3000.
+ Phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung nếu điều trị không kết quả.
2. Viêm phần phụ:
Là một danh từ chung chỉ viêm vòi trứng, buồng trứng, cạnh tử cung, viêm tiểu khung
2.1. Nguyên nhân:
- Do lậu.
- Nhiễm trùng ngược dòng: sau đẻ, sảy, đặt dụng cụ tử cung.
- Bơm hơi vòi trứng.
2.2. Diễn biến:
* Với viêm phần phụ cấp:
- Abces vòi trứng: Khối abces có thể gây viêm phúc mạc.
- Dễ nhầm với các bệnh cấp cứu khác: Viêm ruột thừa cấp, chửa ngoài tử cung.
- Chuyển thành mãn tính.
* Với viêm phần phụ mãn:
- Gây đau mãn tính.
- Có những cơn cấp tính xen kẽ.
- Gây vô sinh.
2.3. Lâm sàng:
- Sốt, đau vùng hạ vị 1 bên.
- Khí hư từng đợt.
- Cạnh tử cung có khối nề, ấn đau.
2.4. Xử trí:
* Cấp tính:
Điều trị nội trú: Kháng sinh liều cao, phối hợp kháng sinh, chống viêm, nghỉ ngơi trợ sức
* Mãn tính:
- Kháng sinh toàn thân nếu bán cấp.
- Kháng sinh tại chỗ.