Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề các trường đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề các trường đào tạo nghề

- Thị trường lao động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực có chất lượng cao, khi đó quốc gia có thể tham gia ở những nấc cao hơn của

“chuỗi” giá trị toàn cầu nhằm đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của DN, của quốc gia và nâng cao chất lượng LĐ, nhanh chóng đào tạo LĐ kỹ thuật chất lượng cao theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Đào tạo là một loại hình dịch vụ đặc thù được thể hiện rõ nhất thông qua đặc điểm: người học vừa là người tham gia và sử dụng dịch vụ đào tạo đồng thời lại là

“sản phẩm” được sử dụng bởi một đối tượng khác, đó chính là nhà tuyển dụng. “Đào tạo nhân lực theo nhu cầu Doanh nghiệp” là vấn đề hết sức cấp thiết trong thực tế hiện nay, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động, thực hiện phương châm: Đào tạo phải đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Định hướng cung cầu lao động

Cầu LĐ qua đào tạo nghề là khả năng thuê số lượng LĐ qua đào tạo nghề của

người sử dụng LĐ trên thị trường LĐ trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu LĐ phụ thuộc các yếu tố liên quan đến tạo việc làm như: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm; sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ; khả năng huy động vốn đầu tư; khả năng mở rộng thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, hiện nay các DN có nhu cầu tuyển dụng LĐ qua đào tạo (nhất là những LĐ có trình độ và kinh nghiệm) là rất lớn. Do vậy, trình độ của LĐ là mục tiêu hàng đầu của các "nhà" tuyển dụng;

đây cũng là cơ sở để các trường dạy nghề theo sát các DN tìm hiểu nhu cầu và nắm bắt thông tin để có những bước đi trong chương trình dạy nghề sao cho hiệu quả nhất.

- Chính sách và đầu tư của nhà nước cho đào tạo nghề

Cơ chế chính sách có ảnh hưởng quan trọng đến đường lối, phương hướng, chiến lược hoạt động đào tạo nghề. Các chính sách đầu tư phát triển hệ thống đào tạo nghề có ảnh hưởng lớn đến cung LĐ có kỹ năng trong tương lai cả về lượng và chất.

Ngoài ra còn có các chính sách liên quan như: chính sách tín dụng đối với học viên học nghề, chế độ chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề, chính sách đối với DN sử dụng LĐ qua đào tạo nghề….

Trong đào tạo nghề, để đảm bảo cung và cầu gặp nhau, về mặt chính sách cũng cần có những điều chỉnh nhất định đối với cả phía cầu (người muốn đi học nghề), phía cung (nơi cung cấp việc dạy nghề) và cả cầu nối (hệ thống kết nối cung-cầu) đào tạo nghề. Các chính sách này được xây dựng nhằm tạo ra những sự can thiệp từ phía Nhà nước để sửa chữa những thất bại của thị trường LĐ và ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý đào tạo nghề.

- Nhận thức của xã hội về dạy nghề và học nghề

Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề tác động mạnh đến đào tạo nghề, trực tiếp tác động đến quy mô tuyển sinh của các trường dạy nghề. Nếu mọi người trong xã hội đánh giá được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề thì trước hết lượng LĐ được đào tạo nghề sẽ chiếm một tỷ lệ lớn hơn trên tổng số LĐ tham gia trên thị trường LĐ và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa dạng hơn. Cũng sẽ thu hút được nhiều hơn số lượng người giỏi tham gia học nghề và làm nghề.

1.1.3.2. Nhân tố chủ quan - Giáo viên dạy nghề

GVDN là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở thiết bị dạy học. Vì vậy, năng lực GVDN tác động trực tiếp đến chất lượng các cơ sở đào tạo nghề. Dạy nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, học viên vào học nghề thường có trình độ văn hoá khác nhau. Cấp trình độ đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (bán lành nghề, lành nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ). Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ GVDN phải thích ứng với nhiệm vụ giảng dạy với nhiều cấp trình độ khác nhau. Đội ngũ GV đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng các cơ sở đào tạo (Nguyễn Chí Trường, 2012).

