THAI SUY, NGẠT SƠ SINH

Một phần của tài liệu Bài giảng Sức khỏe sinh sản - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 54 - 58)

1. Trình bày được 4 nhóm nguyên nhân dẫn đến thai suy.

2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của thai suy.

3. Trình bày cách đánh giá trẻ sau đẻ và hồi sức ngạt sơ sinh.

Nội dung bài hoc:

Thai suy là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sự sống của thai nhi bị đe doạ, thường là do thiếu oxy.

1. Nguyên nhân thai suy 1.1. Về phía thai

- Thai suy dinh dưỡng, kém phát triển - Thai già tháng.

- Dị dạng thai.

- Bất đồng nhóm máu mẹ và con.

1.2. Phần phụ của thai - Rau tiền đạo chảy máu.

- Rau bong non.

- Bánh rau xơ hoá trong trờng hợp thai già tháng.

- Vỡ ối non, vỡ ối sớm, nhiễm khuẩn ối.

- Sa dây rau.

1.3. Về phía người mẹ

- Rối loạn cơn co tử cung (tử cung bóp chặt thai).

- Những bệnh làm người mẹ thiếu Oxy: suy tim, thiếu máu, lao phổi, nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính.

1.4. Do thầy thuốc

- Dùng thuốc tăng co không đúng chỉ định, quá liều.

2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Thay đổi nhịp tim thai

Dùng ống nghe tim thai nghe trong lúc không có cơn co ta sẽ thấy:

- Nhịp tim thai không đều, hoặc nhanh trên 160 lần/phút hoặc chậm dưới 120 lần/phút (đếm bằng ống nghe tim thai, đếm cả 1 phút, đếm trước và ngay sau cơn co tử cung) khi nghe tim thai ở các lần khác nhau.

2.2- Thay đổi về màu sắc nước ối

- Khi thai thiếu ôxy, cơ vòng hậu môn giãn, ruột tăng nhu động đẩy phân su ra ngoài làm nước ối có màu.

+ Khi mới ra phân su nước ối có màu xanh (chứng tỏ thai mới suy).

+ Sau một thời gian, nếu nguyên nhân suy thai được khắc phục thì nươc ối chỉ còn màu vàng (chứng tỏ đã có lúc suy thai).

- Trường hợp ối chưa vỡ có thể soi ối để xem nước ối có màu hay không.

2. Xử trí 2.1. Tuyến xã

Khi thấy suy thai cấp và cơn co mau thì cho thuốc giảm co tử cung, giải thích cho gia đình và chuyển tuyến ngay đến cơ sở phẫu thuật gần nhất.

2.2. Tuyến huyện trở lên (có khả năng phẫu thuật).

- Hồi sức thai

- Cho thở oxy 6 lít/phút.

- Nằm nghiêng trái.

- Giảm cơn co

- Nếu đang truyền oxytocin thì ngừng truyền.

Đánh giá lại tình trạng thai nhi, nếu tình trạng suy thai không cải thiện:

- Đủ điều kiện thì lấy thai bằng forceps.

- Không đủ điều kiện thì phẫu thuật lấy thai.

2.3. Chăm sóc

Quá trình chăm sóc cần chú ý:

- Tinh thần của sản phụ trong chuyển dạ rất khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng thai nhi, tiến độ của chuyển dạ... Vì vậy, trong trường hợp suy thai cần thảo luận với sản phụ về diễn biến của cuộc chuyển dạ và các công việc sản phụ cần làm để phối hợp với thầy thuốc trong quá trình xử trí.

- Huớng dẫn sản phụ cách thở, tư thế nằm thích hợp.

- Hướng dẫn sản phụ và người nhà về chế độ ăn uống hợp lý.

- Động viên người nhà và sản phụ yên tâm, tin tưởng vào xử trí của thầy thuốc.

3. Ngạt sơ sinh

3.1. Lượng giá trẻ ngay sau đẻ

Cách lượng giá đơn giản và chính xác trẻ ngay sau đẻ là tính chỉ số áp - ga với 5 nội dung:

- Nhịp tim: Dùng ống nghe, đếm trong 30 giây – 1 phút.

- Nhịp thở: Được quan sát cùng lúc đếm nhịp tim đánh giá bằng mắt nhìn hoặc ống nghe nếu thở nông.

- Trương lực cơ: Mức co lại khi duỗi thẳng chi.

- Phản xạ: Đáp ứng của trẻ khi kích thích lỗ mũi hoặc gan bàn chân.

- Màu da: Hồng, tím, trắng bệch.

Bảng chỉ số Apgar

Nội dung 2 1 0

Nhịp tim Trên 100lần/phút Dưới 100 lần/phút Không có

Hô hấp Khóc to Thở yếu, khóc yếu Không thở

Trương lực cơ ++ + Không

Phản xạ ++ + Không

Màu da Hồng toàn thân Tím đầu chi, quanh môi Tím tái toàn thân hoặc trắng

Tổng điểm của 5 nội dung trên được gọi là chỉ số Apgar

- Nếu chỉ số Apgar đạt 8 -10 điểm là bình thường: không cần hồi sức. Chỉ cần làm thông đường thở, kích thích qua xúc giác, giữ ấm và quan sát giai đoạn chuyển tiếp sát sao.

