Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2. Thực trạng phát triển đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Thực trạng phát triển về quy mô và cơ cấu đào tạo nghề
Cùng với sự phát triển của cơ sở ĐTN, quy mô ĐTN của huyện liên tục tăng nhanh trong những năm qua. Đặc biệt kể từ sau khi Luật giáo dục nghề nghiệp ra đời và nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút một bộ phận lớn học sinh phổ thông chuyển hướng sang học nghề.
Bảng 3.3. Quy mô đào tạo nghề tại Trung tâm giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Học sinh
STT Chỉ tiêu
Quy mô tuyển sinh Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ Quy mô tuyển
sinh 1.390 1.530 1.757 110,07 114,84 112,45 1 Cao đẳng nghề 70 65 87 92,86 133,85 113,35 2 Trung cấp nghề 836 890 1.100 106,46 123,60 115,03 3 Sơ cấp nghề 219 265 280 121,00 105,66 113,33 4 Dưới 3 tháng 265 310 290 116,98 93,55 105,26
(Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Đại Từ) Qua phân tích bảng trên cho thấy số lượng học sinh học nghề tại Trung tâm có xu hướng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 12,45%/năm. Cụ thể như sau:
Quy mô tuyển sinh năm 2016 là 1.390 học sinh các hệ; năm 2017 tăng lên 1.530 học sinh tương ứng tăng 10,07% so với năm 2016; năm 2018 tăng lên 1.757 học sinh tương ứng tăng 14,84% so với năm 2017.
Biểu đồ 3.1. Quy mô tuyển sinh theo trình độ đào tạo
(ĐVT: Học sinh) Trong quy mô tuyển sinh hệ TCN chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 60% tổng số học sinh học nghề và tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình 15,03%/năm. Đứng thứ 2 là học sinh học nghề dưới 3 tháng chiếm 18% tổng số học sinh học nghề tại trung tâm và có tốc độ tăng trưởng trung bình 5,26%/năm. Thứ 3 là học sinh học SCN chiếm 16% tổng số học sinh học nghề tại trung tâm và có tốc độ tăng trưởng trung bình 13,33%/năm. Học sinh học CĐN tại trung tâm chỉ chiếm 5% tổng số học sinh học nghề tại trung tâm và có tốc độ tăng trưởng trung bình 13,35%/năm.
70 65 87
836 890
1100
219265 265310 280290
0 200 400 600 800 1000 1200
2016 2017 2018
CĐN TCN SCN
Dưới 3 tháng
(ĐVT: %)
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu đào tạo nghề theo trình độ năm 2018
Năm 2018 số lượng học sinh học CĐN chiếm 4,95%; học sinh học TCN chiếm 62,61%; học sinh học SCN chiếm 15,94% và học sinh học nghề dưới 3 tháng chiếm 16,51%.
Số lượng học sinh học TCN tại Trung tâm chiếm tỷ lệ cao nhất vì đây là đối tượng học sinh THPT ở các trường THPT trên địa bàn huyện và Bổ túc văn hóa tại Trung tâm, ngoài giờ học chính khóa có nhu cầu học thêm các nghề khác như kế toán, công nghệ thông tin, điện, hàn, chăn nuôi thú y... Do đó Trung tâm đã liên kết với các trường chuyên nghiệp trên địa bàn để phối hợp đào tạo.