- Đối tượng học nghề

Học viên học nghề là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề. Trình độ văn hóa, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian… của bản thân học viên đều có ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo nghề. Trình độ văn hóa cũng như khả năng tư duy của học viên càng cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy chất lượng các cơ sở đào tạo nghề càng cao và ngược lại.

- Cơ sở vật chất và tài chính phục vụ đào tạo nghề

CSVC bao gồm: phòng học, xưởng thực hành cơ bản và thực hành sản xuất, thư viện - học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp lên chất lượng các cơ sở đào tạo, ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại có tính năm giống với máy móc phục vụ cho sản xuất bao nhiêu thì người học viên có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong DN bấy nhiêu.

Ngoài các điều kiện về trang thiết bị máy móc, trường đào tạo nghề còn phải có các phòng học bộ môn phù hợp cho từng ngành học, cấp học; phải có thư viện hiện đại;

các trung tâm thông tin; nối mạng internet để hỗ trợ công tác nghiên cứu của GV và tìm hiểu của học sinh. Hệ thống sách và tài liệu giáo khoa cho học sinh, sách tham khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành… cho GV cũng cần được trang bị đầy đủ.

Tài chính trong đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng các cơ sở đào tạo, nó tác động gián tiếp đến chất lượng các cơ sở đào tạo nghề thông qua khả năng trang bị về CSVC, phương tiện, thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GV… Tài chính đầu tư cho đào tạo nghề càng nhiều thì càng có điều kiện đảm bảo chất lượng các cơ sở đào tạo. Các nguồn tài chính chủ yếu cho đào tạo nghề bao gồm: các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, đóng góp của bên hợp tác (DN), nguồn vốn nước ngoài, đóng góp từ người học, các nguồn hỗ trợ khác…

- Chương trình, giáo trình đào tạo nghề

Chương trình đào tạo vừa là chuẩn mực đào tạo, vừa là chuẩn mực để đánh giá chất lượng các cơ sở đào tạo. Một chương trình đào tạo chung của một nghề không thể hoàn toàn phù hợp cho tất cả vùng miền trên toàn quốc, vì rằng công nghệ sử dụng và mức độ phát triển của nền công nghiệp của các vùng miền là khác nhau. Để giải quyết những khó khăn trên, trước tiên phải xây dựng một chương trình khung đào tạo chuẩn cấp quốc gia, phù hợp với nền công nghiệp hiện nay.

Chương trình khung đào tạo chuẩn cấp quốc gia là “phần cứng” của chương trình mà bất cứ trường dạy nghề nào trên toàn quốc có cùng cấp đào tạo chung ngành nghề đều phải áp dụng như nhau. Ngoài ra, tùy thuộc vào sự phát triển ngành nghề, điều kiện tự nhiên của vùng miền thuộc địa bàn của từng trường, mà mỗi trường cần phải xây dựng thêm một nội dung được gọi là “phần mềm”. Chương trình đào tạo cần phải điều chỉnh sửa đổi, bổ sung từ 3 đến 5 năm một lần. Giáo trình là những nội dung cụ thể hơn của chương trình về từng môn cụ thể trong chương trình đào tạo. Nội dung giáo trình phải tiên tiến, thường xuyên cập nhật kiến thức mới thì việc đào tạo mới sát thực tế và hiệu quả đào tạo mới cao (Nguyễn Chí Trường, 2012).

- Nội dung, phương pháp và nguồn học liệu cho đào tạo nghề

Mục tiêu giáo dục đào tạo là cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo ở mọi loại hình và phương thức đào tạo. Đồng thời là cơ sở để thiết kế nội dung chương trình đào tạo cho các ngành nghề cụ thể, phù hợp với từng

loại hình trường và hệ đào tạo trong hệ thống đào tạo quốc dân. Mục tiêu đào tạo không chỉ là cơ sở định hướng mà điều quan trọng hơn là chuẩn đánh giá toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo nghề nghiệp ở các mức độ khác nhau. Các mục tiêu đào tạo càng sát thực, càng khả thi thì chất lượng các cơ sở đào tạo nghề càng được nâng cao. Do đó, khi xây dựng mục tiêu đào tạo cần phải có sự khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng đối với từng yếu tố.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)