- Nếu chỉ số Apgar đạt 4 - 7 điểm là ngạt nhẹ: hồi sức hô hấp

- Nếu chỉ số Apgar đạt 0 - 3 điểm là ngạt nặng: hồi sức hô hấp, hồi sức tim Lưu ý: Phải đánh giá chỉ số Apgar ở phút thứ nhất và phút thứ 5.

- Apgar sau 1 phút cho biết có cần hồi sức sơ sinh không?

- Apgar sau 5 phút cho biết tiên lượng về sơ sinh và là cơ sở để gửi vào phòng dưỡng nhi hoặc cho về với mẹ.

- Trong bảng Apgar, nhịp tim được đánh giá đầu tiên. Nếu không thấy nhịp tim thì phải hồi sức ngay, không đánh giá các nội dung khác nữa.

Có thể dùng một chỉ số khác, tính nhanh hơn. Đó là chỉ số Sigtuna:

Nội dung 2 1 0

Nhịp thở Thở đều Thở không đều Không thở

Nhịp tim > 100 lần/phút < 100 lần/phút Không nghe thấy Nếu chỉ số Sigtuna là 4 điểm: bình thường

+ Nếu chỉ số Sigtuna là 3 điểm: ngạt nhẹ.

+ Nếu chỉ số Sigtuna là 2 điểm: ngạt vừa.

+ Nếu chỉ số Sigtuna là 1 điểm: ngạt nặng.

+ Nếu chỉ số Sigtuna là 0 điểm: chết lâm sàng.

3.2. Hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ

3.2.1.Các bước hồi sức sau sinh thực hiện ở tất cả các tuyến.

Trong 30 giây đầu tiên:

- Đánh giá nhanh và xác định xem trẻ có cần hồi sức không bằng chỉ số Apgar.

- Ủ ấm và tiến hành hồi sức ngay nếu trẻ không khóc, không thở hoặc tím tái: đặt trẻ nằm, đầu hơi ngửa, khẩn trương tiến hành hút dịch hầu họng và mũi sau để thông đường hô hấp, kích thích thở và đặt mặt nạ bóp bóng, cung cấp oxygen (nếu cần).

30 giây tiếp theo:

- Nếu trẻ hồng lại, thở tốt thì chăm sóc thường qui và theo dõi sát.

- Nếu trẻ vẫn không thở thì nhanh chóng kiểm tra lại mặt nạ, chỉnh lại tư thế đầu trẻ và tiếp tục bóp bóng.

Đánh giá trẻ sau 1 phút:

- Nếu sau đó trẻ tự thở được: tiếp tục theo dõi sát.

- Nếu trẻ vẫn không thở: kiểm tra nhịp tim:

- Nếu nhịp tim > 60 lần/phút: bóp bóng 40 lần/phút, cung cấp oxy (nếu có) ngừng bóp bóng khi nhịp thở > 30 lần/phút.

- Nếu nhịp tim < 60 lần/phút thì gọi hỗ trợ và tiến hành ấn tim 120 lần/phút, đồng thời bóp bóng oxygen 40 lần/phút. Ngừng ấn tim khi nhịp tim > 100 lần/phút.

- Nếu hồi sức tích cực 20 phút mà không có kết quả thì ngừng hồi sức.

Chú ý: - Phải luôn bảo đảm giữ ấm cho trẻ trong quá trình hồi sức.

- Chọn mặt nạ thích hợp với cân nặng của trẻ.

3.2.2. Từ tuyến huyện, tỉnh trở lên

Nên đặt nội khí quản để bóp bóng giúp thở ngay nếu:

- Trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh.

- Trẻ hít ối lẫn phân su.

- Trẻ ngạt nặng (Apgar <3).

- Hồi sức qua mặt nạ thất bại.

- Trẻ cần dùng thuốc qua đường nội khí quản (adrenalin, narcan).

- Trẻ cần phải hồi sức kéo dài.

Sử dụng các thuốc cần thiết (nếu có chỉ định):

Adrenalin 1/1000:

- Chỉ định: khi nhịp tim < 60 lần/phút sau 30 giây bóp bóng oxygen.

- Liều lượng: 0,1 mg/lần nếu tiêm tĩnh mạch và 0,3 mg/lần nếu bơm qua nội khí quản. Có thể lặp lại nếu chưa hiệu quả.

Natri bicarbonat 4,2 %:

- Chỉ định: khi trẻ bị toan chuyển hóa

- Liều: 1 - 2 mEq/kg tiêm tĩnh mạch (2 - 4 ml/kg).

Glucose 10 %: 3 - 5 ml/kg tiêm tĩnh mạch.

Naloxon (Narcan):

- Chỉ định: nếu trẻ bị ức chế hô hấp do sử dụng morphin hay dẫn xuất của morphin trong vòng 2 giờ trước sinh.

- Liều lượng: 0,1 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc bơm qua nội khí quản.

Sau khi hồi sức cần phải xác định nguyên nhân gây ngạt và chuyển vào khoa sơ sinh hoặc chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị (nếu cần).

Một phần của tài liệu Bài giảng Sức khỏe sinh sản - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)