Bên cạnh việc thực hiện đào tạo tại Trung tâm, huyện còn phối hợp mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại các xã trên địa bàn huyện cho lực lượng lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp có nhu cầu. Cụ thể như sau:
4.95
62.61 15.94
16.51
Cơ cấu
CĐN TCN SCN
Dưới 3 tháng
Bảng 3.4: Số lượt lao động tham gia học nghề tại huyện Đại Từ giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: người
STT Lĩnh vực nghề
Quy mô tuyển sinh Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ
1 Nông
nghiệp 1.865 1.927 1.988 103,32 103,17 103,24 2 Phi nông
nghiệp 1.319 1.530 1.785 116,00 116,67 116,33 Tổng 3.184 3.457 3.773 108,57 109,14 108,86 (Nguồn: UBND huyện Đại Từ) Qua nghiên cứu bảng số liệu trên nhận thấy số lao động nông thôn tham gia đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp đông hơn so với ngành nghề phi nông nghiệp nhưng có xu hướng tăng chậm hơn so với lao động tham gia đào tạo nghề phi nông nghiệp. Năm 2016, số lao động tham gia là 3.184 người, trong đó ngành nông nghiệp là 1.865 gấp 1,43 lần so với ngành phi nông nghiệp; năm 2017 gấp 1,25 lần và năm 2018 gấp 1,11 lần. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng trung bình của lao động tham gia đào tạo nghề trên địa bàn huyện là 8,86%/năm trong đó tốc độ tăng trưởng của lao động tham gia đào tạo của phi nông nghiệp là 16,33%/năm; của nông nghiệp chỉ tăng 3,24%/năm.
Như vậy, ngành phi nông nghiệp có xu thế thu hút lao động đông hơn ngày một nhiều người tham gia hơn, danh mục các ngành nghề được Phòng LĐTB&XH xây dựng dựa trên nhu cầu và năng lực đào tạo thực tiễn. Nguyên nhân là do, hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai các dự án lấy đất canh tác của người dân khá nhiều để phát triển kinh tế hạ tầng, bên cạnh đó tâm lý của người lao động mong muốn tìm được ngành nghề ổn định thu nhập để có thể tham gia làm việc ở các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể hoặc tự bản thân khởi nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp là một trong những phương thức tiếp cận thu nhập cho lao động nông thôn tốt nhất. Chính vì vậy mà họ tham gia đào tạo khá đông ở ngành này, lứa tuổi tham gia
đào tạo rất trẻ, chủ yếu từ lứa tuổi từ 18 đến 35. Đây là nội lực của lao động nông thôn huyện Đại Từ khi chủ động tham gia đào tạo ở mức độ cao hơn so với ngành nông nghiệp, giúp lao động nông thôn có cơ hội xuất khẩu lao động, nhưng nó cũng chứa đựng nguy cơ nếu chính sách tạo việc làm sau đào tạo của Huyện không hấp dẫn, thu hút sẽ làm cho lực lượng này di chuyển sang địa bàn khác, khâu giải quyết việc làm tại chỗ thấp sẽ làm cho sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện bị ảnh hưởng.
3.2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề
Qua nghiên cứu thực tế và báo cáo của Trung tâm GDNN – GDTX và Chi cục Thống kê huyện: hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 96% so với quy mô tuyển sinh; số người học nghề đạt kết quả khá, giỏi chiếm 29%, số người học nghề đạt kết quả trung bình khá 38% và trung bình đạt 33%; số người tìm kiếm được việc làm sau khi học nghề chiếm khoảng 75%, một số nghề có tỷ lệ học sinh tìm được việc làm cao như cơ khí, gò, hàn, cắt gọt kim loại, điện dân dụng, điện công nghiệp, lắp đặt đường ống nước, mộc mỹ nghệ, nấu ăn, lái máy công trình, may công nghiệp, cây cảnh,…), số còn lại chưa kiếm được việc làm hoặc có việc làm nhưng chưa đúng với ngành nghề đào tạo hoặc việc làm theo thời vụ.
