Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.3.2. Tổ chức đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Để kế hoạch đào tạo được thực hiện hiệu quả thì không thể thiếu được hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp quản lý. Các phương thức lãnh đạo phù hợp sẽ tạo động lực cho CBGV của Trung tâm cống hiến tích cực.
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát công tác lãnh đạo đào tạo nghề
ĐVT: Người
Nhận định Yếu Trung
bình Khá Tốt Rất tốt TB Chỉ đạo việc xây dựng mục tiêu, kế
hoạch đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới và triển khai kế hoạch kịp thời
0 0 8 20 6 3,94
Chỉ đạo việc xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo đa dạng, phong phú nhằm đạt được mục tiêu đã xác định
0 0 11 17 6 3,85
Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra
đánh giá học viên 0 5 10 17 2 3,47
Chỉ đạo lựa chọn các phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề một cách khách quan, chính xác
0 2 9 19 4 3,74
Quản lý cơ sở vật chất, sử dụng trang thiết bị đào tạo nghề hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
0 0 9 18 7 3,94
Chỉ đạo hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong đào tạo nghề
0 0 11 19 4 3,79
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Hàng năm các cán bộ quản lý của Trung tâm đã chỉ đạo việc xây dựng mục
tiêu đào tạo nghề của từng năm, từng tháng cụ thể phù hợp với kế hoạch đào tạo nghề hàng năm của địa phương, kết hợp với đó là quá trình tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Từ đó triển khai thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng, kịp thời đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động trong từng giai đoạn nhất định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của hoạt động đào tạo nghề.
Qua khảo sát tác giả nhận thấy CBQL, GV được khảo sát đánh giá hoạt động chỉ đạo xây dựng mục tiêu, kế hoạch đáp ứng yêu cầu đổi mới và triển khai kế hoạch kịp thời, hoạt động chỉ đạo xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo đa dạng, phong phú nhằm đạt được mục tiêu đã xác định được đa số người được hỏi trả lời lựa chọn tốt và rất tốt, điều đó cho thấy hoạt động quản lý này ở Trung tâm đang thực hiện tốt với số điểm trung bình 3,94. Công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá học viên có kết quả đánh giá thấp nhất với 3,47 điểm, điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm tra đào tạo nghề tại trung tâm, bởi thực tế cho thấy kiểm tra chỉ mang tính hình thức, chưa được quan tâm đúng mức, thường là tâm lý đánh giá cào bằng.
Trong quá trình tham gia các lớp đào tạo nghề học viên đều phải trải qua các bài kiểm tra hết modun, môn học và khi kết thúc phải thực hiện bài kiểm tra kết thúc khóa học. Do đặc thù của hoạt động đào tạo nghề cho LĐ nói chung, trên địa bàn huyện Đại Từ nói riêng. Với mỗi lớp học đều có sự đang dạng về độ tuổi, trình độ văn hóa, cũng như kỹ năng nghề của người học. Chính điều đó mà CBQL của Trung tâm luôn chú trọng chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các giáo viên phải thực hiện việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá học viên nhằm đánh giá đúng và đảm bảo việc thực hiện kỹ năng nghề sau khi học. Tuy nhiên số lượng CBQL, GV khảo sát đánh giá ở mức khá còn nhiều. Thực tế cho thấy, tuy đã có hoạt động chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học vi n nhưng hiện nay vẫn còn một số ít giáo viên thực hiện kiểm tra bằng hình thức viết trên giấy, điều này không đánh giá đúng việc thực hiện kỹ năng nghề của học viên sau khi học xong. Hoặc đã có chỉ đạo đổi mới nhưng vẫn chưa có sự phân loại đối với người học cùng một lớp nghề trong đó có những người chưa có kỹ năng nghề, trong khi có những người đã có một phần kỹ năng nghề.
Chính vì vậy mà còn tỷ lệ đánh giá ở mức khá.
Trong các hoạt động giảng dạy và học tập thì việc lựa chọn các phương thức kiểm tra, đánh giá đào tạo đều cần phải thực hiện một cách chính xác để đánh giá đúng chất lượng của học viên sau khi học xong. Đối với hoạt động đào tạo nghề thì việc kiểm tra, đánh giá càng cần có những phương thức sao cho phải đánh giá một cách khách quan, chính xác học viên sau khi kết thúc khóa học. Để đảm bảo hoạt động đào tạo nghề có hiệu quả Trung tâm đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, các giáo viên phải thống nhất lựa chọn được các phương thức đánh giá học viên một cách khách quan, chính xác đảm bảo tiêu chí thực hiện đúng theo mục tiêu cần đạt được mà chương trình đào tạo nghề đã xây dựng, đảm bảo thực hiện đúng các kỹ năng nghề phù hợp yêu cầu của từng nghề cụ thể, phù hợp với đối tượng người học là những LĐNT.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đều được Trung tâm chỉ đạo thực hiện một cách sát sao, linh hoạt đảm bảo điều kiện tốt nhất có thể cho các lớp đào tạo nghề để đạt hiệu quả cao nhất, nhưng vẫn phải tr n phương diện tiết kiệm không lãng phí. Các lớp học nghề đều được trang bị đầy đủ các thiết bị thực hành, các nguyên vật liệu thực hành nghề, đảm bảo sau khi học xong học viên có thể thực hành thành thạo các kỹ năng nghề cơ bản. Tuy nhiên, thiết bị thực hành của Trung tâm hiện nay còn thiếu và lạc hậu, do đó gây khó khăn cho công tác quản lý.