Để phát triển chất lượng đào tạo nghề, trong thời gian qua huyện đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo và người học, cụ thể như:
Chính sách hỗ trợ kinh phí cho lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng cho thấy sự cởi mở của chính sách nhà nước cũng như sự linh hoạt triển khai áp dụng thực tiễn của Huyện Đại Từ. Chính sách hỗ trợ miễn phí hoàn toàn có số lượng LĐNT tham gia nhiều nhất, vì phần lớn họ là các hộ nghèo, cận nghèo và một phần người dân bị thu hồi đất. Đây là kết quả nỗ lực các cơ quan trên địa bàn huyện cố gắng lựa chọn khóa học, xét tuyển đối tượng đi học theo đúng chủ trương nhà nước. Các khóa học tự túc hoàn toàn về kinh phí tăng dần, tâm lý LĐNT cho thấy, họ chọn nhiều ngành nghề như dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là cơ hội chuyển đổi ngành nghề khi ngành nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu, bên cạnh đó, thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp cao hơn nên lao động ở huyện có xu hướng lựa chọn.
Chính sách phát triển các ngành nghề của huyện
- Các nghề truyền thống
Các ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện như làm chè, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm,… được phát triển qua các năm. Hàng năm huyện vẫn có các chương trình đào tạo và phát triển như các mô hình trồng chè, củ đậu.
- Các ngành nghề mới
Bên cạnh đó, việc đào tạo các nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ cho ngành công nghiệp dịch vụ cũng được quan tâm như nghề may công nghiệp, may túi xách siêu thị... sau đào tạo các học viên đã được các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu tuyển dụng vào làm việc với mức thu nhập ổn định từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng. Trên địa bàn huyện có khu du lịch Hồ Núi Cốc, suối Cửa Tử, Hồ Vai Miếu, Đồi chè tân Cương... lao động nông thôn có cơ hội tham gia làm du lịch như hướng dẫn bản địa, dịch vụ ăn uống tại gia đình,…đó là cơ hội phát triển ngành nghề mới.
Chính sách hỗ trợ sau đào tạo: Bên cạnh việc đào tạo nghề, huyện phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, tư vấn trực tiếp tại các cơ sở, địa phương, phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức hội nghị, tuyên truyền theo chủ đề về dạy nghề, tư vấn việc làm cho cán bộ hội, đoàn viên các xã, thị trấn, chú trọng giới thiệu việc làm cho người lao động ở các doanh nghiệp trong tỉnh, tìm kiếm các doanh nghiệp có việc làm ổn định để tư vấn cho người lao động, thường xuyên đổi mới hình thức tư vấn, tuyên truyền về thị trường lao động, việc làm trong tỉnh, giúp người lao động dễ dàng tiếp cận được với nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động. Năm 2016, huyện đã ký hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho gần 2000 lao động.
Huyện cũng đã chỉ đạo kịp thời các xã, thị trấn phối hợp với Ngân hàng CSXH, các phòng chức năng tiến hành rà soát, phân loại đối tượng nghèo để có chính sách hỗ trợ hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo có nhu cầu vay vốn đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao mức thu nhập, cải thiện cuộc sống. Để phát huy tốt, hiệu quả của chương trình cho vay giải quyết việc làm, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn định hướng cho người dân đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất- kinh doanh có hiệu quả.
Nội dung dạy nghề tập trung nhiều thời gian cho thực hành, đây là cách để giúp học viên có tay nghề thành thạo sau khi kết thúc khóa học, có được việc làm ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Khi khai giảng các lớp nghề, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã mời các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài huyện. Sau khi bế giảng, các công ty, cơ sở này sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 85% đối tượng tham gia học nghề. Từ đó giúp học viên yên tâm, kiên trì theo học, hướng đến có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình.
Trong quá trình vận động học viên ra lớp, tổ chức khai giảng, sinh hoạt lớp, đơn vị đào tạo cũng đã sinh hoạt công khai đầy đủ, cụ thể về các chế độ chính sách, chế độ ưu tiên cho người học nghề. Qua đó nâng cao ý thức học tập, mức độ quan tâm người dân trong việc giới thiệu vai trò của học nghề. Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề được thực hiện đều tại các xã, thị trấn, đúng đối tượng. Đồng thời tư vấn, định hướng người lao động học những nghề phù hợp với thị trường lao động, những nghề dễ tìm việc làm tại địa phương.