Trong quá trình thực hiện hoạt động đào tạo nghề hiện nay tại Trung tâm các tổ chuyên môn, các cán bộ giáo viên luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao việc duy trì, phối hợp tốt với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề mà hiện Trung tâm đang hợp tác thực hiện đào tạo nghề vừa là nơi để học viên thực tập, thực hành kỹ năng nghề, vừa là nơi bao tiêu sản phẩm đầu ra, vừa là nơi nhận các học viên sau khi tốt nghiệp vào làm việc. Tuy nhiên hoạt động này chưa đạt được mục tiêu đề ra, do đó số lượng người được hỏi đánh giá ở mức khá là nhiều.
Kết quả khảo sát công tác tổ chức đào tạo nghề
Căn cứ kế hoach đào tạo được xây dựng hàng năm, Trung tâm tổ chức đào tạo nghề với các nội dung tập trung về tư vấn tuyển sinh, phân công nhiệm vụ, phân bổ nguồn lực. Kết quả công tác tổ chức đào tạo nghề từ khảo sát như sau:
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát công tác tổ chức đào tạo nghề
ĐVT: Người
Nhận định Yếu Trung
bình Khá Tốt Rất tốt TB Phân công công việc cụ thể cho từng
thành viên trong khối GDNN của đơn vị 0 0 4 20 10 4,18 Hàng năm kiện toàn tổ chức của Tổ Đào
tạo nghề - Hướng nghiệp 0 0 14 17 3 3,68
Phân công CBQL theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai công tác đào tạo nghề theo kế hoạch đã xây dựng
0 0 8 17 9 4,03
Có kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho GV đáp ứng yêu cầu mới
0 0 16 14 4 3,65
Xây dựng cơ chế phối hợp, hoạt động giữa CBQL, GV, các tổ chức đoàn thể của huyện, xã …
0 2 11 14 7 3,76
Phân bố các nguồn lực cho việc thực
hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo nghề 0 0 5 21 8 4,09 (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Nhìn chung công tác tổ chức đào tạo nghề tại địa phương được Trung tâm thực hiện tương đối tốt, thể hiện ở việc đa số cán bộ được hỏi lựa chọn. Trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là Trung tâm thực hiện phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong khối GDNN của đơn vị với điểm trung bình là 4,18.
Trung tâm đã phân công 01 đồng chí Phó Giám đốc phụ trách và theo dõi, đôn đốc hoạt động đào tạo nghề của đơn vị, đảm bảo thường xuyên có sự chỉ đạo thực hiện, điều chỉnh kịp thời để thực hiện các hoạt động đào tạo nghề theo kế hoạch đã xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó việc phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo đã đề ra cũng đã được Trung tâm thực hiện tốt với điểm trung bình 4,09, hàng
năm cân đối các nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện tốt cả hoạt động giáo dục thường xuyên và hoạt động giáo dục nghề nghiệp, không để xảy ra mất cân đối. Hàng năm cũng cần bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị đào tạo nghề của đơn vị để phục vụ tốt nhất cho hoạt động giảng dạy và học tập. Qua quan sát và phỏng vấn tác giả đã làm rõ điều này do các hoạt động giảng dạy và học tập của các lớp đào tạo nghề tại các hội trường thôn với điều kiện khó khăn và không thể vận chuyển đầy đủ các thiết bị đào tạo nghề nên cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động.
Trung tâm cũng đã luôn thực hiện tốt các chế độ chính sách theo quy định trong hoạt động đào tạo nghề, có kế hoạch rõ ràng để thực hiện cho từng lớp, theo từng nghề theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng luôn động viên, khen thưởng kịp thời đối với đội ngũ cán bộ giáo viên và học viên. Điều này đã tạo ra không khí hăng say công tác, học tập trong Trung tâm góp phần thực hiện tốt các kế hoạch, mục tiêu đề ra của hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm.
Trung tâm đã cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghề và cử giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong hoạt động đào tạo nghề. Đồng thời chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phải thường xuyên giữ mối liên hệ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, giữ mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể của địa phương trong các hoạt động tư vấn tuyên truyền, hoạt động tuyển sinh và quản lý học viên trong quá trình thực hiện đào tạo nghề cho lao động tại địa phương. Tuy nhiên hoạt động này chỉ được đánh giá ở mức khá với 3,65 điểm vì thực hiện chưa hiệu quả.