3.2.3. Thực trạng phát triển ngành, nghề đào tạo
Toàn huyện đang tổ chức đào tạo nghề ở 12 lĩnh vực nghề chủ yếu, trong đó lĩnh vực nông – lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất. Có 25 nhóm nghề đang được đào tạo, trong đó nhóm nghề có quy mô tuyển sinh nhiều nhất là: Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Nông nghiệp; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ thông tin,… Các nhóm nghề có quy mô tuyển sinh thấp dưới 100 học sinh/năm là:
An ninh, mỹ thuật.
Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu, các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm; góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống cho người lao động.
Bảng 3.5. Ngành nghề đào tạo trên địa bàn huyện Đại Từ
ĐVT: Người
TT Lĩnh vực/Nhóm nghề đào tạo
Quy mô tuyển sinh Tốc độ phát triển (%)
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ
1 Nghệ thuật 32 37 34 115,63 91,89 103,76
2 Kinh doanh và quản lý 428 485 575 113,32 118,56 115,94 3 Máy tính và công nghệ
thông tin 278 303 384 108,99 126,73 117,86
4 Công nghệ kỹ thuật 555 589 650 106,13 110,36 108,24 5 Sản xuất và chế biến 238 257 273 107,98 106,23 107,10 6 Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản 2.443 2.627 2.813 107,53 107,08 107,31
7 Sức khoẻ 95 131 143 137,89 109,16 123,53
8 Dịch vụ xã hội 101 106 130 104,95 122,64 113,80
9
Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân
210 230 260 109,52 113,04 111,28
10 Dịch vụ vận tải 84 102 137 121,43 134,31 127,87 11 An ninh, quốc phòng 70 77 84 110,00 109,09 109,55 12 Các nhóm nghề khác 40 43 47 107,50 109,30 108,40
Tổng cộng 4.574 4.987 5.530 109,03 110,89 109,96
(Nguồn: UBND huyện Đại Từ) Các lớp đào tạo nghề tại huyện Đại Từ tham gia trong các lĩnh vực dạy nghề:
- Các ngành nghề nông nghiệp: Trồng trọt - bảo vệ thực vật; lâm nghiệp, ngư nghiệp; chăn nuôi - thú y; chế biến nông lâm thủy sản; làm vườn - cây cảnh; quản lý dịch vụ nông nghiệp; quản lý khai thác công trình thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ...
- Các nghề phi nông nghiệp: Thủ công mỹ nghệ; máy tính, công nghệ thông tin; sản xuất các sản phẩm công nghiệp; sửa chữa bảo trì xe, máy và thiết bị cơ khí, cơ khí nông nghiệp, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện lạnh, vận hành, truyền tải điện, vận hành máy thi công, chế biến, may và thiết kế thời trang, gia công các sản phẩm từ gỗ, kinh doanh và quản lý, kế toán, xây dựng dân dụng và công nghiệp…
Như vậy, ngành nghề đào tạo trên địa bàn huyện khá đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để những năm tới huyện cần phát huy trong công tác đào tạo nghề.
3.2.4. Thực trạng đa dạng hóa phương thức đào tạo nghề
Phương thức đào tạo nghề trên địa bàn huyện đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Tùy thuộc vào ưu, nhược điểm và điều kiện cụ thể của từng lớp học mà huyện tổ chức cho người lao động. Cụ thể bao gồm 4 phương thức sau:
Thứ nhất, đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc. Đây là phương pháp đào tạo trực tiếp, dạy các kĩ năng thực hiện công việc. Địa bàn huyện đang áp dụng cho các ngành nghề như chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm vườn, cây cảnh, cây ăn quả, tiểu thủ công nghiệp… thu hút rất đông đảo lao động đến tham gia học tập bởi ưu điểm của phương pháp này là học nhanh, phù hợp với mọi đối tượng, lao động chỉ cần đăng ký với địa phương mình cơ trú có thể đến các hộ làm nông giỏi có thể học được ngay bằng cách quan sát tỉ mỉ, trao đổi, học hỏi và làm thử cho đến khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy; nhưng nhược điểm là thời gian học ngắn, phù hợp với ngành nghề đơn giản, mang tính chất mùa vụ.
Thứ hai, đào tạo theo kiểu học nghề. Theo phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu được học lý thuyết trên lớp, sau đó lao động được thực hành đưa đến làm việc dưới sự chỉ dẫn của các hộ nông dân, các tổ chức, doanh nghiệp ở trên địa bàn tỉnh, huyện hoặc các tỉnh khác; lao động được đào tạo các công việc thuộc nghề cần học cho đến khi thành thạo các kỹ năng. Ưu điểm là được đào tạo các kỹ năng nghề cơ bản.
Nhược điểm là lao động mất nhiều thời gian học, chi phí trả cho việc học tương đối cao.
Hiện nay lao động trên địa bàn huyện Đại Từ đang học phương pháp này ở một số nghề như các dịch vụ nông nghiệp (cơ khí nông lâm nghiệp, sửa chữa máy móc, công cụ dụng cụ nông lâm nghiệp,…), tiểu thủ công nghiệp (nghệ nhân).
Thứ ba, đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính. Đây là phương pháp đào tạo hiện đại, đòi hỏi lao động có trình độ hiểu biết về mạng internet và máy tính. Chủ yếu là lao động nông thôn học các ngành như làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật trồng hoa, ghép cành, tiểu thủ nông nghiệp,…Đối với huyện Đại Từ đây là phương pháp mới, chưa thu hút được nhiều lao động tham gia. Bên cạnh đó, tại các xã chỉ trang bị được từ 1-3 máy vi tính nên cũng hạn chế người học.
Thứ tư, tự đào tạo, phương pháp này được các lao động tham gia trực tiếp các mô hình của hộ nông dân giỏi, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao thu nhập. Các hộ nông dân sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh giỏi truyền nghề, hướng dẫn kỹ năng nghề thực hành, tư vấn về xây dựng kế hoạch sản xuất, tìm kiếm thị trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng trang thiết bị, máy móc trong sản xuất, từ đó nhiều học viên đã có kiến thức và trình độ thực hành nghề áp dụng vào công việc hoặc tìm việc làm mới.
Bên cạnh các phương thức đào tạo trên, huyện còn thực hiện liên kết với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp để hỗ trợ người lao động có thể tiếp cận những kiến thức kỹ năng mới nhất và có khả năng xin việc cao nhất.
Hình thức liên kết với các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh được Trung tâm GDNN – GDTX và các phòng ban trên địa bàn huyện thực hiện khá tốt, bởi Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn thứ 3 trên cả nước, trong đó lớn nhất là Đại học Thái Nguyên tính đến tháng 02 năm 2019, Đại học Thái Nguyên đang đào tạo 141 ngành đào tạo trình độ đại học, 25 ngành đào tạo trình độ cao đẳng.
Hình thức liên kết giữa CSDN và doanh nghiệp là các CSDN tổ chức tuyển sinh, đào tạo; các doanh nghiệp hỗ trợ, cung cấp nguyên vật liệu và tuyển dụng, bố trí việc làm cho người lao động sau khi đào tạo nghề (có cam kết bố trí việc làm sau đào tạo trong vòng 24 tháng). Đây là hình thức đào tạo đảm bảo đầu ra cho người lao động nên thu hút được sự quan tâm của người học, nhưng số lượng doanh nghiệp liên kết hạn chế, không có ràng buộc rõ ràng nên hiệu quả liên kết chưa cao.
Tuy nhiên do liên kết đào tạo phải được cơ quan quản lý về đào tạo nghề và UBND huyện thẩm định, có văn bản chấp thuận nên hoạt động liên kết đào tạo